K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 20: Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch:A. ZnSO4. B. Pb(NO3)2. C. CuCl2. D. Na2CO3.Câu 21: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.Câu 22: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3, thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch...
Đọc tiếp

Câu 20: Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch:

A. ZnSO4. B. Pb(NO3)2. C. CuCl2. D. Na2CO3.

Câu 21: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là ZnSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?

A. Zn. B. Mg. C. Fe. D. Cu.

Câu 22: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3, thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là

A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2. C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.

Câu 23: Cho một lá Fe vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra, khối lượng dung dịch thay đổi như thế nào?

A. Tăng so với ban đầu. B. Không tăng, không giảm so với ban đầu. C. Giảm so với ban đầu. D. Tăng gấp đôi so với ban đầu.

Câu 24: Khi cho mẫu Zn vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là

A. Cu(NO3)2. B. AgNO3. C. KNO3. D. Fe(NO3)3.

Câu 25: Kim loại nào sau đây tác dụng trực tiếp với dung dịch HCl và khí Cl2 cho cùng một loại muối?

A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Ag.

Câu 26: Kim loại Al không phản ứng với chất nào sau đây?

A. Fe2O3. B. MgO. C. FeCl3 trong H2O. D. NaOH trong H2O.

Câu 27: Hai dung dịch nào sau đây đều tác dụng được với kim loại Fe?

A. CuSO4, HCl. B. HCl, CaCl2. C. CuSO4, ZnCl2. D. MgCl2, FeCl3.

Câu 28: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. AgNO3 và H2SO4 loãng. B. ZnCl2 và FeCl3. C. HCl và AlCl3. D. CuSO4 và HNO3 đặc nguội.

Câu 29: Kim loại có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3 là

A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Ni.

Câu 30: Cho các dung dịch: HCl, NaOH, HNO3 loãng, CuSO4. Fe không tác dụng được với dung dịch nào?

A. CuSO4. B. HCl. C. NaOH. D. HNO3 loãng.

Câu 31: Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được chất rắn gồm

A. Cu. B. CuCl2; MgCl2. C. Cu; MgCl2. D. Mg; CuCl2.

Câu 32: Trong các kim loại: Mg; Al; Ba; K; Ca và Fe có bao nhiêu kim loại mà khi cho vào dung dịch CuSO4 tạo được kim loại Cu?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 33: Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nguội là Al, Fe. B. Kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, HCl là Cu, Ag. C. Kim loại tác dụng với dung dịch NaOH là Al. D. Cả 5 kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường.

Câu 34: Cặp chất nào dưới đây có phản ứng?

A. Al + HNO3 đặc, nguội. B. Fe + HNO3 đặc, nguội. C. Al + HCl. D. Fe + Al2(SO4)3.

Câu 35: Cho hỗn hợp bột 3 kim loại sắt, bạc, đồng vào dung dịch HCl, thấy có bọt khí thoát ra. Phản ứng xảy ra xong, khối lượng kim loại không bị giảm là:

A. sắt, bạc, đồng. B. bạc, đồng. C. sắt, đồng. D. sắt, bạc.

Câu 36: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl. B. Cho kim loại Cu vào dung dịch HNO3. C. Cho kim loại Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3. D. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4.

Câu 37: Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Al. Các kim loại trên theo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất

A. dẫn nhiệt. B. dẫn điện. C. tính dẻo. D. hoạt động hóa học.

Câu 38: Kim loại nào trong số các kim loại Al, Fe, Ag, Cu hoạt động hóa học mạnh nhất?

A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu. 

0
24 tháng 12 2021

ai giúp mình trả lời với.

24 tháng 12 2021

B nhé 
Mg +Fe(NO3)2->Mg(NO3)2 +Fe 

I . Nêu hiện tượng hóa học và viết PTHH : 1) Cho dây sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat và mẫu dây đồng vào dung dịch sắt(II) sunfat 2) Cho dây đồng vào dung dịch bạc nitrat và mẫu dây bạc vào dd đồng(II) sunfat 3) Cho đinh sắt và lá đồng vào ống nghiệm 1 và 2 chứa dd HCl 4) Cho mẫu Natri vào đinh sắt vào 2 cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất II. Liên hệ thực tế : 1) Một người làm...
Đọc tiếp

I . Nêu hiện tượng hóa học và viết PTHH :

1) Cho dây sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat và mẫu dây đồng vào dung dịch sắt(II) sunfat

2) Cho dây đồng vào dung dịch bạc nitrat và mẫu dây bạc vào dd đồng(II) sunfat

3) Cho đinh sắt và lá đồng vào ống nghiệm 1 và 2 chứa dd HCl

4) Cho mẫu Natri vào đinh sắt vào 2 cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất

II. Liên hệ thực tế :

1) Một người làm vườn đã dùng 300g (NH4)2SO4 để bón rau . Hãy tính khối lượng của ngtố dinh dưỡng mà người làm vườn đã bón cho ruộng rau

2) Khí SO2 , CO2 do nhà máy thải ra gây ô nhiễm không khí . Bằng cách nào loại bỏ bớt lượng khi trên trước khi thải ra môi trường ?

