K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2018

- Lan có sức học bình thường trong lớp.

- Đó là câu chuyện tầm thường.

- Kết quả học kì I này An xếp thứ nhất.

- Lũ lụt là hậu quả của việc chặt rừng bừa bãi.

- Sức khỏe của em rất bình thường.

- Hắn là một kẻ tầm thường.

- Kết quả bài kiểm tra toán của em rất tốt.

- Hậu quả của việc làm này không thể lường trước đc.

Học tốt

13 tháng 10 2018

Tôi và nó có mối quan hệ bình thường

Ích kỷ là 1 việc lm tầm thường

Trái Đất nóng lên là hậu quả của ô nhiễm môi trườq

Sau 1 năm phấn đấu, nó đã đạt đc kết quả như mong đợi

9 tháng 11 2017

-Mình không học giỏi đâu,chỉ ở mức bình thường thôi.

-Hắn ta là một kẻ tầm thường.

-Vì chăm chỉ học nên kì thi này bạn Liên đã đạt kết quả tốt.

-cơn bão vừa qua đã gây ra hậu quả nặng nề cho đồng bào miền Trung.

chúc bạn hok tốt

1 tháng 11 2017

câu3 : bình thường: bạn Linh học bình thường

tầm thường : trong lớp bạn ấy rất tầm thường

kết quả: hôm nay sẽ có kết quả thi

hậu quả: cậu ấy làm sai nên phải chịu hậu quả

21 tháng 11 2017

Câu 1: Hãy tìm các VD về từ đồng nghĩa.

a) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

VD về từ đồng nghĩa không hoàn toàn: chết-hi sinh, mổ xẻ-phẫu thuật,...

b) Từ đồng nghĩa hoàn toàn

VD về từ đồng nghĩa hoàn toàn: quả-trái, tía-cha, khóm-dứa,..

Câu 2: Hãy tìm các VD về từ đồng nghĩa.

a) Từ đồng nghĩa có nhiều nghĩa: trông-nom,giữ,...

b) Từ đồng nghĩa có 1 nghĩa:heo-lợn

Câu 3: Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả.

Thưa bác tình hình học tập của con dạo này vẫn bình thường ạ !

Tôi ko ngờ hành động của bạn lại tầm thường đến vậy

Kết quả của việc học tập chăm chỉ là được thành tích cao.

Hậu quả của việc lười học là bị điểm kém.

Câu 4: Đặt 2 câu với từ đồng nghĩa không hoàn toàn, 2 câu với từ đồng nghĩa hoàn toàn, 2 câu với từ đồng nghĩa có nhiều nghĩa, 2 câu với từ đồng nghĩa có 1 nghĩa.

-Nhà vua muốn được nghe tiếng chim họa mi trước khi băng hà.

-Tên trộm đó đã chết từ hôm qua rồi.

-Tối qua mẹ em mới mua quả dưa hấu về thắp hương.

-Mẹ em xài cơm của trái dừa để nấu rau câu.

- Con ở nhà nhớ trông nom nhà cửa nhé

- Ở nhà nhớ trông em nhé con.

- Đừng có ăn nữa kẻo mập như heo bây giờ.

- Nhà em nuôi con lợn này từ ba tháng trước.

6 tháng 2 2021

a, " Đi chơi "

- Rút gọn chủ ngữ .

b, Nếu - thì .

- Nếu ngày mai trời mưa thì mình sẽ không đi đá bóng .

a , câu rút gọn ở đây là "đi chơi", rút gọn thành phần chủ ngữ

b,một cặp quan hệ từ chỉ điều kiện /kết quả

vì -nên

một cặp quan hệ từ giả thiết kết quả

nếu - thì

Đặt câu với các cặp quan hệ từ trên

Giả thiết /kết quả

Nếu hôm nay không mưa thì em được đi ddass bóng

điều kiện/kết quả

Vì em không chịu học bài cũ nên em bị điểm kém

chúc bn học tốt

4 tháng 8 2016

Chị cũng đang khổ sở vì bài này

 

3 tháng 8 2016

giúp mình với huhu

 

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”.

Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống đổ tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ,  những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẳng sống trong nhừng đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù...để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lý làm người.  Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.

23 tháng 4 2019

Trong vô vàn những câu ca dao, tục ngữ thì vấn đề mà ông cha ta hay nhắc tới và lặp lại nhiều lần, đó là lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả mà chúng ta đang được hưởng tới ngày hôm nay. Câu tục ngữ: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một trong những câu tục ngữ như vậy, nó đã trở thành truyền thống, đạo lý của người Việt Nam qua bao đời nay.

Nghĩa đen của câu tục ngữ đó là khi chúng ta ăn những quả chín mọng và tươi ngon thì phải nhớ tới những người tạo ra nó, họ đã phải bỏ thời gian, công sức của mình để trồng cây, chăm sóc cây tới ngày thu hoạch, đó là quá trình lâu dài, một vụ ít nhất phải 3 tháng, có khi tới hàng năm mới có quả ngọt, vì thế chúng ta cần phải biết ơn họ.

Nhưng để hiểu một cách sâu xa thì câu tục ngữ đó có ý nghĩa rằng: những thành quả, thành tựu mà ta đang được thường hưởng chính là công lao vất vả của những người đi trước, chúng ta phải luôn biết ơn và tri ân họ, nó trở thành đạo lý, truyền thống tốt đẹp, quý báu của dân tộc ta.

Những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ hôm nay cả về vật chất lẫn tinh thần đó không phải tự nhiên mà có, không ai có thể tự mình tạo ra được mà đó là cả quá trình, công lao học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đúc kết thực tiễn để có thể tạo ra những thành tựu đấy, nó chứa đựng cả mồ hôi, nước mắt, thậm chí là xương máu của mình để mang lại thành quả đó cho chúng ta. Vì vậy chúng ta phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của họ.

Đó là những công trình kiến trúc đặc sắc và độc đáo mà tới ngày hôm nay vãn con nguyên giá trị, hay những giá trị tốt đẹp về mặt tinh thần đó là văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật như: câu hò, cải lương, ca trù,.. trở thành những di sản văn hóa phi vật thể được cả thế giới công nhận.

Lòng biết ơn, báo đáp công lao là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam, trở thành truyền thồng, đạo đức quý báu của dân tộc, được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Để có được cuộc sống tụ do, hạnh phúc, ấm no như ngày hôm nay, đất nước đã phải oằn mình lên chiến đấu để giành lại độc lập, giải phóng đất nước, trả lại bình yên cho nhân dân, đó là công sức, sự hy sinh, thậm chí cả xương máu của mình để đem lại cuộc sống cho chúng ta ngày hôm nay, để tưởng nhớ và biết ơn các vị anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trên cả nước, Đảng và Nhà nước đã ra sức giúp đỡ, hỗ trợ  họ bằng những chính sách thiết thực, chọn ngày 27/7 hàng năm làm ngày kỉ niệm ngày thương binh, liệt sĩ, là dịp để họ ngồi lại gần nhau cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của một thời bom đạn đã qua, và cũng chính là dịp để chúng ta báo đáp công lao, thể hiện lòng biết ơn, tri ân của mình đối với những người nằm lại nơi chiến trường hoặc một phần cơ thể của mình bằng các hoạt động thăm hỏi, tổ chức các buổi giao lưu, trò chuyện, tổ chức các chuyến viếng thăm các di tích lịch sử, nghĩa trang, đài tưởng niệm trên cả nước.

Ông bà cha ta có câu: “Uống nước thì phải nhớ nguồn”, cũng như “ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây”. Thật vậy, khi ta áp dụng hai câu tục ngữ này cho bổn phận làm con của chúng ta. Chúng ta thấy công ơn cha mẹ sinh dưỡng của bố mẹ thật là to lớn, cao dày mà không thể sử dụng bất cứ từ ngữ nào để kể xiết. Tuy nhiên qua hình ảnh một ngọn núi Thái sơn và biển cả. Dù ta vô tình quên ơn nhưng khi ta nhận ra giá trị tinh thần mà cha mẹ hi sinh cho ta thì khi ấy ta vẫn còn có cơ hội để làm lại chính mình mặc dù ta cũng mất mát và thiếu vắng họ. Có người may mắn đủ cha mẹ thì lại thờ ơ, nhưng có người mất một trong hai người hoặc là trẻ mồ côi. Thì khi ta nhìn thấy họ rất hết mực hiếu thảo tuy chưa trọn vẹn lắm về mọi mặt. Nhưng qua đó ta cũng cảm nhận rằng họ thật sự rất cần tình thương của cả hai người, và điều đó thể hiện trong một tổ ấm gia đình.

