Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường:

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2017

Cách sắp xếp đúng là b): K, Na, Mg, Al.

Vì: - Các nguyên tố Na, Mg, AI ở cùng chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm. '

- Nguyên tố Na, K ở cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng.


9 tháng 4 2017

Bài 5. Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần :

a) Na, Mg, Al, K ;

b) K, Na, Mg, Al;

c) Al, K, Na, Mg ;

d) Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.

Lời giải:

Cách sắp xếp đúng là b): K, Na, Mg, Al.

Vì: - Các nguyên tố Na, Mg, AI ở cùng chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm. '

- Nguyên tố Na, K ở cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng.

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em. Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn. 1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải: - Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi. - Đối với dạng bài tách chất (hoặc...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC

Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em.

Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn.

1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải:

- Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi.

- Đối với dạng bài tách chất (hoặc nhận biết) có thể viết bằng lời hoặc biểu diễn bằng sơ đồ. Sau đó cần viết các PTHH của các phản ứng đã diễn ra.

- Đối với dạng toán CO2 tác dụng với kim loại kiềm thì thường xẩy ra 2 trường hợp. Trường hợp tạo 1 muối và trường hợp tạo cả 2 muối.

- Khi giải các bài toán hóa học các em cần để ý xem chất bào phản ứng hết, chất nào còn dư. Đối với các bài 5 và 6 rất nhiều bạn đã không để ý đến việc axit còn dư lại. Vì vậy dẫn đến việc tính toán sai kết quả.

2. Lỗi trình bày:

Lỗi này chỉ xẩy ra với các bạn đăng file ảnh. Đối với các bạn vẫn có dự định viết tay và up ảnh lên thì cô sẽ nhắc nhở các bạn một số điểm như sau

- Ảnh cần phải có độ nét, dễ quan sát.

- Không nên chụp ảnh quá sát bài viết vì khi đăng lên có thể bị mất chữ.

- Xoay ảnh lại đúng chiều trước khi up.

- Sắp xếp thứ tự các ảnh hợp lí.

Mong rằng các bạn sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục tham gia vòng 2 tốt hơn.

Dưới đây là đáp án của vòng 1. Những bạn có cách giải khác với đáp án, nếu đúng vẫn được chấm điểm tối đa. Đối với các bài tính toán %, những bạn nào làm tròn số đều được tính là kết quả đúng. Nếu bạn nào còn thắc mắc thì có thể inbox với cô, cô sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.

ĐÁP ÁN VÒNG 1

1. (1,5đ) Thực hiện dãy chuyển hóa sau, viết PTHH ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

MnO2 → Cl2 → HCl → CuCl­2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4

(1) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl↑ + 2H2O (ĐK: to)

(2) Cl2 + H2 → 2HCl↑ (ĐK: to)

(3) 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O (ĐK: to)

(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

(5) Cu(OH)2 → CuO + H2O (ĐK: to)

(6) CuO + CO → Cu + CO2↑ (ĐK: to)

(7) Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2↑ H2O

2. (1,5đ) Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp muối sau: NaCl, MgCl2, BaCl2.

- Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp thì MgCl2 phản ứng tạo thành kết tủa Mg(OH)2 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với axit HCl thì thu được MgCl2.

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Mg(OH)­2 + 2HCl MgCl2 + H2O

- Dung dịch sau phản ứng gồm NaCl, BaCl2, NaOH. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào hỗn hơp thì thu được kết tủa BaCO3 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với HCl thì thu được BaCl2.

BaCl2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaCl

BaCO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + CO2

- Dung dịch sau phản ứng gồm các chất NaCl, Na2CO3, NaOH. Cho axit HCl vào thì thu được NaCl.

NaOH + HCl NaCl + H2O

Na2CO3 +2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

3.(1đ) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Ba(HSO4)2 vào bình đựng dung dịch Na2CO3, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa.

- Hiện tượng: Xuất hiện đồng thời kết tủa trắng và bọt khí.

- PTHH: Ba(HSO4)2 + Na2CO3 → BaSO4↓ + Na2SO4 + CO2↑ + H2O

- Giải thích: Do HSO4- phân li tạo thành H+ và SO42-. H+ tác dụng với gốc CO32- thì giải phóng khí CO2; SO42- tác dụng với Ba2+ thì tạo kết tủa trắng BaSO4.

