K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2022

a. Gió đẩy bèo trôi gạt vào bờ.

b. Những người thợ săn tham lam bắn gãy cánh chú chim nhỏ.

c.Hạn hán kéo dài nên hoa màu bị khô héo.

Chúc bạn học tốt! Đúng thì tick mình nha

25 tháng 5 2016

a. Năm 1951, Nam Cao đã bị giặc Pháp phục kích và sát hại khi ông đang trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III.
b. Cầu được công nhân xây xong vào năm 1898

c. Một chiếc đồng hồ đếm ngược được người ta dựng tại Bờ Hồ

d. Nhiều tuyến đường mới được người ta mở trong thành phố

25 tháng 5 2016

bn lớp mấy?

6 tháng 1 2024

Bài hát được thể hiện cao trào khi người con gái ngồi một mình trong đêm khuya chờ chàng trai đang đi xa. Ngày đêm người con gái luôn thao thức đợi chờ, mong ngóng, tiếng trống canh thúc dồn dập báo thời gian trôi qua, tạo cho người nghe âm hưởng và xúc động qua những câu:

...Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi, anh ơi, em vẫn đợi... ...Ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn... tin chờ, sao chẳng thấy anh...? ...Người đi xa có nhớ, là nhớ ai... ngồi trông cánh... chim trời. Sao chẳng thấy anh?

Ca từ trong bài Bèo dạt mây trôi rất giản dị, gần gũi với nông thôn Việt Nam, sử dụng những hình tượng nghệ thuật như cánh bèo, chim, cá, mây, trăng, gió v.v. tạo ra một khung cảnh nhớ nhung sâu lắng. Cảnh vật nông thôn thời xưa thể hiện rõ nét, không gian và thời gian như nhập vào một, chất trữ tình mạch lạc. Đặc biệt ở nhan đề "Bèo dạt mây trôi" sử dụng một câu tục ngữ quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nông dân Việt. Tạo ra cho ca khúc một đặc điểm quan trọng đó là dễ đi vào lòng người nghe.

K bt có đúng k mik lấy trong sách văn

16 tháng 10 2016

- Bài thơ bánh trôi nước có đặc điểm giống với ca dao than thân là:

Bắt đầu bằng cụm từ "Thân em" và đều nói về nỗi khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

- Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả là "vừa trắng lại vừa tròn".

Bài thơ gợi lên hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh, phúc hậu nhưng có cuộc sống bấp bênh, chìm nổi, cuộc sống phụ thuộc vào các đấng mày râu. Nhưng dù cuộc sống như thế nhưng những người phụ nữ trong xã hội xưa vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Qua đó ta thấy bài thơ đã miêu tả và khẳng định những nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

- Trong hai hình ảnh trên hình ảnh thứ hai đã quyết định ý nghĩa giá trị của bài thơ. Vì nghĩa trên là phương tiện để tác giả chuyển tải ý nghĩa thứ hai. Nhờ ý nghĩa thứ hai mà bài thơ có giá trị tư tưởng và có những ý nghĩa sâu sắc hơn.

 

16 tháng 10 2016

có ng làm rồi bn ơi

Soạn Văn online : Phạm Quỳnh Hoa-7ABÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân HươngBánh Trôi Nước          Tác giả: Hồ Xuân HươngThân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son(2)(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm...
Đọc tiếp

Soạn Văn online : Phạm Quỳnh Hoa-7A

BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương

Bánh Trôi Nước         

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)

(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.
(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu.



I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

 

1.   Tác giả             

www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Hồ Xuân Hương (? - ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 - ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

2. Thể loại

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

II. Kiến thức cơ bản

1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):

- Bài thơ gồm bốn câu.

- Mỗi câu có 7 chữ

- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.

- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

- Hình thức: xinh đẹp

- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc.

-Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình.

-Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,...

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao. 