Những đóa hoa hồng dâng cho cha mẹ, là bày tỏ tấm lòng biết ơn của ta với cha mẹ của mình một đời thương yêu, vất vả vì ta,hay là một nhánh hồng mà ta cầm trên tay để tưởng nhớ, thì lúc đó chỉ là sự nuối tiếc ngậm ngùi khi ta mất đi một người ta thương yêu. Để nuôi dạy chúng ta lớn khôn thành người bố mẹ đã phải hy sinh, vất vả như thế nào để cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp nhất, bằng bạn, bằng bè.

Tóm lại, câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta làm người thì phải biết quý trọng và biết ơn công lao, thành quả mà chúng ta đang được hưởng, đó không phải một sớm một chiều để có được, mà đó là cả một quá trình, vì vậy chúng ta phải trau dồi đức tính tốt đẹp đó, đặc biệt là đối với bố mẹ và thầy cô.

> <

6 tháng 11 2018

Các bài ca dao bắt đầu từ Thân em

- Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

- Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

→ Những bài ca dao này đều nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: họ phụ thuộc, không có quyền tự chủ, bị đối xử không công bằng…

5 tháng 11 2017

a. - Kết quả những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

+ Đặt câu: kết quả cuộc thi thế nào thì tớ cũng tin cậu đã cố gắng hết sức.

- Hậu quả là kết quả không hay về sau. .

+ Đặt câu: Hành động dại dột của cậu đã gây ra hậu quả rất nghiêm trọng

b. - Khẩn trương là cần được tiến hành, được giải quyết một cách tích cực trong thời gian gấp, không thể chậm trễ nhiệm vụ. Có phần căng thẳng.

+ Đặt câu: Khẩn trương dọn dẹp vệ sinh, tạo cảnh quan các lô đất trống.

- Khẩn cấp là một tình trạng rất nghiêm trọng, cần được chú ý ngay và giải quyết ngay. Nếu không sẽ gây ra một hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến xung quanh.

+ Đặt câu: Máy bay buộc phải hạ cách khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho các hành khách.

- Ngoan cường là bền bỉ và kiên cường.

+ Đặt câu: Các chiến sĩ đã chiến đấu rất ngoan cường.

- Ngoan cố là khăng khăng không chịu từ bỏ ý nghĩ, hành động sai trái của mình, mặc dù bị phản đối vẫn cứ chống đối mạnh mẽ.

+ Đặt câu: Dù đã bị cảnh sát bắt, nhưng tội phạm vẫn cứ ngoan cố chống cự.

d. - Nguyện vọng là mong muốn một điều gì đó.

+ Đặt câu: Em muốn bày tỏ nguyện vọng đi du học với cha mẹ.

- Hi vọng là nơi khởi đầu của ước mơ,tiếng nói của mục đích sống, hi vọng nói với bạn và khẳng định với bạn rằng cho dù điều xảy ra chăng nữa, bạn cũng không thể sống mà không có hy vọng.

+ Đặt câu: Tôi hi vọng sẽ đặt được điểm 10 trong kì thi toán tới.

30 tháng 9 2017

       Đứng bên ni đồng,ngó bên tê đồng,mênh mông bát ngát,

       Đứng bên tê đồng,ngó bên ni đồng,bát ngát bên mông.

            Thân em như chẽn lúa đồng đồng

       Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

       - Đây là 1 bức tranh đẹp về cảnh đẹp của cánh đồng lúa vào buổi ban mai. " Thân em" ở đây nói về hình ảnh cô gái đang tự hào về mình.

30 tháng 9 2017

thân em vừa trắng lại vừa tròn