HSO4- → H+ + SO42-

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

(Giải thích đơn giản hơn: Do HSO4- là một axit mạnh nên khi tác dụng với muối cacbonat thì giải phóng khí CO2. Do trong dung dịch có gốc sunfat và bari nên sẽ tạo kết tủa BaSO4.)

4.(2đ) Có 12 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2, dẫn từ từ hỗn hợp trên vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M. Kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Tính % về thể tích của khí CO2 có trong hỗn hợp khí ban đầu.

nCa(OH)2=0,3 mol.

TH1: Ca(OH)2 dư: muối tạo thành là CaCO3.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

VCO2 = 4,48 lít , VN2=7,52 lít

%VCO2=37,33 %; %VN2=62,67%

TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết: muối tạo thành gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

2CO2 + Ca(OH)2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,2.............0,1.............................0,1

nCO2 = 0,4 mol

VCO2 =8,96 lít ; VN2=3,04 lít

%VCO2=74,67%; VN2=25,33%.

5.(2đ) Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3 trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M (lấy dư 20% so với lượng phản ứng).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dung để kết tủa hết các muối chứa trong dung dịch trên.

a.

Gọi số mol của MgO và Fe2O3 lần lượt là x và y.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

x.............2x............x

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

y..............6y............2y

Ta có hệ

40x + 160y =24

2x + 6y + 0,2.(2x+6y) =1,2

x = 0,2 mol; y = 0,1 mol

%mMgO = 33,33% ; %mFe2O3 = 66,67%

b.

nHCldư = 0,2mol

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,2.........0,2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

0,2..............0,4

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

0,2..........0,6

nNaOH = 1,2 mol

VNaOH = 0,6 lít

6.(2đ) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại là Fe và Al (tỉ lệ mol 2:3) bằng lượng axit H2SO4 đặc, nóng (dư 10% so với lượng phản ứng) thì thấy thoát ra V1 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch Y. Biết rằng dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 9,9 gam Mg.

a) Tính giá trị m, V1.

b) Cho dung dịch Y tác dụng với V2 lít Ba(OH)2 0,1M. Tính giá trị V2 để thu được khối lượng kết tủa là cực đại. Khối lượng kết tủa cực đại bằng bao nhiêu?

a.

nMg = 0,4125 mol

Gọi số mol Al lần lượt là x; mol Fe là y.

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

x.............3x.............................0,5x..........1,5x

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

y.............3y.............................0,5y............1,5y

Số mol H2SO4 phản ứng là 3(x+y)

Số mol H2SO4 dư là 10%.3(x+y)=0,3(x+y)

Mg + 2H2SO4 đặc, nóng → MgSO4 + SO2↑ + 2H2O

0,15(x+y)...0,3(x+y)

3Mg + Fe2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Fe↓

1,5y.........0,5y

3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al↓

1,5x..........0,5x

Ta có hệ

1,5x + 1,5y + 0,15(x+y)=0,4125

x/y=3/2

x=0,15 mol; y=0,1 mol

m=9,65 gam; V1=8,4 lít

b.

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O

0,075.......0,075............0,075

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3

...0,075............0,225.............0,225.............0,15

Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Fe(OH)3

....0,05...............0,15............ 0,15............... 0,1

nBa(OH)2 = 0,45 mol

V2 = 0,45/0,1=4,5 lít

mkettua = mBaSO4 + mFe(OH)3 + mAl(OH)3 = 0,45.233 + 0,1.107 + 0,15.78

mkettua = 127,25 gam

THE END.

17
26 tháng 7 2017

Em thưa cô. Em nghĩ đề bài bài 6 có vấn đề ạ! Đề hỏi lượng NaOH cần dùng để kết tủa hết lượng muối! Nhưng cô lại giải tính cả H2SO4. Nên em mới làm sai ạ!

26 tháng 7 2017

Đây ạ! Là muối Bài 56. Ôn tập cuối năm

2 tháng 11 2018

Thành phần chính của thuốc muối là natri hiđrôcacbonat, CTHH: NaHCO3. Trong dạ dày thường chứa dung dịch axit. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học.

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

2 tháng 11 2018

Thành phần chính của thuốc muối nabica là natri hidrocacbonat (NaHCO3).

Cơ chế hoạt động của thuốc: Trong dạ dày có 1 lượng axit HCl giúp hòa tan các loại muối khó tan trong quá trình ăn uống. Khi axit dạ dày tăng cao, nếu uống thuốc muối nabica thì NaHCO3 trong thuốc muối tác dụng với axit HCl trong dạ dày theo phương trình hóa học:

NaHCO3 + HCl \(\rightarrow\) NaCl + CO2\(\uparrow\) + H2O.

Lượng axit thừa trong dạ dày đã tác dụng với NaHCO3 có trong thuốc muối nabica, do vậy không còn, nhờ vậy người bị ợ chua, thừa axit không còn bị như vậy nữa.

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC Vòng 3 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Sau đây thì cô sẽ công bố đáp án của vòng 3. ĐÁP ÁN Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau a. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4 b. MnO2 → Cl2 → HCl → NaCl → NaOH → NaClO a. (1) S + O2...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC

Vòng 3 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Sau đây thì cô sẽ công bố đáp án của vòng 3.

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau

a. S SO2 SO3 H2SO4 Na2SO4 BaSO4

b. MnO2 Cl2 HCl NaCl NaOH NaClO

a. (1) S + O2 \(\underrightarrow{t^o}\)SO2

(2) 2SO2 + O2 \(\underrightarrow{t^o,p,V_2O_5}\) 2SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

(5) Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH

b. (1) MnO2 + 4HCl đặc 2\(\underrightarrow{t^o}\)MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O

(2) Cl2 + H2 \(\underrightarrow{t^o}\)2HCl↑

(3) HCl + NaOH → NaCl + H2O

(4) 2NaCl + H2O \(\underrightarrow{đpmn}\)NaOH + H2↑ + Cl2

(5) 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

Câu 2: “Không khí” là một hỗn hợp chứa rất nhiều chất khí với thành phần chủ yếu là khí nitơ, oxi, cacbonic, argon,…Theo kết quả phân tích của NASA thành phần % về thể tích của các khí trong không khí là như sau:

Nitrogen: N2 (MN2=28)

Oxygen: O2 (MO2=32)

Argon: Ar ( MAr=40)

Carbon Dioxide: CO2 (MCO2=44)

Neon: Ne

Helium : He

Methane: CH4

Krypton: Kr

Hydrogen: H2

Dựa vào biểu đồ do NASA nghiên cứu, chúng ta thấy rằng, thành phần chính của không khí chủ yếu là khí nitơ, khí oxi, khí argon và khí cacbonic. Dựa vào các số liệu % về thể tích bốn khí đã cho ở trên, hãy tính gần chính xác giá trị khối lượng mol trung bình của không khí. Giải thích tại sao giá trị khối lượng mol trung bình của không khí thường được sử dụng là 29 (g/mol).

Dựa vào biểu đồ ta có thành phần % về thể tích của các khí nitơ, oxi, argon, cacbonic lần lượt là:

Khí N2 O2 Ar CO2
% 78,082687 20,945648 0,933984 0,034999

Khối lượng mol trung bình chính xác của không khí là

\(\overline{M_{kk}}=\%N_2.28+\%O_2.32+\%Ar.40+\%CO_2.44=28,95475\)

Giá trị khối lượng mol trung bình của không khí thường được sử dụng là 29 (g/mol) vì nó rất gần với giá trị tính toán chính xác.

Câu 3: Chỉ sử dụng thuốc thử là dung dịch phenolphthalein hãy đề xuất cách nhận biết 4 dung dịch mất nhãn sau: NaOH, H2SO4, Na2SO4, BaCl2.

- Trích mẫu thử các dung dịch vào các ống nghiệm, nhỏ một giọt phenolphtalein vào mỗi ống nghiệm.

+ Dung dịch chuyển màu hồng : NaOH.

+ Dung dịch không đổi màu : H2SO4, Na2SO4, BaCl2.

- Trích mẫu thử 3 dung dịch H2SO4, Na2SO4, BaCl2 cho vào 3 ống nghiệm riêng biệt, nhỏ vào mỗi ống nghiệm một giọt phenolphtalein, sau đó cho vào mỗi ống nghiệm một giọt dung dịch NaOH.

+ Dung dịch chuyển màu hồng: Na2SO4, BaCl2.

+ Dung dịch không đổi màu : H2SO4.

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O

- Trích mẫu thử 2 dung dịch Na2SO4, BaCl2 vào các ống nghiệm, sau đó cho tác dụng với dung dịch H2SO4.

+ Xuất hiện kết tủa trắng : BaCl2.

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

+ Không xẩy ra hiện tượng gì : Na2SO4.

Câu 4: Hòa tan 0,575g kim loại Na vào 200ml dung dịch H2SO4 0,05M thì thu được dung dịch X và V lít khí H2(đktc).

a. Xác định giá trị V và tính nồng độ mol của các chất tan có trong dung dịch X sau phản ứng. Coi như thể tích dung dịch không thay đổi sau phản ứng.

b. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa cực đại thu được sau phản ứng.

a.

\(n_{Na}=0,025mol;n_{H2SO4}=0,02mol.\)

\(\dfrac{n_{Na}}{2}>\dfrac{n_{H2SO4}}{1}\) ⇒ Sau khi phản ứng với axit, Na còn dư. Kim loại Na dư sẽ tiếp tục phản ứng với nước.

PTHH:

2Na + H2SO4 loãng → Na2SO4 + H2

0,02......0,01....................0,01......0,01

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

0,005....0,005.......0,005.....0,0025

\(\Rightarrow V_{H2}=22,4.\left(0,01+0,0025\right)=0,28lit\)

Sau phản ứng, coi như thể tích dung dịch không thay đổi.

\(\Rightarrow C_{M\left(Na2SO4\right)}=\dfrac{0,01}{0,2}=0,05M\)

\(\Rightarrow C_{M\left(NaOH\right)}=\dfrac{0,005}{0,2}0,025M\)

b. Khi nhỏ từ từ dung dịch Ba(HCO3)2 từ từ đến dư vào dung dịch X (gồm Na2SO4 và NaOH) xẩy ra các phản ứng như sau:

Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3↓ + Na2CO3 + H2O

0,0025.............0,005..........0,0025........0,0025

Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + NaHCO3

0,01....................0,01...........0,01..........0,01

Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + NaHCO3

0,0025.............0,0025........0,0025........0,0025

Sau khi phản ứng hoàn toàn, kết tủa thu được gồm BaSO4 và BaCO3.

\(\Rightarrow m_{\downarrow}=m_{BaSO4}+m_{BaCO3}=3,315g\)

Câu 5: Một oxit kim loại có công thức là M­xOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8g kim loại M. Hòa tan lượng 16,8g kim loại M bằng H2SO4 đặc nóng thu được muối M hóa trị III và 10,08 lít khí SO2(đktc) là sản phẩm khử duy nhất.

a.Viết các phương trình phản ứng đã xẩy ra dưới dạng tổng quát

b.Xác định công thức hóa học của oxit M­xOy.

a. PTHH:

MxOy + yCO \(\underrightarrow{t^o}\) xM + yCO2

2M + 6H2SO4 đặc, nóng → M2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

b.

2M + 6H2SO4 đặc, nóng → M2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

0,3.......0,9...............................0,15...........0,45......0,9

\(\Rightarrow M_M=\dfrac{16,8}{0,3}=56\), suy ra M là Fe.

Công thức oxit là FexOy.

Vì trong oxit kim loại Fe chiếm 72,41% khối lượng nên oxi chiếm 27,59% về khối lượng.

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}56x=72,41\%\left(56x+16y\right)\\16y=27,59\%\left(56x+16y\right)\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=3\\y=4\end{matrix}\right.\)

Vậy oxit là Fe3O4.

HẾT.

(Không bắt buộc các bạn phải làm giống như đáp án, sử dụng cách làm khác vẫn được điểm tối đa)

P/s: Những bạn nào đã đổi tên nick trong quá trình diễn ra cuộc thi thì nhớ cmt "Tên nick cũ-Tên nick mới" để cô còn tổng hợp điểm cho các bạn. Những bạn có tổng điểm cao nhất sẽ được nhận các phần thưởng từ cuộc thi.

