K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2017

Đáp án B

17 tháng 1 2017

Chọn đáp án B

Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây, những bằng chứng nào phản ánh hướng tiến hóa hội tụ (đồng quy)?     (1) Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau của chúng đã bị tiêu giảm chỉ còn lại di tích của xương đai hông, xương đùi, xương chày và hoàn toàn không dính với cột sống.     (2) Lưỡng tiêm là dạng còn sót lại của tổ tiên ngành dây...
Đọc tiếp

Trong các bằng chứng tiến hóa sau đây, những bằng chứng nào phản ánh hướng tiến hóa hội tụ (đồng quy)?

    (1) Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau của chúng đã bị tiêu giảm chỉ còn lại di tích của xương đai hông, xương đùi, xương chày và hoàn toàn không dính với cột sống.

    (2) Lưỡng tiêm là dạng còn sót lại của tổ tiên ngành dây sống gần như không biến đổi so với dạng nguyên thủy.

    (3) Xương cùng, ruột thừa và răng khôn ở người tuy không còn chức năng nhưng vẫn không bị loại bỏ hoàn toàn mà vẫn di truyền từ đời này sang đời khác.

    (4) Ngư long thuộc lớp bò sát đã bị diệt vong từ đại Trung sinh, cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú. Do thích nghi với môi trường nước nên hình dạng ngoài của chúng rất giống nhau.

          (5) Cánh côn trùng phát triển từ mặt lưng của phần ngực, cánh chim và cánh dơi là biến dạng của chi trước. Do thực hiện chức năng giống nhau nên hình thái tương tự nhau

A. (1) và (3).

B. (4) và (5).

C. (2) và (4).

D. (1) và (5).

1
29 tháng 7 2018

Đáp án B.

Giải thích:

- Tiến hóa đồng quy có nghĩa là các loài có nguồn gốc khác nhau nhưng do sống trong cùng môi trường nên có một số cơ quan giống nhau. Đây là những cơ quan tương tự.

- Trong 5 ví dụ mà đề bài đưa ra có 2 ví dụ thuộc cơ quan tương tự.

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là: (1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. (2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. (3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng...
Đọc tiếp

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là:

(1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

(2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

(3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

(4). Cánh chim và cánh ong

(5). Ruột thừa ở người.

(6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người

(7). Phản ánh sự tiến hóa phân li.

(8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.

(9). Gai xương rồng và gai hoa hồng.

(10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan.

A. (2), (7), (9), (10). 

B. (1), (2), (3), (4). 

C. (2), (4), (8), (9). 

D. (1), (5), (6), (7).

1
17 tháng 12 2017

Đáp án C

I sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

II sai, đột biến gen gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

III sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit

IV đúng

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa : (1) phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau. (2) kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường. (3) CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể. (4) biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống. (5) số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu...
Đọc tiếp

Quan niệm của Đacuyn về cơ chế tiến hóa :

(1) phần lớn các biến dị cá thể không được di truyền cho thế hệ sau.

(2) kết quả của CLTN đã tạo nên nhiều loài sinh vật có kiểu gen thích nghi với môi trường.

(3) CLTN tác động lên cá thể hoặc quần thể.

(4) biến dị là cá thể là nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho tiến hóa và chọn giống.

(5) số lượng cá thể mang kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi sẽ ngày một tăng do khả năng sống sót và khả năng sinh sản cao.

(6) các cá thể mang những biến dị thích nghi với môi trường sẽ được CLTN giữ lại, các cá thể mang biến dị không thích nghi với môi trường sẽ bị CLTN đào thải.

(7) loài mới được hình thành dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ một nguồn gốc chung.

Phương án đúng là

A. (4), (6), (7). 

B. (1), (2), (4). 

C. (2), (5), (7).      

D. (1), (3), (4).

1
17 tháng 2 2018

Đáp án A

Phương án đúng là: (4), (6), (7)

(1)sai vì phần lớn các biến dị cá thể được

truyền cho đời sau

(2) sai vì kết quả của CLTN đã tạo nên

nhiều loài sinh vật có kiểu hình thích nghi

(3) sai, ông cho rằng CLTN tác động lên

từng cá thể

(5) sai, ông không đề cập tới khái niệm

“kiểu gen”; ông cho rằng cá thể nào có

biến dị di truyền giúp chúng thích nghi với

môi trường sẽ để lại nhiều con cháu hơn

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng? (1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. (2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ...
Đọc tiếp

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây về chọn lọc tự nhiên là đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

(2) Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.

(3) Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.

(4) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 

A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

1
1 tháng 2 2019

Đáp án A

Nội dung 1, 2 sai. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen mới mà chỉ sàng lọc lại những kiểu gen đã có sẵn trong quần thể.

Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 sai. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên giữ lại những kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (2) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không...
Đọc tiếp

Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(2) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.

(3) Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chi chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.

(4) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

1
15 tháng 7 2018

Đáp án B.

Có 2 phát biểu đúng là (2) và (3).

(1) sai vì: Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. CLTN tác động lên kiểu hình của các cá thể, thông qua đó tác động lên kiểu gen và các alen, do đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(4) sai vì: Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, nhưng không tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

7 tháng 8 2019

Cơ quan tương đồng là những cơ quan ở những cơ thể khác nhau và có cùng nguồn gốc

Ví dụ : 2,4,6

3 là các cơ quan thoái hóa nhưng chúng không có cùng nguồn gốc với nhau

=>   Đáp án: B

11 tháng 9 2017

Đáp án C

Chi trước của cá voi, dơi, mèo là những cơ quan tương đồng.

Các cơ quan ở các loài khác nhau được gọi là tương đồng nếu chúng được bắt nguồn từ cũng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau

8 tháng 11 2018

Đáp án B

Các cặp cơ quan phản ánh tiến hóa hội tụ thường là những cơ quan tương tự

Cơ quan tương tự là những cơ quan có cùng chức năng nhưng có nguồn gốc khác nhau

A – Cánh dơi và cánh chim đều có nguồn gốc là chi trước của động vật

B - Cánh chim ruồi là chi trước của  chim , còn cánh chuồn chuồn có nguồn gốc là nếp da trên lưng của chuồn chuồn

C- Vây  cá voi và chi trước của ngựa đều  là chi trước của động vật  có vú

D – Cánh chim và tay người cũng  là cơ quan tương đồng

    → Chỉ có cánh chim ruồi và cánh chuồn chuồn là cơ quan tương tự