Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Uiii chúc mừng các bé đạt kết quả học tập tốt nha!
Là mình đưa ra thành tích học tập của bản thân và đưa ảnh chứng minh tại bình luận này ạ?, em không rõ lắm:")
(thành tích của em chỉ có chút xíu)
Sau khí Liên Xô tan ra, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995 : -4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.
Về chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia.
Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế, mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN)
Từ năm 2000 V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dân dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á.
Sau khi Liên Xô tan ra, Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.
Về kinh tế, trong những năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP luôn là con số âm: 1990: - 3,6%, 1995 : -4,1%. Từ năm 1996, kinh tế Liên bang Nga bắt đầu có những tín hiệu phục hồi: năm 1997 tốc độ tăng trưởng là 0,5%, năm 2000 lên đến 9%.
Về chính trị, tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về mặt đối nội, nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình trạng không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào lo khai ở vùng Trecxnia.
Về đối ngoại, một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế, mặt khác, nước Nga khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á ( Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN)
Từ năm 2000 V.Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dân dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội tương đối ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á
a) Đại hội VI (12-1986) mở đầu công cuộc đổi mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (họp từ ngày 15 đến ngày 18-12-1986) đã đánh giá tình hình đất nước, kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lí của Nhà nước trong thập niên cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, từ đó xác định nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng trong thời kì đổi mới.
Đại hội khẳng định tiếp tục đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa do các Đại hội IV và V của Đảng đề ra.
Tuy nhiên, đến Đại hội VI, Đảng ta nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chặng và hiện chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. Trước mắt, trong 5 năm (1986-1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn : lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Muốn thực hiện những mục tiêu của Ba chương trình kinh tế, thì nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, phải được đặt đúng vị trí là mặt trận hàng đầu và được ưu tiên đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư, về năng lực, vật tư, lao động, kĩ thuật v.v..
b)Kết quả bước đầu của công cuộc đổi mới
Công cuộc đổi mới bước đầu đạt thành tựu, trước tiên trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế.
Về lương thực-thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, năm 1988 còn phải nhập 45 vạn tấn gạo, đến năm 1989, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Sản xuất lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, vượt so với năm 1987 là 2 triệu tấn, và năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.
Hàng hóa trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào và lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất trong nước tuy chưa đạt kế hoạch nhưng vẫn tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường. Phần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương v.v. giảm đáng kể.
Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Từ năm 1989, chúng ta tăng thêm các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lướn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Năm 1989, nước ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Một thành tựu quan trọng khác đã kiềm chế được một một bước đà lạm phát. Nếu chỉ tăng giá bình quân hàng tháng trên thị trường năm 1986 là 20%, thì năm 1990 là 4,4%.
Ở nước ta bước đầu đã hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước . Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng. Chủ trương này thực sự phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.
Bộ máy nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại. Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử.
Những thành tựu, ưu điểm tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
Tuy nhiên, công cuộc đổi mới vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém.
Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.
Sự nghiệp văn hóa có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, mất dân chủ, bất công xã hội và nhiều hiện tượng tiêu cực khác chưa được khắc phục.
2.Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995
a)Đại hội VII (6-1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến ngày 27-6-1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm thừa kế, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đtạ được; khắc phục những khó khăn, yếu kém mắc phải trong bước đầu đổi mới; điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên.
Đại hội còn quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài, đó là thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII của Đảng đề ra nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế-xã hội của kế hoạch 5 năm 1991-1995 là : đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát; ổn định, phát triển và nâng cao hiêu quả sản xuất xã hội. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân; bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu trên, cần phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.
b)Tiến bộ và hạn chế của sự nghiệp đổi mới
Thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhân dân ta đạt được những thành tựu và tiến bộ to lớn.
Trong 5 năm, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân hằng năm là 8,2%; công nghiệp tăng bình quân hằng năm 13,3%; nông nghiệp là 4,5%.
Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ: Nạn lạm phát từng bước bị đẩy lùi từ mức 67,1% năm 1991, xuống mức 12,7% năm 1995. Tỉ lệ thiếu hụt ngân sách được kiềm chế.
Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD: tăng số mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn như dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, may mặc….; nhập khẩu trên 21 tỉ USD. Quan hệ mậu dịch mở rộng với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường mới.