Chi tiết cho các bạn học VNEN: (ý kiến của mình)

-        Đều đề cập đến nỗi khổ đau của người phụ nữ phong kiến

-        Nói lên thân phận chìm nổi, bị phụ thuộc của ng phụ nữ phong kiến

-        -Lên án xã hội cũ

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

 

Nhận xét của riêng tôi: Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, ta thấy quả không sai khi người đời mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn hai bốn chữ mà cuộc đời, bóng dáng một con người cứ hiện lên, lung linh, lung linh... Đẹp đẽ, trong sáng và mãnh liệt, phải chăng đó là hiện thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp hình thức: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, kết thúc bài thơ là vẻ đẹp phẩm giá: Em vẫn giữ tấm lòng son, trọn vẹn và hoàn hảo!

               www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Bài thơ hiểu theo nghĩa ẩn dụ, mượn hình ảnh bánh trôi để nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhưng có phải người phụ nữ nói chung hay mang tính cá biệt?

Một hình tượng nghệ thuật có sức sống khi nó mang tính khái quát, điển hình cho những hình mẫu phổ biến nhất định trong xã hội. Nhưng với bài thơ này lại đặc biệt hơn, bởi nhân vật trữ tình sống trong xã hội này mà lại đang cố vượt ra nơi khác bằng một sức sống tiềm tàng, như thể cái xã hội ấy không trói buộc nổi một tâm hồn với khát khao sống mãnh liệt để gìn giữ, vươn tới cái đẹp. Bản lĩnh ấy, trong xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, liệu ai có được như thế? Phải chăng điều đó đã làm cho bài thơ  trong cổ điển đã thể hiện tính hiện đại, đưa lại giá trị cách tân cho một thời kỳ văn học?

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

1
17 tháng 10 2016

Hả?

18 tháng 10 2016

hả gì vậy??

20 tháng 11 2016

A/ đối tượng : Sài Gòn

PTBĐ:biểu cảm

Yếu tôi biểu cảm : anh nắng:

mọi người cho nx bài viết này vs nek Viết cảm nhận của em về bài ca dao:Gió đưa cành trúc la đàTiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ XươngMịt mù khói toả ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.                                                                Bài làmBài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh...
Đọc tiếp

mọi người cho nx bài viết này vs nek

 

Viết cảm nhận của em về bài ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

                                                                Bài làm

Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây.Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, ,Không chỉ có vậy tiếng chuông còn làm cho.tác giả như chuyển mình qua mùa thu làm sáng lên tâm hồn của người  đọc một bức tranh đầy màu sắc của mùa thu nhẹ nhàng trong sáng. Vói cành trúc uyển chuyễn sự lay động của nó đã làm rớt đi những cái hạt sương bé nhỏ đầy thơ mộng.

                                                  Gió đưa cành trúc la đà

                                  Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

 

Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Tất cả cảnh đó thoát ra caí cảnh mù mịt mà trở nên sống động, hấp dẫn hơn. Khói sương tan dần, hiện rõ nét hơn. Đó là một bức tranh đầy màu sắc đầy những sức sống mới. Vẽ lên cảnh đẹp tuyệt đỉnh trên mặt gương Tây Hồ làm cho bức tranh thêm bừng sáng. Tô đậm hơn bức tranh mùa thu trong làn sương sớm.. Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp đập của cuộc sống, sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái ,mặt gương Tây Hồ..

Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới có những vần thơ hay đến vậy.

Tất cả các hình ảnh ở trong bài thơ được tác gải phô trương một cách mới mẻ, độc đáo như tự hào cảnh đẹp của đất nước mình. Nhấm mạnh cái lịch sữ của Thăng Long

5
8 tháng 10 2016

kcj mk nx thật sự thôi à

7 tháng 10 2016

Bài của bạn khá là ổn về phần viết

Nói chung là cảm nghĩ đã đầy đủ và hay

13 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

13 tháng 11 2016

còn ba bài nữa bn giúp mk vs nha!

 

5 tháng 2 2017

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết haha

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốtleuleu

22 tháng 1 2019

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt