K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2016

Đất trồng là bề mặt tơi xốp của lục địa, được hình thành do sự tác động tổng hợp của 6 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, địa hình, khí hậu, thời gian và con người, có độ phì nhiêu trên đó cây trồng có thể phát triển được.

-Vai trò và nhiệm vụ của đât

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

5 tháng 6 2016

Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật".

Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v... 

Vai trò của đất :

-Đất để nuôi cây cối , hoa màu cho con người 

-Đất cung cấp cho con người lương thực, thực phẩm 

-Đất cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp phát triển 

- Đất là nơi sinh sống của con người ...

19 tháng 10 2021

Quá trình phong hoá sinh học xảy ra mạnh nhất ở miền khí hậu có đặc điểm

A. lạnh, khô.

B. khô, nóng 

C. nóng, ẩm.

D. hải dương. 

Giải thích Những tác nhân chủ yếu của phong hoá hoá học là nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí cacbonic, ôxi và axit hữu cơ của sinh vật thông qua các phản ứng hoá học. Nước có tác động hoà tan nhiều loại đá và khoáng vật, nhiệt độ của nước càng cao thì sức hoà tan của nước càng mạnh. Vì vậy, phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Đáp án: c 

19 tháng 10 2021

TL:

C

@TrầnBảoMinhThư

22 tháng 12 2021

Đây là một trong những biểu hiện của quy luật địa đới

A.vòng tuần hoàn của nước

B.các hoàn lưu trên đại dương

C.các đới khí hậu trên trái đất 

D.các vành đai đất và thực vật theo độ cao

4 tháng 9 2016

Trước hết. cần đổi 105 km = 10 500 000 cm rồi áp dụng công thức (2) các em sẽ tính được ti lệ cùa bản đồ đó là:

15 cm : 10 500 000 cm = 1 : 700 000

 

25 tháng 9 2020

6,378,137m

27 tháng 4 2016

Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Phân biệt:
+ Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) có chiều dày khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). Thành phần vật chất của lớp vỏ địa lí bao gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).