K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

10 tháng 3 2022

TK

Bài thơ “ Ngắm trăng” đã thể tình yêu thiên nhiên đến say mê và khát vọng tự do mãnh liệt của Bác. Bài thơ Ngắm trăng được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam ở nhà tù Tưởng Giới Thạch đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cùng phong thái ung dung, tinh thần thép của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ đầu chính là tình yêu thiên nhiên mãng liệt của Người. Trong điều kiện nhà tù "không rượu cũng không hoa", Bác thiếu đi những điều kiện vật chất của những thi nhân xưa để thưởng nguyệt, ngắm trăng. Tuy nhiên, Bác vẫn khẳng định là "Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ" cho thấy tình yêu thiên nhiên cùng sự hưởng thụ thiên nhiên của Bác. Nếu như hai câu thơ trên là tình yêu thiên nhiên của Bác thì hai câu thơ cuối còn là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ" là một tư thế chủ động giao hòa với thiên nhiên của Bác. Từ "ngắm" cho thấy một sự hưởng thụ thiên nhiên thoải mái tuyệt đối. Tư thế ngắm trăng của Bác cho thấy sự ung dung, không chút sợ hãi và tinh thần thép của Người trong hoàn cảnh ngục tù khó chịu như thế. Đáp lại tình yêu của Bác, dường như trăng cũng "nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Phải chăng đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng? Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Tóm lại, bài thơ không chỉ là tình yêu thiên nhiên của Bác mà nó còn là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng VN.

9 tháng 4 2018

Nhắc đến bài thơ "Ngắm trăng", ta ko thể ko nhắc đến tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác:

"Người ngắm trăng soi ngoài của sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

Giọng thơ nhẹ nhàng. 2 câu thơ SD phép đối trong từng vế câu và giữa 2 câu. 2 câu thơ làm nổi bật tình cảm gắn bó giữa ng tù - thi sĩ với vầng trăng. Ng ngắm trăng, trăng cũng mải mê ngắm ng, ng và trăng trở thành tri kỉ, tri âm. Ng và trăng chủ động tìm đến nhau để cùng chia sẻ, cùng giao hòa. Ôi, vẻ đẹp tam hồn của ng nghệ sĩ mới đẹp làm sao! Tóm lại. 2 câu thơ cho ta thấy đc vẻ đẹp tâm hồn của ng nghệ sĩ say sưa với vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó làm nổi bật lên phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, chất chiến sĩ kết hợp chất thi sĩ trong con ng Bác.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.

1 tháng 5 2023

Mở đoạn:

- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"

- Giới thiệu tác giả.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý như sau:

- nêu nội dung của bài thơ.

- Mở đầu bài thơ là nơi hoạt động của người cộng sản:

"Sáng ra bờ suối tối vào hang"

+ Phép đối: sáng - tối và ra- vào làm cho 2 vế trong câu có sự sóng đôi với nhau, từ đó gợi lên sự nhịp nhàng, cuộc sống nề náp của Bác: sáng ra tối vào.

- Tiếp đến câu thơ thứ hai: "Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng."

+ Sự ung dung của Bác đã thể hiện rõ trong cuộc sống vật chất đạm bạc, thiếu thốn của người. 

- Tiếp đó: "Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng."

+ Đó có lẽ hình tượng trung tâm của bài thơ.

+ Cuộc sống giữa núi rừng thật gian khổ, vất vả, thiếu thốn.

+ Nơi làm việc cũng không lấy gì thoải mái vì bàn đá chông chênh, nhưng dáng điệu của Bác vẫn khoan thai đĩnh đạc. Từ đó, em cảm nhận được một hình ảnh giản dị nhưng lại rất "sang" ở Bác.

- Đến câu thơ cuối" Cuộc đời cách mạng thật là sang"

+ Phải chăng đó là lời nhận định tổng quát của Bác? (tình thái từ: chăng)

+ Bác ca ngợi cuộc đời cách mạng rất "sang" nhưng theo em, con người Bác cũng "sang".

- Kết luận:

+ Qua bài thơ, em cảm nhận được hình ảnh một con người có  tinh thần lạc quan, phong thái ung dung khi trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng Việt Bắc.  (trợ từ: được)

+ Ôi, một hình ảnh "sang" và "đẹp". (từ cảm thán: ôi).

Kết đoạn:

- Khẳng định lại hình ảnh Bác.

1 tháng 5 2023

mik muốn đoạn văn lun bạn , chớ mik ko muốn dàn ý á

haha