K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cho văn bản sau:

NGƯỜI THẦY ĐỨC CAO ĐỨC TRỌNG

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng.

Học trò của ông, từ người làm qua to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm. Khi ông mất,mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

(Theo Phan Huy Chú)

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.

A. 3 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.


- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

B. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng


- Phần 2 ( kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

C. 2 phần, cụ thể là:


- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An


- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài vừa là bậc trung thần, đức trọng.

D. Cả A, B, C đều sai.

1
10 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:                                                       Người thầy  đạo cao đức trọngÔng Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua...
Đọc tiếp

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:

                                                       Người thầy  đạo cao đức trọng

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.

Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

câu 1: Xác định phương thức  biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì? Chủ đề ấy được tác giả thể hiện như thế nào? (Gợi ý: Nhan đề, nhiệm vụ (mối quan hệ) giữa các tác phẩm)   

0
Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi: Người thầy đạo cao đức trọng Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi. Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời...
Đọc tiếp

Đọc hiểu văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Người thầy đạo cao đức trọng

Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi.

Học trò theo ông rất đông. Nhiều người đỗ cao và sau này giữ những trọng trách trong triều đình như các ông Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, vì thế vua Trần Minh Tông vời ông ra dạy thái tử học. Đến đời Dụ Tông, vua thích vui chơi, không coi sóc tới việc triều đình, lại tin dùng bọn nịnh thần. Ông nhiều lần can ngăn nhưng vua không nghe. Cuối cùng ông trả lại mũ áo cho triều đình, từ quan về làng. Học trò của ông, từ người làm quan to tới những người bình thường, khi có dịp thăm thầy cũ, ai cũng giữ lễ. Nếu họ có điều gì không phải, ông trách mắng ngay, có khi không cho vào thăm.

Khi ông mất, mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long.

câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Em hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì? Chủ đề ấy được tác giả thể hiện như thế nào? (Gợi ý: Nhan đề, nhiệm vụ (mối quan hệ) giữa các tác phẩm)

0
15 tháng 1 2019

Văn bản trên gồm hai đoạn với hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

   + Thầy đồ chép văn tế của ông thân sinh

   + Gia chủ trách thầy đồ viết nhầm, thầy cãi liều "chết nhầm"

Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 5 2018

Câu 1: PTBĐ chính là tự sự

Câu 2: Câu "Không biết ai đã để trước nhà tôi một thùng quần áo cũ" xét theo mục đích nói là câu kể nhưng có từ tình thái, nhằm bộc lộ băn khoăn của ông lão về chuyện lạ lùng ấy.

Câu 3: Bài học rút ra là: Lá lành đùm lá rách. Lá rách ít đùm lá rách nhiều. Tinh thần tương thân tương ái giữa người với người.

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó...
Đọc tiếp

. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch.

   a) Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy trong cuộc sống mỗi người. Tục ngừ có câu : "Không thầy đố mày làm nên " đã khẳng định vai trò đó của ông thầy. Không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt cho thì khó mà làm nên một việc gì, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc học hành đỗ đạt. Do đó trong cuộc đời mồi người học ở thầy là quan trọng nhất.

   /.. ./ trong cuộc sống,muốn thành đạt con người còn phải học tập mọi nơi mọi lúc, học ở bất cứ ai có những điều đáng học. Đặc biệt là phải học ở những người cùng trang lứa., cùng nghề nghiệp, cùng sống chết với nghề. Do đó mà có câu tục ngữ : "Học thầy không tày học bạn " Ở đây phải chăng là người ta đã có ý không coi trọng thầy bằng bạn, đánh giá thấp vị trí của thầy ? Thực ra không phải như vậy, bởi nếu bạn có gì đáng học thì bạn đã là thầy...

(Theo Ngữ văn 7, tập hai)

   b) Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thê' văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thỏa mãn nổi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tê để gọi nó vào thực tế.. .

   /.../, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cùng là giúp cho tình cảm vả gợi lòng vị tha.

(Theo Hoài Thanh)

0
Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

1
8 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

10 tháng 11 2016
1.Mở bài:
-Dẫn dắt vấn đề:Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội nên việc đánh giá con người phải có sự tìm hiểu cụ thể.
-Đặt vấn đề:Cách nhìn, đánh giá con người qua câu nói trên.
2.Thân bài
a. Giải thích nội dung của đoạn văn:
+ Lời độc thoại của nhân vật “Ông giáo”- thông qua nhân vật này- tác giả Nam Cao thể hiện cách nhìn, đánh giá đầy sự cảm thông, trân trọng con người:
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để cố mà tìm hiểu, xem xét con người ở mọi bình diện thì mới có được cái nhìn đầy đủ, chắt gạn được những nét phẩm chất đáng quý của họ, nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc những kết luận sai lầm về bản chất của con người.
b. Chứng minh ý kiến trên qua các nhân vật:
+ Lão Hạc: Thông qua cái nhìn của các nhân vật (trước hết là ông giáo), lão Hạc hiện lên với những việc làm, hành động bề ngoài có vẻ gàn dở, lẩm cẩm
- Bán một ***** mà cứ đắn đo, suy nghĩ mãi. Lão Hạc sang nhà ông giáo nói chuyện nhiều lần về điều này làm cho ông giáo có lúc cảm thấy “nhàm rồi”.
- Bán chó rồi thì đau đớn, xãt xa, dằn vặt như mình vừa phạm tội ác gì lớn lắm.
- Gửi tiền, giao vườn cho ông giáo giữ hộ, chấp nhận sống cùng cực, đói khổ: ăn sung, rau má, khoai, củ chuối…
- Từ chối gần như hách dịch mọi sự gióp đỡ.
- Xin bả chó.
+ Vợ ông giáo: nhìn thấy ở lão Hạc một tính cách gàn dở “Cho lão chết ! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai…”, vô cùng bực tức khi nhìn thấy sự rỗi hơi của ông giáo khi ông đề nghị giúp đỡ lão Hạc Thị gạt phắt đi”.
+ Binh Tư: Từ bản tính của mình, khi nghe lão Hạc xin bả chó, hắn vội kết luận ngay “Lão…cũng ra phết chứ chả vừa đâu”.
+ Ông giáo có những lúc không hiểu lão Hạc: “Làm quái gì một ***** mà lão có vẻ băn khoăn quá thế ?”, thậm chí ông cũng chua chát thốt lên khi nghe Binh Tư kể chuyện lão Hạc xin bả chó về để cho nó xơi một bữa…lão với tôi uống rượu”: “Cuộc đời cứ mỗi ngày càng thêm đáng buồn…”Nhưng ông giáo là người cã tri thức, có kinh nghiệm sống, có cái nhìn đầy cảm thông với con người, lại chịu quan sát, tìm hiểu, suy ngẫm nên phát hiện ra được chiều sâu của con người qua những biểu hiện bề ngoài:
- Ông cảm thông và hiểu vì sao lão Hạc lại không muốn bán chó: Nó là một người bạn của lão, một kỉ vật của con trai lão; ông hiểu và an ủi, sẻ chia với nỗi đau đớn, dằn vặt của lão Hạc khi lão khóc thương ***** và tự xỉ vả mình. Quan trọng hơn, ông phát hiện ra nguyên nhân sâu xa của việc gửi tiền, gửi vườn, xin bả chã, cái chết tức tưởi của lão Hạc: Tất cả là vì con, vì lòng tự trọng cao quý. ông giáo nhìn thấy vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc ẩn giấu đằng sau những biểu hiện bề ngoài có vẻ gàn dở, lập dị.
- Ông hiểu và cảm thông được với thái độ, hành động của vợ mình: Vì quá khổ mà trở nên lạnh lùng, vô cảm trước nỗi đau đồng loại “…Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một ngưêi đau chân cã lóc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu ? cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất…” . ông biết vậy nên “Chỉ buồn chứ không nì giận”.
® Ông giáo là nhân vật trung tâm dẫn dắt câu chuyện, từ việc miêu tả các nhân vật mà quan sát, suy ngẫm để rồi rót ra những kết luận cã tính chiêm nghiệm hết sức đóng đắn và nhân bản về con người. Có thể nói tác giả đã hóa thân vào nhân vật này để đưa ra những nhận xét, đánh giá chứa chan tinh thần nhân đạo về cuộc đời , con người. Đây là một quan niệm hết sức tiến bộđịnh hướng cho những sáng tác của nhà văn sau này.
3.Kết bài:
-Khẳng định tính triết lí của câu nói trên. Đó cùng là quan niệm sống,tình cảm của tác giả.
- Suy nghĩ của bản thân em...
 
10 tháng 11 2016

Bạn còn bài nào khác ko ?

 

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:- Xin ông...
Đọc tiếp

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau:

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được cái gì đó của ông .

(Tuốc-ghê-nhép, dẫn theo Ngữ văn 9, tập Một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 22).

Ko chép mạng. Thử sức mk.

1
12 tháng 9 2016

MIK THẤY BÀI NÀY HAY VÀ Ý NGHĨA BẠN THAM KHẢO NHÉ

“Hãy lau khô cuộc đời em bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em, bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”. Những câu hát ấy cứ mãi vang lên trong lòng tôi. Đôi lúc nó làm cho tôi tự hỏi: “Phải chăng con người sống rất cần sự yêu thương, tôn trọng, giúp đỡ của cộng đồng?”. Để lí giải cho điều đó ta hãy cùng đọc và suy nghĩ câu chuyện: “Người ăn xin” của Tuốc-ghê-nhép.
Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra “xin tiền tôi”. Thật không may, “tôi” chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi “nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lỗi vì chẳng có gì để cho cho ông cả. Thế nhưng, đáp lại “tôi”, ông nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Khi ấy “tôi” chợt hiểu ra: cả tôi nữa, “tôi” cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều cóp nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Thế cái “đã cho” từ ông lão và “một cái gì đó” từ nhân vật “tôi” là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà mỗi con người chúng ta cần có.
Tình yêu thương – một thứ tình cảm thiêng liêng khó có thể định nghĩa được. Con người sống không có tình yêu thương đồng loại thì chẳng khác gì là một vật vô tri vô giác. Yêu thương đem lại cho ta một niềm vui, hạnh phúc mà khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được. Chính tình yêu thương con người làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp. Những mảnh đời bất hạnh sẽ cảm nhận được tình người. Tình yêu thương luôn song hành với sự cảm thông và chia sẻ. Chính tình yêu thương là cội nguồn sản sinh ra điều đó. Biết cảm thông, chia sẻ ta sẽ biết được rằng trên đời vẫn còn vô số người cần sự giúp đỡ của ta. Ông bà ta có câu: “Cứu một mạng người còn hơn xây bảy cảnh chùa”. Đấy chính là một lời răn dạy về tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ. Con người ta sẽ trở thành những con người có giá trị nếu biết yêu thương và chia sẻ với người khác. Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ của ta cũng giúp họ có được niềm tin vào cuộc sống. Không cần những gì quá cao cả, lớn lao, chỉ cần những sự động viên, yêu thương chân thật cũng đủ để xây dựng nên tình người trong cuộc sống. Hãy yêu thương con người để tưới mát cho tâm hồn ta và làm mát cho tâm hồn người khác.
Tình cảm giữa người ăn xin và “tôi” trong câu chuyện chính là một ví dụ cụ thể nhất. Rõ ràng là họ có cho nhau được bất kỳ thứ vật chất nào đâu. Họ đều là con người nghèo khổ, bất hạnh, cần sự giúp đỡ. Những thứ mà họ nhận được ở nhau chính là tình người. Tình người sưởi ấm tâm hồn họ trong đêm đông giá rét. Ông lão nhận được ở “tôi” sự cảm thông yêu thường và tôn trọng. Còn “tôi” nhận được ở ông lão sự đồng cảm, yêu thương. Đấy chính là giá trị tinh thần quý giá nhất. Hay trong “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen. Cái chết của cô bé chính là do sự bàng quang, thờ ơ của mọi người. Trong khi chỉ cần một hành động nhỏ thì có lẽ cô bé đã không phải chết thê thảm như thế trong sự vui vẻ, không khí ấm áp đêm ba mươi. Cả hai câu chuyện đều “vẽ” nên một hiện thực rằng tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ là rất cần trong cuộc sống.
Bằng những hành động thiết thực nhất, con người ta ngày nay đã có những hành động rất đúng đắn để giúp đỡ người khác. Vô số trẻ em cơ nhỡ đã được nuôi dưỡng, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ người nghèo. Đó là những hành động rất đáng được trân trọng và phát huy.
Thế nhưng bên cạnh những mặt tốt thì trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại số ít những mặt hạn chế. Họ sống thờ ơ đến lãnh đạm, bàng quang đến vô tình. Một cuộc sống chỉ có “ta với ta”, chẳng có ai xung quanh cả. Họ là những con người cần sự giáo dục đúng đắn từ cộng đồng và xã hội.
Tôi cũng như các bạn ngày nay thật mau mắn được sống trong tình yêu thương của mọi người. Nhưng không phải vì thế mà tôi sống một cách vô lo vô nghĩ. Khi đi dọc những con đường thành phố, tôi đã nhìn thấy vô số những người bất hạnh cần sự giúp đỡ. Có lẽ tôi cũng như “tôi” trong “Người ăn xin”, cũng nhận được một cái gì đó từ họ và họ cũng nhận được sự đồng cảm từ tôi.
Tình yêu thương, sự tôn trọng quả thật là món quà vô giá và kì diệu. Nó đưa con người ta thoát khỏi sự tầm thường và vươn lên từ nghịch cảnh. Chỉ cần một hành động nhỏ cũng sưởi ấm lòng ta. Để rồi câu hát ấy cứ mãi ngân vang trong lòng mỗi chúng ta: “Hãy lau khô cuộc đời em, bằng tình thương, lòng nhân ái của con người. Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em bằng tất cả trái tim con người Việt Nam”.

13 tháng 9 2016

chép mạng