Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Trả lời:
Hoạt động của gió mùa ở nước ta
- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là
A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng
C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao
D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển
Đáp án là B
Căn cứ vào kiến thức đã có, bản đồ Công nghiệp chung (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì hai thành phố này hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp:
- Vị trí địa lí thuận lợi.
+ Hà Nội nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là một trong ha đỉnh của tam giác tăng trưởng phía bắc.
+ TP. Hồ Chí Minh nằm ỏ trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta, có sức hút đầu tư trong và ngoài nước.
- TP. Hồ Chí Minh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, đầu mối giao thông lớn nhất phía Nam.
- Tài nguyên:
+ Hà Nội nằm gần cơ sở nguyên liệu, năng lượng của miền núi trung du phía bắc, nguồn thủy năng trong hệ thống sông Hồng và có nguồn nguyên liệu nông -lâm - thủy sản khá dồi dào của vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ TP. Hồ Chí Minh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, nên có tài nguyên dầu khí, vật liệu xây dựng, tài nguyện thủy điện, nguồn thủy sản, điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp; liền kề với Đồng bằng sông Cửu Long, vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất nước.
- Là hai thành phố có số dân đông nhất (năm 2008, số dân của Hà Nội là 6116,2 nghìn người, TP. Hồ Chí Minh là 6611,6 nghìn người), có nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp có chất lượng tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước.
- Đây là hai thành phố thu hút mạnh đầu tư từ bên ngoài.
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp, trong đó có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm.
- Có nhiều chính sách năng động trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta vì :
+Thành phố Hồ Chí Minh :
– Nằm ở trung tâm Đông Nam Bộ, vùng kinh tế năng động nhất nước ta, gần các vùng nguyên liệu, năng lượng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu).
– Có ưu thế về vị trí địa lí về giao thông, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dở lớn nhất cả nước. Là đầu mối giao thông quan trọng nhất phía Nam.
– Đông dân, nguồn lao động dồi dào, chất lượng nguồn lao động dẫn đầu cả nước.
– Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.
– Có sức thu hút mạnh mẽ đối với đầu tư cả trong và ngoài nước.
– Kết cấu hạ tầng tốt nhất cả nước, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.
– Với chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị ở phía Nam.
+Hà Nội
– Là thủ đô, vị trí địa lý thuận lợi nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phòng qua quốc lộ 5, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.
– Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông sản, thủy sản phong phú.
– Lực lượng lao động đông và có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.
– Là đầu mối giao thông quan trọng, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật phát triển mạnh.
– Thu hút nhiều đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào công nghiệp.
Nêu những thuận lợi chủ yếu của hai trung tâm công nghiệp về:
- Vị trí địa lí.
- Tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn lao động có tay nghề.
- Thị trường.
- Kết cấu hạ tầng.
Chọn: A.
Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội ( 28 , 9 ° C ) cao hơn TP. Hồ Chí Minh ( 27 , 1 ° C ).
Vì: các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).
Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Vì các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).
Đáp án cần chọn là: B
B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3)
B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3.
=> Các thành phố trực thuộc Trung ương là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
- Huế không phải là thành phố trực thuộc Trung ương.
Đáp án: B
Giải thích:
B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3).
B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3. Các thành phố trực thuộc TW là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Huế không phải là thành phố trực thuộc TW.
Giải thích: Xem bảng chú giải ở giữa bên trái. Dựa vào trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu bên dưới cùng, ta thấy các thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội (7 095,9 nghìn người), Đà Nẵng (1 007,7 nghìn người), TP. Hồ Chí Minh (7 981,9 nghìn người), Cần Thơ (1 238,3 nghìn người),… Như vậy, TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất nước ta.
Đáp án: D.