3
23 tháng 8 2017

Songoku đổi tên thành Rồng Đỏ Bảo Lửa

23 tháng 8 2017

E biết bạn nào đổi tên nữa thì nhắc bạn luôn nha

  1. Dòng chứa tất cả các axit là dòng D.
  2. Tên các axit đó là 
  • \(H_3BO_3\) - Axit boric
  • \(H_2SO_4\) - Axit sunfuric
  • \(H_2SO_3\) - Axit sunfurơ
  • \(HCl\) - Axit clohydric
  • \(HNO_3\) - Axit nitric

Vừa qua nó bị lỗi dòng, cô gửi lại nhé:

Dòng chứa tất cả các chất axit là dòng D.

\(H_3BO_3-\text{Axit boric}\)

\(H_2SO_4-\text{Axit sunfuric}\)

\(H_2SO_3-\text{Axit sunfurơ}\)

\(HCl-\text{Axit clohiđric}\)

\(HNO_3-\text{Axit nitric}\)

9 tháng 3 2023

\(NaHCO_3+HCl\rightarrow NaCl+CO_2+H_2O\)

\(Na_2CO_3+2HCl\rightarrow2NaCl+CO_2+H_2O\)

\(2KHCO_3+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow K_2CO_3+CaCO_{3\downarrow}+2H_2O\)

\(CaCO_3\underrightarrow{t^o}CaO+CO_2\)

\(2NaHCO_3\underrightarrow{t^o}Na_2CO_3+CO_2+H_2O\)

29 tháng 3 2023

NaHCO3 + HCl    NaCl +  CO2+ H2

Na2CO3 + 2HCl      2NaCl +  CO2 + H2

KHCO3 + Ca(OH)2   K2CO3 + CaCO3 + H2

CaCO3   ��→to    CaO + CO2

2NaHCO3 ��→to Na2CO3 + CO2 +H2O

Câu 1: Kim loại nào tan được trong nước ở ngay nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro? A. Zn B. Na C. Mg D. CuCâu 2: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:A. Cu, Ca, K, Ba B. Zn, Li, Na, Cu C. Ca, Mg, Li, Zn D. K, Na, Ca, BaCâu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:A. Cu B. Al C. Pb D. BaCâu 4: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt...
Đọc tiếp

Câu 1: Kim loại nào tan được trong nước ở ngay nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro? 

A. Zn B. Na C. Mg D. Cu

Câu 2: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Cu, Ca, K, Ba B. Zn, Li, Na, Cu C. Ca, Mg, Li, Zn D. K, Na, Ca, Ba

Câu 3: Trong các kim loại sau, kim loại nào hoạt động mạnh nhất:

A. Cu B. Al C. Pb D. Ba

Câu 4: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần?

A. K,Mg,Cu,Al,Zn B. Cu, K, Mg, Al, Zn C. Cu,Zn,Al,Mg,K D. Mg, Cu,K, Al, Zn Câu 5: Sắp xếp các kim loại sau theo chiều hoạt động hoá học giảm dần:

A. Ag, K, Fe, Zn, Cu, Al.

B. Al, K, Fe, Cu, Zn, Ag.

C. K, Fe, Zn, Cu, Al, Ag.

D. K, Al, Zn, Fe, Cu, Ag.

Câu 6: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo tính hoạt động hóa học giảm dần?

A. K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Ag, Au.

B. K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag.

C. K, Na, Ca, Al, Mg, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag.

D. K, Na, Ca, Mg, Al, Fe, Zn, Sn, Pb, Ag, Au.

Câu 7: Cho các kim loại: Fe, Cu, Zn, Na, Ag, Sn, Pb, Al. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần?

A. Na; Al; Zn; Fe; Sn; Pb; Cu; Ag.

B. Al; Na; Zn; Fe; Pb; Sn; Al; Na.

C. Ag; Cu; Pb; Sn; Fe; Zn; Al; Na.

D. Ag; Cu; Sn; Pb; Fe; Zn; Al; Na.

Câu 8: Dãy kim loại không phản ứng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng?

A. Zn; Fe; Al B. Cu; Zn; Mg C. Cu; Ag; Hg D. Ba; Au; Pt

Câu 9: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí. X là kim loại nào?

