K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2018

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế các nước tư bản. Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng.

Trong những năm khủng hoảng, giới cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên lưng nhân dân lao động Pháp và nhân dân các nước thuộc địa phụ thuộc, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn đã phụ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp nay lại càng suy sụp hơn. Đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc, phong kiến, tay sai ngày càng gay gắt.

Đáp án cần chọn là: B

22 tháng 9 2019

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm.

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước.

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 

b. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đến Việt Nam

- Để thoát khỏi khủng hoảng, thực dân Pháp đã tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) => Việt Nam chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 (mà trực tiếp là từ chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp): 

+ Kinh tế Việt Nam lâm vào suy thoái, sản xuất đình trệ, sản lượng của hầu hết các ngành đều suy giảm. 

+ Đời sống của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng khổ cực, bần cùng => mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc. 

10 tháng 6 2018

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Đức.

- Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47% so với những năm trước khủng hoảng.

- Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa.

- Số người thất nghiệp lên tới 5 triệu người.

Đáp án cần chọn là: C

18 tháng 3 2017

Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến lớn, cụ thể:

- Tích cực:

     + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.

     + So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn.

     + Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng.

- Tiêu cực:

     + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.

     + Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực.

     + Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

11 tháng 12 2018

1, NGUYỄN ÁI QUỐC ĐÃ NHẬN THỨC VỀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA, QUYẾT TÂM ĐI THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI VÀ HƯỚNG DẪN NHÂN DÂN TA TRONG VIỆC LỰA CHỌN CÁCH MẠNG VÔ SẢN, TRONG SỰ NGHIỆP GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC .NHỜ VẬY MÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐÃ GIÀNH ĐƯỢC NHỮNG THẮNG LỢI TO LỚN.

11 tháng 12 2018

Câu 1:

Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam
Đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam đều bị thất bại vì không có đường lối cứu nước đúng đắn. Giữa lúc đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, sau gần 10 năm bôn ba tìm con đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng của Cách mạng tháng Mười. Tháng 7-1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cốt lõi trong tư tưởng của Lênin: vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Người khẳng định rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế thời đại.

Những bài học kinh nghiệm chủ yếu của Cách mạng tháng Mười Nga về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản; về xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân; về thiết lập và củng cố khối liên minh công nông; về phương pháp bạo lực cách mạng; về xây dựng Nhà nước chuyên chính vô sản…đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, đưa lại những thành công lớn trong quá trình bảo vệ, xây dựng đất nước.

23 tháng 2 2016

Chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa Đông Dương nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh:

- Tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.

- Trong nông nghiệp, Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền. Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

- Trong công thương nghiệp:

+ Pháp tăng cường đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than để gánh đỡ thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh.

+ Do chính sách nới lỏng độc quyền cho tư sản người Việt kinh doanh tương đối tự do của tư bản Pháp, khiến cho công thương nghiệp, giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển hơn trước