Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biểu hiện của tư tưởng nhân đạo:
- Ca ngợi, khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người
- Tố cáo, lên án những thế lực đen tối, phản động, chà đạp lên phẩm chất và nhân cách con người
- Tin tưởng vào bản chất tốt đẹp, lương thiện của con người
- Bảo vệ bênh vực quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em
Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.
Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …
Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…
Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.
~ hỏi j thế~
Câu 1 :
Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước
- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước
- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 2:
Trình tự lập luận của tác giả:
- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam
- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)
- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu
Câu 3:
Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"
- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người
- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội
Câu 4:
Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:
- Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới
Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã
- Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết
- Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập
Câu 5:
Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:
+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…
+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt
- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn
Câu 6:
Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn
- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước
→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.
#Học tốt
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.
- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.
2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".
3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:
- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)
- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)
- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)
- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)
- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)
Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.
4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.
5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.
Bài học từ phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh:
- Nói được Hồ Chí Minh: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh cao của Người
- Học hỏi sự giản dị trong: lối sinh hoạt (ăn, ở, mặc…), tác phong làm việc
- Sự thanh cao trong nhân cách: thường xuyên học tập, nuôi dưỡng tâm hồn
- Người có đức tính khiêm tốn, chân thành, cởi mở… Bác hi sinh tất cả, quên mình lo cho dân cho nước
→ Tỏ lòng yêu mến, biết ơn Bác Hồ, phán đấu rèn luyện theo gương Bác
Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.
1)
Bài viết bao gồm các luận điểm như:
- Nội dung của văn nghệ
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
- Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
- Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.
5)
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
Thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới đã được nêu lên ở phần Sự thách thức. Thực trạng này được khái quát theo những nội dung:
- Trẻ em trở thành nạn nhân của hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài;
- Trẻ em là nạn nhân của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp;
- Tình trạng trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật, ma tuý.
Những nội dung về thực trạng cuộc sống của trẻ em đặt ra những nhiệm vụ cấp bách cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
Ở trong phần “ Nhiệm vụ” bản tuyên bố đã nêu ra 8 nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết. Chăm lo đến mọi mặt của đời sống trẻ em, từ những vấn đề trực tiếp như y tế, sức khoẻ học hành cho đến những vấn đề có tầm vóc vĩ mô như sự tăng trưởng kinh tế, kế hoạch hoá gia đình... Sâu xa hơn nữa là cách thức giáo dục trẻ tự nhận thức được những giá trị của bản thân, từ đó có thể xây dựng cuộc sống đảm bảo tương lai cho mình.
Mk nhầm . Đây mới đúng
Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:
- Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;
- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.
Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ và chăm lo cho trẻ em
- Công ươcs về quyền của trẻ em ra đời đã tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới
- Những cải thiện gần đây của bầu không khí chính trị quốc tế cũng tạo điều kiẹn dễ dàng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó
Chọn đáp án: E