A. Fe B. Cu C. Ag D. Cả A, B, C đúng

Câu 10: Cho các cặp sau, cặp nào xảy ra phản ứng:

A. Cu + ZnCl2 B. Zn + CuCl2 C. Ca + ZnCl2 D. Zn + ZnCl2

Câu 11: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Cu, Ca, K, Ba B. Zn, Li, Na, Cu C. Ca, Mg, Li, Zn D. K, Na, Ca, Ba

Câu 12: Caùc nhoùm kim loaïi naøo sau ñaây phaûn öùng vôùi HCl sinh ra khí H2:

A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

C. Mg, K, Fe, Al, Na

D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Câu 13: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?

A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2

B. NaOH, CuO, Ag, Zn

C. Mg(OH)2,CaO, K2SO3, NaCl

D. Al, Al2O3,Fe(OH)2,BaCl2

Câu 14: Các nhóm kim loại nào cho dưới đây thoả mãn điều kiện tất cả các kim loại đều tác dụng với dd axit HCl: 

A. Fe, Al, Ag, Zn, Mg

B. Al, Fe, Au, Mg, Zn

C. Fe, Al, Ni, Zn, Mg

D. Zn, Mg, Cu, Al, Ag

Câu 15: Các nhóm kim loại nào cho dưới đây thoả mãn điều kiện tất cả các kim loại đều tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng:

A. Fe, Al, Ag, Zn, Mg

B. Al, Fe, Au, Mg, Zn

C. Fe, Al, Ni, Zn, Mg

D. Cả 2 nhóm A và C đều phản ứng

Câu 16: Hãy xem xét các cặp chất sau đây,cặp chất nào có phản ứng? Không có phản ứng?

A. Al và khí Clo

B. Al và HNO3 đặc nguội

C. Fe và H2SO4 đặc nguội

D. Fe và dung dịch Cu(NO3)2

Câu 17: Nhôm và sắt không phản ứng với:

A . Dung dịch ba z ơ.

B, Dung dịch HCl.

C. HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.

D. HNO3 đặc, nóng.

Câu 18: Cho các cặp sau, cặp nào xảy ra phản ứng:

A. Cu + HCl

B. Al + H2SO4 ñaëc nguoäi

C. Al + ZnCl2

D. Fe + H2SO4 ñaëc nguoäi

Câu 19: Kim loại nhôm không phản ứng với dung dịch:

A. AlCl3

B. Cu(NO3)2

c. AgNO3

D. FeCl2

Câu 20: Muối sắt (III) được tạo thành khi cho sắt tác dụng với:

A. khí Cl2 (to cao) B. H2SO4 loãng C. CuSO4 D. HCl

Câu 21: Phản ứng hóa học nào dưới đây không xảy ra?

A. Mg + HCl  B. Pb + CuSO4  C. K + H2O  D. Ag và Al(NO3)3 

Câu 22: Kim loại Al tác dụng được với dung dịch: A. Mg(NO3)2 B. Ca(NO3)2 C. KNO3 D. Cu(NO3)2 Câu 23: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại: A. Al, Zn, Fe B. Zn, Pb, Au C. Mg, Fe, Ag D. Na, Mg, Al Câu 24: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng được với dung dịch Pb(NO3)2 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Hợp chất MgSO4 có tên gọi đúng là: A. Magie sunfit B. Magie sunfat C. Magie sunfurơ D. Magie sunfua Câu 26: Hiện tượng gì xảy ra khi cho một thanh đồng vào dung dịch H2SO4 loãng? A. Thanh đồng tan, khí không màu thoát ra. B. Thanh đồng tan, dung dịch chuyển màu xanh lam. C. Không có hiện tượng gì. D. Xuất hiện kết tủa trắng. Câu 27: Cho đinh sắt sạch vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là: A. Có khí bay lên, tạo kết của đỏ gạch. B. Đinh sắt bị mòn, có kết tủa đỏ gạch bám trên đinh sắt. C. Màu xanh nhạt dần, đinh sắt mòn, có kết tủa đỏ gạch. D. Không có hiện tượng gì. Câu 28: Ngâm một lá sắt (đã dược làm sạch) vào dung dịch CuSO4. Câu trả lời đúng là: A. Màu xanh nhạt dần. B. Có kim loại màu đỏ gạch bám trên lá sắt. C. Lá sắt bị tan ra. D. Kết hợp A, B, C. Câu 29: Cho 6,5 gam kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là: A. 13,6 gam B. 1,36 gam C. 20,4 gam D. 27,2 gam Câu 30: Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dd axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được (ở đktc) A. 44,8 lít B. 4,48 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít Câu 31: Hòa tan 16,2 gam nhôm vào dung dịch H2SO4 dư. Khối lượng muối khan thu được là: A. 102,6 gam B. 150 gam C. 145 gam D. 130,5 gam Câu 32: Trung hòa 200 ml dd H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng là: A. 100 gam B. 80 gam C. 90 gam D. 150 gam Câu 33: Cho 26 gam FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH 10%. Khối lượng dung dịch NaOH đem dùng là: A. 192 gam B. 19,2 gam C. 30,2 gam D. 20 gam Câu 34: Cho 26 gam kẽm phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch H2SO4. Nồng độ phầm trăm của H2SO4 đem dùng là: A. 19,6% B. 15% C. 20% D. 25,6% Câu 35: Hòa tan 14 gam sắt vào 100 gam dd HCl vừa đủ. Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl đã dùng là: A. 7,5% B. 8% C. 18,25% D. 10%