3) Nước vôi có chứa ( Canxi hiroxit) được quét lên tường 1 thời gian sau sẽ khô và hóa rắn . Giải thích

4) Nêu hiện tượng xảy ra khi thổi hơi thở vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư . Viết PTHH xảy ra

5) Tại sao sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ sét ? Giải thích và viết PTHH

3
19 tháng 12 2018

Câu 1

1/Hiện tượng :Chất rắn màu trắng xám Sắt (Fe) bị 1 lớp đỏ đồng Cu phủ lên bề mặt.

pthh Fe+CuSO4=>Cu+FeSO4

2/

-hiện tượng :Có kim loại màu xác bám ngoài dây đồng. Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh. Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dung dịch Bạc Nitrat và một phần đồng bị hoà tan tạo ra dung dịch Đồng Nitrat màu xanh lam

pthh: 2AgNO3+Cu=>2Ag+Cu(NO3)2

-cho mẫu dây bạc vào đồng 2 sunfat k có hiện tượng gì xảy ra bạn nhé.

3/ -hiện tượng:Kim loại bị hoà tan 1 phần, đồng thời có bọt khí không màu bay ra.

pthh Fe+2HCl=>FeCl2+H2

4/-hiện tượng: kim loại natri bị tan ra,còn fe thì k tan,có khí k màu bay ra.

pthh 2Na+2H2O=>2NaOH+H2

Good luck ,nhớ tick cho mình nha <3

19 tháng 12 2018

Câu 2:

1/-Nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng trong phân bón là nitơ.

Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau

mN = 500x21,2/100= 106,05 g.

2/

1- Hấp thụ khí thải chứa SO2,CO2 bằng cách phun nước vào trong dòng khí thài hoặc cho khí thải đi qua một lớp vật liệu đệm (vật liệu rỗng) có tưới nước – scrubơ;

2- Giải thoát khí SO2,CO2 ra khỏi chất hấp thụ để tái sử dụng nước sạch và thu hồi SO2,CO2 (nếu cần).

3-Sử dụng nước vôi trong để hấp thụ CO2,SO2

3/Nước vôi (có chất canxi hiđroxit) được quét lên tường một thời gian sau đó sẽ khô và hoá rắn (chất rắn là canxi cacbonat).

4/Kết tủa màu trắng tan dần sau đó tan hết,thu được dd trong suốt

pthh CO2+Ca(OH)2=>CaCO3+H2O (1)

CO2+CaCO3+H2O=>Ca(HCO3)2 (2)

5/Đó là hiện tượng "ăn mòn kim loại". Đây là hiện tượng hóa học : Sắt để lâu trong không khí (ngoài trời) khi tiếp xúc với khi Oxi sẽ tạo ra phản ứng oxi hóa. Khi đó sẽ xuất hiện lớp oxit sắt trên bề mặt cánh cửa gọi là vết gỉ.

pthh 4Fe+3O2=>2Fe2O3

1. Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây? A. dung dịch KI cùng với hồ tinh bột. B. PbS (đen). C. Ag. D. đốt cháy Cacbon. 2. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA? A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s2 2s2 2p6. C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6. 3. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2 là A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI. 4. Nung...
Đọc tiếp

1. Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây?

A. dung dịch KI cùng với hồ tinh bột.

B. PbS (đen).

C. Ag.

D. đốt cháy Cacbon.

2. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?

A. 1s2 2s2 2p4. B. 1s2 2s2 2p6.

C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6.

3. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2

A. H2O. B. KOH. C. SO2. D. KI.

4. Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là

A. 25%. B. 30%. C. 40%. D. 50%.

5. SO2 bị lẫn tạp chất SO3, dùng cách nào dưới đây để thu được SO2 nguyên chất?

A. cho hỗn hợp khí sục từ từ qua dung dịch nước brom.

B. sục hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư.

C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch BaCl2 loãng dư.

D. sục hỗn hợp khí từ từ qua dung dịch Na2CO3.

6. CO2 bị lẫn tạp chất SO2, dùng cách nào dưới đây để thu được CO2 nguyên chất?

A. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước muối dư.

B. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư.

C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch thuốc tím.

D. trộn hỗn hợp khí với khí H2S.

7. H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh?

A. O2. B. SO2. C. FeCl3. D. CuCl2.

8. H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây?

A. Fe, Zn. B. Fe, Al. C. Al, Zn. D. Al, Mg.

9. Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3hấp thụ vào

A. H2O.

B. dung dịch H2SO4 loãng.

C. H2SO4 đặc để tạo oleum.

D. H2O2.

10. Cần hoà tan bao nhiêu lit SO3 (đkc) vào 600 gam H2O để thu được dung dịch H2SO4 49%?

A. 56 lit. B. 89,6 lit. C. 112 lit. D. 168 lit.

11. Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O (màu xanh) tới khối lượng không đổi thu được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Giá trị của x là

A. 1. B. 2. C. 5. D. 10.

12. Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khan (làm khô) tất cả các khí trong dãy nào sau đây?