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong 5 năm tăng nhanh, bình quân hằng năm là 50%. Đến cuối năm 1995, tổng số vốn đăng kí cho các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD, trong số đó có khoảng 1/3 đã thực hiện.
Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. Công tác giáo dục và đào tạo có bước phát triển mới sau một số năm giảm sút.
Thu nhập và đời sống của các tầng lớp nhân dân ở các vùng đều được cải thiện với mức độ khác nhau. Mỗi năm giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động.
Tình hình chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng và an ninh được củng cố.
Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây, tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế. Đến năm 1995, ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ti của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Tháng 7-1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Sau 5 năm thực hiện kế hoạch, bên cạnh thành tựu và tiến bộ, còn nhiều khó khăn và hạn chế chưa được giải quyết.
Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất-kĩ thuật lạc hậu; trình độ khoa học và công nghệ chuyển biến chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh , năng suất lao động thấp.
Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn. Những hiện tượng tiêu cực nghiêm trọng kéo dài trong bộ máy Nhà nước.
Sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp cư dân tăng nhanh; đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa,còn gặp nhiều khó khăn.
3.Thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000
a)Đại hội VIII (6-1996) đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (họp từ ngày 28-6 đến ngày 1-7-1996) đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII; tổng kết 10 năm đất nước thực hiện đường lối mới, đề ra chủ trương, nhiệm vụ trong nhiệm kì mới.
Xuất phát từ đặc điểm tình hình thay đổi, từ nhận định nước ta đã rời khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và căn cứ vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược-xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh “ nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Đại hội của Đảng đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996-2000 là : Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần…Phấn đấu và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội. Cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
b)Chuyển biến tiến bộ và khó khăn, hạn chế của công cuộc đổi mới
Trong 5 năm, GDP tăng bình quân hằng năm là 7%; công nghiệp là 13,5%; nông nghiệp là 5,7%. Lương thực bình quân đầu người tăng từ 360 kg (1995) lên 444kg (2000). Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế-xã hội.
Cơ cấu các ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hoạt động xuất, nhập khẩu không ngừng tăng lên: xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, tăng bình quân hằng năm 21% với ba mặt hàng chủ lực là gạo (đứng thứ hai thế giới), cà phê (đứng thứ ba) và thủy sản; nhập khẩu khoảng 61 tỉ USD, tăng bình quân hàng năm 13,3%. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt được 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 2000, đã có trên 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ.
Đến hết năm 2000, có 100% tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ: một số tỉnh, thành phố bắt đầu thực hiện chương trình phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.
Trong 5 năm, có khoảng 6, 1 triệu người có việc làm, bình quân mỗi năm thu hút 1,2 triệu người.
Đến năm 2000, nước ta có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Những thành tựu, ưu điểm trong 5 năm 1996-2000 và trong 15 năm 1986-2000 thực hiện đường lối đổi mới đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn và yếu kém.
-Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc; năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, gia thành cao; hiệu suất và sức cạnh tranh thấp.
-Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể chưa mạnh.
-Các hoạt động khoa học-kĩ thuật và công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển Tổ quốc.
-Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân, nhất là nông dân, ở một số vùng còn thấp.
Trong bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XXI, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới đật nước. Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng (4-2001) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010), nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại …”. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2001-2005) là rất quan trọng đối với việc thực hiện chiến lược 10 năm (2001-2010).
Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm đầu tiên của thế kỉ XXI, tình hình trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi và hời cơ, song cũng có không ít khó khăn và thách thức. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta luôn chủ động nắm bắt thời cơ, tạo ra thế và lực mới, đồng thời luôn tỉnh táo đoán biết và kiên quyết đẩy lùi nguy cơ, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên mạnh mẽ, đúng hướng.
1.Hoàn cảnh lịch sử
a.Tình hình thế giới
-Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xit xuất hiện và lên cầm quyền ở đức,Ý, Nhật, trở thành mối hiểm họa lớn đang đe dọa nền hòa bình thế giới.
-Đại Hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản chỉ rõ:
+Kẻ thù nguy hiểm của nhân nhân thế giới là chủ nghĩa phát xít.
+Chủ trương thành lập mặt trân nhân dân ở các nước để chống chủ nghĩa phát xít
-Ở Pháp năm 1936 Mặt trận nhân dân thắng cử và lên cầm quyền.Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp đã thi hành một số chính sách tự do, dân chủ ở thuộc địa…
bTình hình trong nước:
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 1933 và chính sách khủng bố kéo dài của thực dân pháp đã làm cho đời sống nhân dân đông Dương hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ được đặt ra một cách bức thiết.
-Đảng và lực lương cách mạng đã được phục hồi.
2.Chủ trương của đảng: Căn cứ tình hình thế giới và trong nước vân dụng đường lối của Quốc tê cộng sản, Hội nghị Trung ương đảng đã đề ra chủ trương mới.
-Xác định kẻ thù: Kẻ thù cụ thể chủ yếu trước mắt của nhân dân đông Dương chưa phải là bọn thực dân Pháp nói chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa Pháp
-Xác định nhiệm vụ: Nhệm vụ trước mắt của nhân dân đông Dương là chống chủ nghĩa phát xit, chống chiến tranh đế quốc, đòi những quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình
-Hình thức tập hợp lực lượng: Chủ trương thành lập mặt trận nhân dân phản đế đông Dương (sai đổi thành mặt trận dân chủ đông Dương 3/1938) để tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ.
-Hình thức và phương pháp đấu tranh: Vận dụng nhiều hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa công khai, đấu tranh chính trị, nghị trường, báo chí……
-Lực lượng tham gia:Gồm nhiều tầng lớp giai cấp như công nhân, nông dân, tri thức, dân nghèo thành thị……
3.Các phong trào tiêu biểu trong phong trào dân chủ 1936-1939
a.Phong trào đông Dương đại hội (đại hội đông Dương) 8/1936 Giữa năm 1936 được tin chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình đông Dương, nhân điều kiện đó đảng phát động một phong trào đấu tranh công khai hợp pháp, vận động thành lập ủy ban trù bị nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới đại hội của nhân dân đông Dương. Phong trào diễn ra sôi nổi các ủy ban hành động nối tiếp nhau ra đời ở nhiều địa phương trong cả nước.Quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết để thu thập dân nguyện đòi chính phủ mặt trận nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành luật lao động, cải thiện đời sống nhân dân.
b. Phong trào đón rước Gô đa và toàn quyên đông Dương. đầu năm 1937 nhân dịp đón phái viên chính phủ Pháp là Gô đa và toàn quyền đông Dương Brivie, dưới sự lãnh đạo của đảng quần chúng nhân dân nhất là công nhân và nông dân đã tổ chức biểu dương lực lượng thông qua các cuộc mít tinh, biểu tình đưa dân nguyện đòi cải thiện cuộc sống và đòi các quyên tự do dân chủ.
c.Cuộc mít tinh ngày 1/5/1938 Nhân ngày quốc tế lao động 1/5/1938 tại quảng trường nhà đấu xảo Hà Nội đã diễn ra một cuộc mit tinh khổng lồ với hai vạn rưỡi người tham gia hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái hữu, nghiệp đoàn, thi hành luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộ hòa bình
d.đấu tranh trên lĩnh vực báo chí . Nhằm giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tuyên truyền chính sách của đảng nhiều tờ báo công khai của đảng, của Mặt trận , và của các đoàn thể ra đời như Tiền phong, Dân chúng, Lao động……
e.Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường . đảng lợi dụng khả năng hợp pháp để đưa người của đảng vào Hội đồng quản hạt Nam Kì, viện dân biểu Bắc Kì để đấu tranh Cuối năm 1938 chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ngày càng thiên hữu, bọn phản động Pháp ở đông Dương ngóc đầu dậy phản công và đàn áp phong trào cách mạng nước ta làm cho phong trào cách mạng thu hẹp dần đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thì chấm dứt.
4.Ý nghĩa và tác dụng của phong trào 1936-1939.
-Cuộc vân động dân chủ 1936-1939 là một phong trào dân tộc dân chủ rộng lớn.Qua đó đảng ta đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục râu rộng tư tưởng Mác- Lê Nin, đường lối chính sách của đảng, tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt trận dân tộc thống nhất xây dựng được đội quân chính trị đông đảo.
-Qua phong trào uy tín và ảnh hưởng của đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng, trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ được nâng lên, tổ chức đảng được củng cố và phát trển.
-Phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm như bài học về sử dụng các hình thức và khẩu hiệu đấu tranh, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất. Với những ý nghĩa đó phong trào dân chủ 1936-1939 được xem là cuộc diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của cac nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là : Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức. Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân
Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.
Chọn đáp án B
Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên (theo SGK Lịch sử 12 trang 7)