0
1 tháng 12 2021

Câu 4: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với H2O ở điều kiện thường, viết PTHH
A. Zn, Al, Ca       B. Cu, Na, Ag
C. Na, Ba, K        D. Cu, Mg, Zn

\(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\\ Ba+2H_2O\rightarrow Ba\left(OH\right)_2+H_2\\ 2K+2H_2O\rightarrow2KOH+H_2\)
Câu 5: Cho các kim loại sau: Mg, Fe, Cu, Au. Kim loại nào tác dụng được với
a. Dung dịch H2SO4

\(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\\ Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
b. Dung dịch AgNO3

\(Mg+2AgNO_3\rightarrow Mg\left(NO_3\right)_2+2Ag\\ Fe+2AgNO_3\rightarrow Fe\left(NO_3\right)_2+2Ag\\ Cu+2AgNO_3\rightarrow Cu\left(NO_3\right)_2+2Ag\)
 

Câu 31. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.A. Na2CO3 và HClB. AgNO3 và BaCl2C. K2SO4 và BaCl2 Câu 36. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O                      B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2OC. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl               D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2Câu 37. Thí nghiệm nào dưới đây...
Đọc tiếp

Câu 31. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.

A. Na2CO3 và HCl

B. AgNO3 và BaCl2

C. K2SO4 và BaCl2

 

Câu 36. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O                      B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2O

C. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl               D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2

Câu 37. Thí nghiệm nào dưới đây không tạo ra muối

A. Cho bột CuO tác dụng với dung dịch HCl                        

B.ChoFetácdụngvớidung dịch HCl

C. Cho muối NaCl tác dụng với AgNO3.

DCho Ag tác dụngvớiH2SO4 loãng

 

Câu 49.  Cho 40 gam hỗn hợp Na2O và CuO tác dụng hết với 6,72 lít SO2 (đktc). Sau phản ứng thấy thu được một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của 2 oxit trong hỗn hợp lần lượt là

A. 46,5% và 53,5%             

  B. 53,5% và 46,5%       

  C. 23,25% và 76,75%       

  D. 76,75% và 23,25%

Câu 50. Nhiệt phân hoàn toàn x gam Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị bằng số của x là

A. 24,75 gam                      

B. 48,15 gam            

C. 64,2 gam                   

D. 67,8 gam

D. BaCO3 và HCl

1
12 tháng 11 2021

31 / Cả A và D đều ko kết tủa
36/ C vì Na2O + HCl -> NaCl + H2O
37/ D vì Ag yếu hơn H2 nên ko đẩy đc

49/  mình ko biết làm :((
50/  2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O 
       => Fe2O3 là chất rắn 
số mol của Fe2O3 là :  n = m / M = 24 / ( 56*2 + 16*3 ) = 24 / 160 = 0,15 mol 

Theo pthh =>> số mol của Fe(OH)3 là : 0,15 * 2 = 0,3 mol 
khối lượng của Fe(OH)3 là : m = n*M = 0,3 * ( 56+ 17*3) = 0,3 * 107 = 32,1 gam
=>> x = 32,1 gam 
           hình như là sai đáp án cho sai rồi bạn