K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2017

Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp:

Ông theo đuổi lối viết đúng với sự thật; kết hợp giữa chất bi và hùng, chất sử thi và tâm lí, bám sát các vấn đề số phận đất nước và số phận cá nhân.

Đáp án cần chọn là: D

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
17 tháng 3 2016

Mình nghĩ triết lí đó là: vật chất không quan trọng mà quan trọng chính là tấm lòng.

~amen~

28 tháng 4 2016

n

 

26 tháng 7 2018

Đáp án: A

Truyện ngắn Số phận con người của Sô-cô-lốp là một cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga. Dung lượng tư tưởng của truyện khiến có người liệt nó vào loại tiểu anh hùng ca. Tác phẩm thể hiện cách nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực; sự đổi mới cách miêu tả nhân vật, khám phá tích cách Nga, khí phách anh hùng và nhân hậu của người lính Xô viết.

13 tháng 5 2017

+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc.

+ Đồng hóa: tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài.

- Khẳng định của tác giả: có cơ sở và căn cứ.

+ Dân tộc ta trải qua thời gian dài bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa => không thể chỉ trông cậy vào sự tạo tác.

+ Chúng ta tiếp thu văn hóa bên ngoài những không rập khuôn và máy móc mà có sự chọn lọc và biến đổi cho phù hợp.

Ví dụ:

- Trong chữ viết, thơ ca:

+ Tiếp thu chữ Hán và dùng trong thời gian dài => sau đó sáng tạo ra chữ Nôm.

+ Tiếp thu các thể loại văn học của Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú ... => sáng tạo ra song thất lục bát, những biến thể trong thơ bát cú....

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

a) Vấn đề mà J. Nê-ru đưa ra để nghị luận là gì? Căn cứ vào nội dung cơ bản của vấn đề ấy, hãy đặt tên cho văn bản.

1
6 tháng 4 2017

a, Vấn đề mà tổng thống Ấn Độ Nê-ru nêu ra là văn hóa và những biểu hiện ở con người.

Có thể đặt tên: Con người văn hóa

8 tháng 6 2016

Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.
Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh là một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, nơi anh đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để “chộp” được một cảnh thật ưng ý. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: “trước mặt tôi là bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới… toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp… Tôi tưởng thấy chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh về chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mỹ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời.
Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lý, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Phùng đã từng có “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, anh đã từng chiêm nghiệm “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích… toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lý của sự toàn thiện”. Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn và độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau. Phùng đã từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền biển mênh mông, anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện, ở đó có chánh án Đẩu, bạn chiến đấu cũ của anh. Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lý. Bề ngoài đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hy sinh của bà là tình thương vô bờ với những đứa con: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có những người đàn ông ở thuyền để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…”. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”; “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn…”. Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
Tư tưởng nghệ thuật đó của Nguyễn Minh Châu thấm sâu trong hầu hết các nhân vật của truyện ngắn: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định. Tuy không có tên tuổi cụ thể, chỉ là một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”, bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. “Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài” – một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hy sinh.
Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Trong đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thoả mãn lòng ích kỷ, chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ mọi người. Lão đàn ông “chân chữ bát”, “mái tóc tổ quạ”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”, vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình.
Trong một gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục, đáng thương nhất là những đứa trẻ. Chúng bị đẩy vào tình thế thật khó xử: biết đứng về phía ai, biết làm thế nào để trọn đạo làm con? Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường đạo lý. Chắc trong lòng cô bé tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ; chỉ vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố… Cô bé lúc ấy là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển: nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, nó “tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ mẹ của nó, nhưng hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
Vốn là người lính chiến từng vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Mới đầu, chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức “kinh ngạc”, anh “há mồm ra mà nhìn”, rồi sau như một phản xạ tự nhiên, anh “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Hành động ấy nói được nhiều điều. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp “trời cho” của thuyền biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền “thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lý. Tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này cũng rất đáng chú ý. Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo; những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình; những lời của Đẩu ở toà án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành… Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề- tư tưởng của truyện ngắn.
Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin). Theo mạch cảm hứng ấy, năm 1982 Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn Bức tranh; trong ý nghĩ tự phán xét, nhân vật hoạ sĩ đã vẽ một bức chân dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình”. Đáng lưu ý là, nếu trong truyện Bức tranh, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn nghệ thuật vào thế giới nội tâm thì trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu lại hướng cái nhìn nghệ thuật ra thế giới bên ngoài, ra cuộc sống đời thường. Nếu truyện Bức tranh là sự tự nhận thức, tự phê phán của con người dưới ánh sáng của lương tâm, đạo đức, thì truyện Chiếc thuyền ngoài xa là sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong cuộc sống thường ngày. Cả hai tác phẩm đều được viết dưới sự chỉ đạo của quan điểm nghệ thuật: chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, thật đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

 

8 tháng 6 2016

1. Nhân vật Phùng thể hiện quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

    a. Phùng là người yêu nghề, có trách nhiệm với nghề

- Anh đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào.

- Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm anh mới chụp được bức ảnh ưng ý.

   à Phùng không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng vì công việc.

    b. Phùng là một nghệ sĩ tài năng:

- Anh đã phát hiện bức tranh thiên nhiên giàu giá trị nghệ thuật:

   + Trước mặt Phùng là một khung cảnh thiên nhiên như  “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.

   + “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”.

   +  “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

   + Khung cảnh được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới giữa hai chiếc gọng vó giống hệt “cánh một con dơi”, đẹp từ đường nét đến ánh sáng. 

   à Phùng là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát  bằng đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần.

    c. Phùng là người nghệ sĩ thật sự rung cảm trước cái đẹp:

- Cái đẹp đã làm Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình.

   + Anh liên tưởng tới câu nói của ai đó “ bản thân cái đẹp chính là đạo đức” .

   + Và tưởng chính mình vừa khám phá “cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

   à Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, khi cảm nhận cái đẹp hài hoà, lãng mạn giữa thiên nhiên và cuộc đời. Trong hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” giữa biển trời mờ sương, Phùng đã cảm nhận cái đẹp toàn bích và thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Từ đây, ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.

     d.  Nhân vật Phùng thể hiện quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

- Qua việc khám phá bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” của Phùng, tác giả muốn đề ra một quan niệm về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống; người nghệ sĩ phải có tài năng, có sự lao động miệt mài và phải có sự xúc động trước cái đẹp thì mới sáng tạo được những tác phẩm có giá trị.

2. Nhân vật Phùng thể hiện cách nhìn về cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

    a. Phùng là người có tấm lòng nhân hậu:

- Chưa thoả thuê ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” thì ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào nơi Phùng đứng.

- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, một lão đàn ông  thô kệch, dữ dằn, đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Chứng kiến cảnh ấy, Phùng đã “kinh ngạc đến mức (…) há mồm ra mà nhìn” rồi sau đó thì “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác (con lão đàn ông) đã kịp tới để che chở cho người mẹ .

- Đến lần thứ hai, bản chất người lính ở người nghệ sĩ được thể hiện. Anh xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác …  Hành động của Phùng cho thấy anh  không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác.

   àHoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự toàn thiện” mà nó là  những ngang trái, xấu xa, những bi kịch còn tồn tại trong cuộc sống.

     b. Phùng luôn ý thức để hoàn thiện nhân cách:

- Tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa”, cảnh người đàn ông đáng vợ và khi lắng nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án (vì tình thương con, vì ý thức phải sống cho con, vì mong nuôi con cho đến khi khôn lớn mà chị chấp nhận gánh lấy cái khổ), Phùng nhận thức rất nhiều điều qua các cảnh ấy.

   + Đằng sau bức ảnh như  “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” là những điều nghịch lý trong cuộc sống đời thường với biết bao số phận, bao mảnh đời éo le.

   + Để Phùng chứng kiến hành động vũ phu của người chồng, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại.

   + Phùng đã hiểu về người đàn bà hàng chài kia: Ẩn bên trong sự xấu xí, nhẫn nhục là vẻ đẹp tình mẫu tử đầy vị tha, là khát khao hạnh phúc bình dị đời thường của người phụ nữ còn đói nghèo, lạc hậu.

   + Nỗi trăn trở của Phùng trong nhiều năm dài về hình ảnh người đàn bà hàng chài cứ hiện ra sau mỗi lần anh ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” chính là quá trình tự ý thức của Phùng để hoàn thiện nhân cách của mình.

    => Truyện không chỉ giàu giá trị nhân đạo mà còn mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới  phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.

28 tháng 10 2018

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; truyền thống 55 năm lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (04/10/1961-04/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001-04/10/2016)” trên địa bàn tỉnh

Câu 1: Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Gồm mấy chương, bao nhiêu điều? được sửa đổi, bổ sung vào ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?

Gợi ý đáp án:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001; gồm 9 chương 65 Điều.

- Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.

Câu 2: Các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại điều nào trong Luật Phòng cháy và chữa cháy?

Gợi ý đáp án:

- Điều 4– Luật Phòng cháy và chữa cháy

- Điều 13 – Luật Phòng cháy và chữa cháy

Câu 3: Hãy cho biết trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Lực lượng phòng cháy chữa cháy bao gồm những lực lượng nào?

Gợi ý đáp án:

- Điều 5 – Luật PCCC và khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Điều 43-Luật PCCC

Câu 4: Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được quy định như thế nào?

Gợi ý đáp án:

- Điều 22-Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ

- Điều 45-Luật PCCC

Câu 5: Hãy trình bày nội dung phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy?

Gợi ý đáp án:

Phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy là:

1. Chỉ huy tại chỗ: Là người lãnh đạo trực tiếp cơ sở nơi xảy ra cháy, do đó người Chỉ huy chữa cháy tại chỗ phải có kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, trong trường hợp khẩn cấp biết huy động ngay lực lượng và phương tiện, xác định khu vực chữa cháy, áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp với với tình hình thực tế và phương án chữa cháy đã đề ra… để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.