A. CO2, NH3, H2, N2. B. NH3, H2, N2, O2.

C. CO2, N2, SO2, O2. D. CO2, H2S, N2, O2.

13. Khí H2S không tác dụng với chất nào sau đây?

A. dung dịch CuCl2. B. khí Cl2.

C. dung dịch KOH. D. dung dịch FeCl2.

14. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao nhiêu mol X?

A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol.

15. H2O2 thể hiện là chất oxi hoá trong phản ứng với chất nào dưới đây?

A. dung dịch KMnO4. B. dung dịch H2SO3.

C. MnO2. D. O3.

16. Hoà tan 0,01 mol oleum H2SO4.3SO3 vào nước được dung dịch X. Số ml dung dịch NaOH 0,4M để trung hoà dung dịch X bằng

A. 100 ml. B. 120 ml. C. 160 ml. D. 200 ml.

1
17 tháng 9 2018

1.D

2.A

3.B

4.D

5.C

6.C

7.D

8.B

9.C

10.C

11.C

12.C

13. D

14.C

15.B

16.D

22 tháng 3 2020

1) Điền chất thích hợp vào chỗ trống và cân bằng sao cho phù hợp

a) Zn +2 HCl→ ZnCl2 + H2 ↑

b) Mg + HCl .MgCl2+ H2

c) KClO3 t→t→.KCl+ o2.

d) Al + .H2SO4. → Al2(SO4)3 +..H2

e) CuO +.H2 Cu + H2O

g) P + O2 t→t→ .P2O5

2) Tính thể tích khí thu được (đkxđ) khi cho 13 g kẽm tác dụng với dung dịch HCl (dư). Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. (Zn=65, Cl=35,5)

ta có pt:Zn+2HCl-->ZnCl2+h2

..............0,2----------0,2---------0,2 mol

nZn=13\65=0,2 mol

=>VH2=0,2.22,4=4,48 l

=>mZnCl2=0,2.136=40,8 g

3) Hòa tan 2,5 g Zn bằng dung dịch HCl 2M

a) Tính thể tích dd HCl cần dùng

b) Tính thể tích khí Hydro thoát ra ở đktc

Zn+2HCl-->ZnCl2+h2

0,04--0,02------------0,04 mol

nZn=2,5\65=0,04 mol

VHCl=0,01 l

=>VH2=0,04.22,4=0,896 l

23 tháng 3 2020

Linh học giỏi hóa ghê

29 tháng 11 2019

Hỏi đáp Hóa học

25 tháng 11 2017

1. CO2 có tính oxi hoá, Mg có tính khử mạnh, đốt Mg trong không khí, Mg cháy từ từ nhưng cháy mạnh trong CO2, tạo ra MgO(màu trắng) và C(màu đen) :
PTHH: 2Mg + CO2 -----> 2MgO + C

Cacbon tạo ra dễ cháy, làm ngọn lửa cháy mạnh hơn.

Nếu dùng nước để dập sẽ làm đám cháy tồi tệ hơn vì xảy ra phản ứng sau:

Mg + 2H2O ------> Mg(OH)2 + H2

Hidro là chất dễ cháy, thậm chí gây nổ khi cháy trong oxi, gây nguy hiểm.
Từ pư trên, ta thấy rằng: không được dùng CO2, (kể cả nước) để dập đám chảy bởi các kim loại mạnh như Na,K, Mg, ...

Chương II. Kim loại

6 tháng 7 2017

Chương II. Kim loại

25 tháng 8 2021

@thuongnguyen: ủa thế cái dòng thứ 2 tính nAgNO3 chi vậy bạn ??

17 tháng 4 2019

a/

cho viên kẽm vào dd HCl, viêm kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra khỏi dung dịch

Zn+ 2HCl\(\rightarrow\) ZnCl2+ H2\(\uparrow\)

b/

cho dây sắt nhỏ quấn mẩu than hồng vào bình đựng oxi, dây sắt cháy sáng trong bình xuất hiện chất rắn màu đỏ bám quanh thành bình

3Fe+ 2O2\(\xrightarrow[]{to}\) Fe3O4

c/

cho 1 mẩu nhỏ Na vào cốc nước có sẵn 1 mẩu quỳ tím, mẩu Na tan thành giọt tròn chạy trên mặt nước, có khí không màu thoát ra, quỳ tím chuyển dần sang màu xanh

2Na+ 2H2O\(\rightarrow\) 2NaOH+ H2\(\uparrow\)

17 tháng 4 2019

a. Kẽm tan dần, có hiện tượng sủi bọt

Zn + 2HCl --> ZnCl2 + H2

b. Fe cháy sáng(như pháo hoa), sau khi cháy có xuất hiện oxit màu nâu

3Fe + 2O2 -to-> Fe3O4

c. Na tan dần, sủi bọt, mẫu quỳ tím hóa xanh

Na + H2O --> NaOH + 1/2H2