K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2019

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy: Tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm: từ 38,7% năm 1990 còn 23,0% năm 2002. Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng từ 22,7% lên 38,5%. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao (trên 35%) nhưng còn biến động.

Đáp án: B.

24 tháng 6 2019

Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông  - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

=> Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Đáp án cần chọn là: A

12 tháng 8 2021

A nha

giảm tỉ trọng lao độngk ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.

1 tháng 9 2019

 - Với chính sách Đổi mới kinh tế năm 1986, nước ta đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng nông  - lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

=> Quá trình này đã đáp ứng yêu cầu của mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta đang chuyển từng bước từ nông nghiệp sang công nghiệp. Đến nay, nước ta vẫn đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

- Tuy nông nghiệp có giảm tỉ trọng nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, đáp ứng nhu cầu lương thực, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.

Đáp án cần chọn là: C

7 tháng 11 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2007 (đơn vị: %)

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

b) Nhận xét

- Sự giảm tỉ trọng của nông – lâm - ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên: nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, phản ánh qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang có những biến đổi rõ rệt.

Câu 1: Khu vực công nghiệp, xây dựng Đông Nam Bộ có đặc điểmA. Tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP toàn vùng.B. Cơ cấu sản xuất cân đối, một số ngành hiện đại đang phát triển.C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh nhất.D. Tất cả các đặc điểm trên.Câu 2: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ làA. Cây công nghiệp dài ngày: cao su, hồ tiêu, điều, cà...
Đọc tiếp

Câu 1: Khu vực công nghiệp, xây dựng Đông Nam Bộ có đặc điểm

A. Tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP toàn vùng.

B. Cơ cấu sản xuất cân đối, một số ngành hiện đại đang phát triển.

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh nhất.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 2: Thế mạnh nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là

A. Cây công nghiệp dài ngày: cao su, hồ tiêu, điều, cà phê

B. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản.

C. Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, thuốc lá, mía.

D. Ý A + C đúng

Câu 3: Sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ tập trung chủ yếu ở

A. Vũng Tàu

B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Biên Hòa

D. Cả ba nơi trên.

Câu 4: Nhiệm vụ quan trọng ở Đông Nam Bộ là:

A. Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.

C. Giữ gìn sự đa dạng của rừng ngập mặn.

B. Xây dựng hồ chứa nước.

D. Tất cả các nhiệm vụ trên.

Câu 5: Loại khoáng sản tiêu biểu ở Đông Nam Bộ là

A. kim loại màu

C. nhiên liệu

B. kim loại đen

D. bô xít

Câu 6: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. đất xám bạc màu

C. đất phù sa cổ

B. đất ba dan

D. đất cát biển

Câu 7: Sông có giá trị kinh tế lớn về tiềm năng thủy điện ở Đông Nam Bộ là

A. sông Đà Rằng

B. sông Xê Xan

C. sông Sài Gòn

D. sông Đồng Nai

Câu 8: Đông Nam Bộ gần các ngư trường lớn là

A. Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

B. Cà Mau - Kiên Giang

C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu

D. Câu B + C đúng

Câu 9: Công nghiệp của Đông Nam Bộ không có đặc điểm:

A. giá trị sản lượng cao nhất nên chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.

B. nổi bật với các ngành công nghệ cao.

C. có số lượng trung tâm công nghiệp nhiều nhất cả nước.

D. có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng nhất cả nước.

 

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường ở Đông Nam Bộ do

A. diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.          

B. công nghiệp phát triển mạnh.

C. lao động ngày càng tập trung đông vào các khu công nghiệp.

D. mở rộng diện tích các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Câu 11: Nhận định đúng nhất về ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ

A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. cơ sở hạ tầng ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

C. dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả.

D. các hoạt động dịch vụ ít được chú trọng: thương mại, ngân hàng, tín dụng....

Câu 12: Đâu không phải là trung tâm CN thuộc Đông Nam Bộ

A. Thành phố Hồ Chí Minh.                                     B. Biên Hòa.

C. Bình Dương.                                                        D. Vũng Tàu.

0
1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2007 (đơn vị: %)

b)

+ Nhận xét:

-Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 1991) xuống còn 20,3% (năm 2007).

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 1991) tăng lên 41,6 % (năm 2007).

- Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao.

- Cơ cấu GDP phân theo khu vực ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:

Năm 1991: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực công nghiệp, xây dựng có tỉ trọng nhở nhất.

Năm 2007, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất.

+ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 1991, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tiến bộ, chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Nguyên nhân: do từ năm 1986, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta từng bước được ổn định và phát triển.

27 tháng 4 2018

Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002 tăng 9,4%.