2. Lực lượng tại chỗ: Gồm lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành là lực lượng nòng cốt tại địa bàn, cơ sở, được tổ chức và đầu tư thỏa đáng, biết sử dụng thành thạo các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, được trang bị kiến thức nghiệp vụ và hiểu biết về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, nguy cơ xảy ra cháy nổ tại địa bàn, cơ sở, nhanh chóng đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ, tai nạn khi vừa xảy ra, hạn chế tối đa được thiệt hại.

3. Phương tiện tại chỗ: Có trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại chỗ đầy đủ, phù hợp và đảm bảo chất lượng hoạt động để khi có sự cố cháy xảy ra kịp thời sử dụng, xử lý ban đầu.

4. Vật tư, hậu cần tại chỗ: Đảm bảo đường giao thông thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận; đảm bảo về nguồn nước chữa cháy dồi dào, dễ sử dụng kể cả việc huy động lực lượng tiếp nước và huy động các phương tiện, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật khác, lương thực, thuốc men để phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ trong mọi tình huống.

Câu 6: Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy?

Gợi ý đáp án:

- Ngày 22/9/2015, Bộ Công an đã ký Quyết định số 5490/QĐ-BCA-X11 về việc xác định Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, ngày 4 tháng 10 năm 1961 là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy.

- Ý nghĩa việc xác định ngày 04/10/1961 là Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy

ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc Bộ Công an với chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy.

đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 55 năm chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ của cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy nói riêng, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống vẻ vang tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống để ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng, hun đúc bản lĩnh kiên cường, ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của mỗi CBCS lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, là dịp để đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng cháy và chữa cháy và đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Câu 7: Bốn điều dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ra đời trong hoàn cảnh nào?

Gợi ý đáp án:

- Ngày 03/8/1966, trong thư khen gửi cán bộ chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy 4 điều:

+ Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.

+ Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.

+ Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc phòng cháy, chữa cháy.

+ Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí.

Câu 8: Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy? (10 điểm)

Gợi ý đáp án:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy ban hành năm 2001 đã quy định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”.

- Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy

+ Nhằm nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy cho toàn dân; huy động được đông đảo quần chúng tham gia các hoạt động thiết thực, bổ ích cho công tác phòng cháy và chữa cháy.

+ Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy là dịp để động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, cơ sở.

+ Ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy”. Đó là ngày hội biểu dương sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy; đồng thời là dịp tổng kết, đánh giá phong trào “Toàn dân phòng cháy và chữa cháy”; kiểm điểm và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy vững mạnh.

Câu 9: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định được Bộ Công an quyết định thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định hiện nay?

Gợi ý đáp án:

- Ngày 07/4/2015, Bộ Công an đã ký quyết định số 1725/QĐ-BCA về thành lập và quy định tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.

- Tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định

+ Ban Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.

+ Phòng Tham mưu.

+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy.

+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

+ Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật.

+ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 1.

+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 2.

+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 3.

+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 4.

+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 5.

Câu 10: Viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) cảm nghĩ hoặc kỷ niệm sâu sắc về tấm gương, hình ảnh chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, gần dân, vì nhân dân phục vụ hoặc đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới? Theo anh, chị có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này. (tự trình bày)

N~ Câu nói hay: có thời gian bạn hãy đọc và suy ngẫm những câu nói hay trong cuộc sống này để hiểu rõ và giúp bạn vượt qua một cách dễ dàng hơn.1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.2. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc...
Đọc tiếp

N~ Câu nói hay:

có thời gian bạn hãy đọc và suy ngẫm những câu nói hay trong cuộc sống này để hiểu rõ và giúp bạn vượt qua một cách dễ dàng hơn.

những câu nói hay trong cuộc sống

1. Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.

2. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời thân thương khi bạn còn nghe được và tim bạn còn rung động.

3. Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả.

4. Không thể nào sống mà không mắc sai lầm, trừ khi bạn cẩn trọng đến mức tối đa, nhưng như thế thì vô hình bạn đã mắc sai lầm rồi đấy.

những câu nói hay nhất về cuộc sống

5. Dù ngôi nhà của bạn có to bao nhiêu đi nữa, dù bạn mới vừa tậu một chiếc xe hơi mới tinh, hay kể cả tiền của bạn trong tài khoản ngân hàng có nhiều cỡ nào, thì phần mộ của bạn cũng chỉ nhiêu đó kích thước. Hãy khiêm tốn.

6. Đừng nói mà hãy làm. Đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh.

7. Đừng bao giờ quyết định những vấn đề lâu dài trong lúc cảm xúc đang ngắn hạn.

8. Đối với bạn mà nói, sẽ chẳng bao giờ là quá già để có một mục tiêu mới hay để mơ một giấc mơ mới.

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.

1
19 tháng 1 2017

b, Thao tác lập luận:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận