Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu trúc hóa học của phân tử ATP:
ATP (ađênôzin triphôtphat) là một phân tử có cấu tạo gồm các thành phần: ađênin, đường ribôzơ và 3 nhóm phôtphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa hai nhóm phôtphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. Chính các nhóm phôtphat đều mang điện tích âm nên khi nằm gần nhau luôn có xu hướng đẩy nhau ra vì thế liên kết này rất dễ bị phá vỡ
ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat cuối cùng để trở thành ADP (ađênôzin điphôtphat) và ngay lập tức ADP lại được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. Ở trạng thái nghỉ ngơi, trung bình mỗi ngày mỗi người sinh sản và phân hủy tới 40kg ATP và mỗi tế bào trong mỗi giây tổng hợp và phân hủy tới 10 triệu phân tử ATP.
Chức năng của phân tử ATP:
+ Tổng hợp nên các chất hóa học mới cần thiết cho tế bào: Những tế bào đang sinh trưởng mạnh hoặc những tế bào tiết ra nhiều prôtêin có thể tiêu tốn tới 75% năng lượng ATP mà tế bào tiết ra.
+ Vận chuyển các chất qua màng: vận chuyển chủ động cần tiêu tốn nhiều năng lượng. Ví dụ, tế bào thận của người cần sử dụng tới 80% ATP sinh sản ra để vận chuyển các chất qua màng trong quá trình lọc máu tạo nước tiểu.
+ Sinh công cơ học: Sự co của các tế bào cơ tim và cơ xương tiêu tốn một lượng ATP khổng lồ. Khi ta nâng một vật nặng thì gần như toàn bộ ATP của tế bào phải được huy động tức thì.
5000 tế bào (AB//ab) của một con ruồi giấm cái giảm phân tạo ra 5000 trứng.
Tần số hoán vị gen = 84% : 2 = 42%.
Giao tử hoán vị Ab = aB = 42% : 2 = 21% = 0,21 × 5000 = 1050.
Giao tử liên kết: AB = ab = 50% - 21% = 29% = 0,29 × 5000 = 1450.
(1), (2), (3), (6) là sai.
Chỉ có (4) và (5) đúng. --> Chọn C.
-Để tạo ra một con vật chuvển gen, người ta thường lấy trứng ra khỏi con vật rồi cho thụ tinh trong ống nghiệm (hoặc lấy trứng đã thụ tinh). Sau đó tiêm gen cần chuyển vào hợp tử. Tiếp đến, cấy hợp tử đã được chuyển gen vào trong tứ cung của con vật để nó mang thai và sinh để bình thường.
-Nếu gen được chuyển gắn thành công vào hệ gen của hợp tử và phôi phát triển bình thường thì sẽ cho ra đời một con vật biến đổi gen (chuyển gen).
Quy trình chuyển gen prôtêin huyết thanh người vào dê và chuột bạch chuyển gen có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống nên có khối lượng gần gấp đôi so với con chuột cùng lứa bình thường. Đây là một trong những thử nghiệm chuyển gen thành công đầu tiên trên động vật.
Câu 8
- Thân hình thoi-->giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh-->quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau-->giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng-->làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp-->giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng-->làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân-->phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu 1
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước-->giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón--.tạo thành chân bơi để đẩy nước.
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) -->khi bơi vừa thở, vừa quan sát.
* Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ -->bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí -->giúp hô hấp
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt -->thuận lợi cho việc di chuyển.
Hướng dẫn trả lời:
Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
- Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời, thụ tinh trong.
- Đẻ 2 trứng có vỏ đá vôi/lứa, trứng được cả chim trống và mái ấp.
- Chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
- Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông núi, biển,... ngăn cách các cá thế của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
+ Do có các trở ngại về mặt địa lí, một quần thể ban đầu được chia thành nhiều quần thể cách li với nhau.
+ Những quần thể nhỏ sống cách biệt trong các điều kiện môi trường khác nhau dần dần sẽ được chọn lọc tự nhiên(CLTN) và các nhân tố tiến hoá khác làm cho khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen.
+ Sự khác biệt về tần số alen dần dần được tích luỹ dần và đến một lúc nào đó có thể xuất hiện các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản.
- Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống. Lai xa kèm theo đa bội hoá cũng góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lí vì sự sai khác về mặt NST đã nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.
Đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
- Giới Khởi sinh: Giới Khởi sinh là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ kích thước khoảng 1 - 5 Mm. Chúng sống khắp nơi trong đất, nước,không khí, trên cơ thể sinh vật khác nhau. Phương thức sõng rất đa dạng: hoại sinh, tự dưỡng và kí sinh. Đại diện là vi khuẩn, có nhóm sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt (chịu được nhiệt độ 0°c - 100°c, nồng độ muối cao 25%) đó là vi sinh vật cổ, chúng là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất đã từng chiếm ưu thế trên Trái Đất, nhưng tiến hóa theo một nhánh riêng.
- Giới Nguyên sinh: Đại diện là tảo, nấm nhầy, động vật nguyên
sinh.
+ Tảo: Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào và có sắc tố quang hợp, là sinh vật tự dưỡng, sống dưới nước.
+ Nấm nhầy: Sinh vật nhân thực, tồn tại ở hai pha là pha đơn bào và pha hợp bào. Là sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.
- Động vật Nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực, cơ thể gồm một tế bào. Chúng có thể là sinh vật dị dưỡng (như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng (trùng roi).
- Giới Nấm: Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, địa y. Giới Nấm là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào phần lớn có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính (bàng bào tử). Nấm là những sinh vật di dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).
Đặc điểm chính của giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh và giới Nấm.
- Giới Khởi sinh: Giới Khởi sinh là những sinh vật nhân sơ rất nhỏ kích thước khoảng 1 - 5 Mm. Chúng sống khắp nơi trong đất, nước,không khí, trên cơ thể sinh vật khác nhau. Phương thức sõng rất đa dạng: hoại sinh, tự dưỡng và kí sinh. Đại diện là vi khuẩn, có nhóm sống được trong điều kiện rất khắc nghiệt (chịu được nhiệt độ 0°c - 100°c, nồng độ muối cao 25%) đó là vi sinh vật cổ, chúng là nhóm sinh vật xuất hiện sớm nhất đã từng chiếm ưu thế trên Trái Đất, nhưng tiến hóa theo một nhánh riêng.
- Giới Nguyên sinh: Đại diện là tảo, nấm nhầy, động vật nguyên
sinh.
+ Tảo: Là sinh vật nhân thực, đơn bào hay đa bào và có sắc tố quang hợp, là sinh vật tự dưỡng, sống dưới nước.
+ Nấm nhầy: Sinh vật nhân thực, tồn tại ở hai pha là pha đơn bào và pha hợp bào. Là sinh vật dị dưỡng, sống hoại sinh.
- Động vật Nguyên sinh: Là sinh vật nhân thực, cơ thể gồm một tế bào. Chúng có thể là sinh vật dị dưỡng (như trùng giày, trùng biến hình hoặc tự dưỡng (trùng roi).
- Giới Nấm: Các dạng nấm: nấm men, nấm sợi, địa y. Giới Nấm là những sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào phần lớn có chứa kitin, không có lục lạp, không có lông và roi. Sinh sản hữu tính hoặc vô tính (bàng bào tử). Nấm là những sinh vật di dưỡng (hoại sinh, kí sinh, cộng sinh).
Chủng tụ cầu vàng được cấy trên ba loại môi trường a, b, c các loại môi trường này sẽ là:
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
- Môi trường a: tuy không có vitamin B1, nhưng có nhân tố sinh trưởng là nước thịt nên tụ cầu vàng sinh trưởng được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường bán tổng hợp.
- Môi trường b: có muối khoáng, glucôzơ, vitamin, đây là môi trường có đầy đủ nhân tố sinh trưởng nên tụ cầu vàng phát triển được, môi trường trở nên đục, đây là môi trường tổng hợp.
- Môi trường c: vẫn trong suốt, không thay đổi, chứng tỏ môi trường không có các nhân tố giúp sự sinh trưởng của vi sinh vật, nên tụ cầu vàng không phát triển được.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: Tụ cầu vàng muốn phát triển chúng đòi hỏi vitamin và các hợp chất phức tạp trong nước thịt, glucôzơ nên môi trường a, b, phù hợp còn môi trường c là môi trường khoáng nên nó không phát triển được.
- Vai trò của glucôzơ, tiamin, nước thịt.
+ Glucôzơ: là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng cho vi khuẩn.
+ Tiamin: vai trò hoạt hóa các enzim.
+ Nước thịt: là hợp chất cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.
Đáp án B