Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của dân tộc ta đầu thế kỉ 20. Ông là tác giả của chùm thơ thu nổi tiếng: Thu điếu , thu vịnh , và thu ẩm. Ngoài ra , ông còn để lại nhiều bài thơ hay nói lên tình bạn cao quý , chân thành và cảm động. “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ nôm tiêu biểu ấy.
Câu nhập đề rất tự nhiên, mộc mạc , giản dị nhưng lại biểu lộ sự vồn vã, vui mừng khôn xiết của một người đã quá lâu rồi mới gặp lại bạn tri âm. “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” Chữ “bác” gợi lên thái độ niềm nở, thân mật, và trân trọng, một cách xưng hô thân tình. Ta như cảm nhận được những giọt lệ đang ứa ra ở khóe mắt đôi bạn già tri kỉ đã quá lâu rồi mới được gặp nhau. Sự xa cách, nhớ mong làm nỗi bật niềm xúc động, niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn. “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra cây, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa” Nối tiếp sự vui mừng khôn xiết là một nụ cười rạng rỡ nhưng cũng vô cùng hóm hĩnh. Nhà thơ đã tự tạo ra một tình huống éo le. Đoạn thơ như vẽ lên một bức tranh thân thuộc của khu vườn nơi thôn dã. Có ao cá, có gà, có cà, có cải, có mướp, có bầu…,có hai người bạn già đang cầm tay nhau đi dạo trong vườn, tận hưởng thú vui dân dã của một ông quan về ở ẩn. Có tất cả mà cũng chẳng có gì để đãi bạn. Ta có cảm giác như ông đang phân giải với bạn, nhưng cũng có cảm giác ông đang nói lên cuộc sống thanh bạch của chính mình. “Miếng trầu là đầu câu chuyện” thế mà Nguyễn Khuyến thì “Đầu trò tiếp khách trầu không có”, sự thiếu thốn đã được ông nâng cao một cách hóm hỉnh, hài hước đến tột đỉnh. Tất cả để khẳng định : “ Bác đến chơi đây, ta với ta” Mọi cái đều “không có” ,chỉ có duy nhất một thứ, đó là tình bạn thắm thiết mà không một thứ vật chất nào có thể thay thế được. Tình bạn là trên hết. Tình bạn được xây dựng từ sự cảm thông , tôn trọng lẫn nhau, không vụ lợi. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu người bạn thân như thế. Đoạn thơ như dạy cho chúng ta phải biết nuôi dưỡng tình bạn trong sáng như thế nào. Hãy trải lòng ra để sống với mọi người, đừng để vật chất làm hoen ố những tình cảm vốn rất đẹp trong mỗi chúng ta.
Tóm lại, bài “Bác đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến được viết bằng lời thơ giản dị, mộc mạc nhưng thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên, nói lên được tình bạn thâm giao, trong sáng, chân tình. Nó có tác dụng giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình, không bị cuộc sống vật chất của xã hội phát triển lôi kéo, giúp chúng ta luôn giữ được một tình bạn trong sáng, thủy chung, và cao đẹp vốn là bản chất của dân tộc Việt.
1.
Năm 1947‐ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và truờng kì. Giữa những thiếu thốn và thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ phong thái ung dung, tự tại. Tại nơi núi rừng Tây Bắc khốc liệt này, Bác Hồ vẫn dành Tôi là ai (/vip/tla1234) 25/11 lúc 12:35 5 câu trả lời ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Natalie Lê ﴾/vip/minhthu04﴿ Nguyễn Thị Mai ﴾/vip/maimoonest2k4﴿Mai Phương aNH ﴾/vip/phuonganh123456789﴿ Văn Sử Địa ﴾/van‐su‐dia/hoi‐dap/﴿ Ôn tập ngữ văn lớp 7 ﴾/hoi‐dap/on‐tap‐ngu‐van‐lop‐7.579/ ﴿ Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh. ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Help me! ﴾/hoi‐dap/question/131428.html﴿ Chọn 1 trong các đề sau1. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh2. Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến3 . Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Bnáh trôi nước của Hồ Xuân Hương ﴾ help me đề thi cuối HKI của mình giúp mk , cảm ơn ạ ﴿ Tìm kiếm 30/11/2016 Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến /hoidap/timkiem?q=Ch%E1%BB%8Dn+1+trong+c%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%81+sau1.+Ph%C3%A1t+bi%E1%BB%83u+c%E1… 2/53 cho mình những phút thanh thản để thuởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, thiên nhiên chính là nguồn khích lệ to lớn đối với nguời chiến sĩ‐nghệ sĩ nơi chiến. Bài thơ cảnh khuya đã đuợc nguời sang tác trong một đêm tại chiến khu Việt Bắc Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều những thi nhân, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà còn trở thành người bạn tri kỉ để mỗi có thể chia sẻ buồn vui. Có đôi khi trăng như dòng suôí làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bong lồng hoa Cảnh trăng đêm êm đềm thơ mộng đi vào lòng nguời nghệ sĩ, giữa cảnh đêm trăng tĩnh lặng tiếng suối róc rách trong veo đuợc ví với tiếng hát văng vẳng lúc gần lúc xa. “Tiếng hát xa” là loại âm thanh đặc biệt, tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ phía xa con người vẫn có thể cảm nhận. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong không gian yên lặng, nó không bị lẫn vào những âm thanh phức tạp của sự sống. Điều thú vị là âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người làm nổi bật hơn tiếng suối trong veo trong đêm. Đặc biệt hơn, âm thanh ấy càng trở nên nhẹ nhàng, âm vang hơn khi được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất tạo vẻ đẹp lấp lánh, những bông hoa nghiêng bóng trên mặt đất tạo nên những bức tranh lúc ẩn lúc hiện thật khiến nguời ta xao lòng. Hai từ "lồng" đuợc Bác đặt chung trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất riêng biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành khối chỉnh thể. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà vào nhau, nương dựa nhau một cách duyên dáng và đáng yêu Tất cả đuợc giao hòa nhịp nhàng, tạo nên nhịp điệu êm đềm, dẫn dắt tâm hồn người vào cõi mơ mộng. Nếu như ở hai câu mở đầu bài thơ là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau lại là tâm trạng của Bác trước thời cuộc: Cảnh khuya như vẽ nguời chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nuớc nhà Cảnh khuya sống động, có hồn chứng tỏ một điều: người đang thưởng cảnh, đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật để giao hòa với thiên nhiên kia. Cái hồn của thiên nhiên đã tác động mạnh mẽ đến trái tim nguời nghệ sĩ nhạy cảm ấy và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Làm sao Nguời có thể ngủ được trước đêm trăng thanh gió mát đẹp mê hồn như đêm nay Thao thức không ngủ là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở không nguôi trong tâm hồn Nguời trước cái đẹp. Ngòai lí do cảnh đẹp không thể cuỡng lại, Bác còn không thể ngủ đuợc vì “lo nỗi nuớc nhà”. Câu thơ vang lên như một sự tỉnh mộng cho người đọc. Chúng ta cứ ngỡ rằng Bác đang thả mình thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực lòng Người vẫn đang đau đáu một nỗi niềm non nước‐lo nỗi nuớc nhà. Mặc dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh nhưng tâm hồn bác vẫn luôn huớng về nuớc nhà, vẫn luôn huớng về non song, dân tộc và đất nuớc. Cả hai câu thơ trên cho ta thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ‐chiến sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường cho dù có bao gian khó trong Bác. Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt rất hay và đẹp, đây là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Qua bài thơ này, ta có thể thấy đuợc nét đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn Người: lòng yêu thiên nhiên và tâm hồn cao cả của Bác. Thơ của Bác luôn giản dị, tự nhiên và trong sáng. Chính vì vậy những dòng thơ luôn êm đẹp, hồn hậu khơi gợi niềm thích thú và tình yêu trong lòng mỗi con nguời chúng ta
Mình sẽ viết lại bài dựa trên bài của bạn:
Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Ánh trăng vàng tươi đẹp nhẹ nhàng vuốt lên từng cảnh vật.Trăng soi sáng mái hiên nhà, trăng nằm phơi mình lên tàu lá chuối, trăng mỉm cười đùa vui cùng cảnh vật...Và cũng là lúc này, tôi lại sực nhớ đến bài thơ cảnh khuya của Bác Hồ. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Tôi bồi hồi nhớ lại cảm giác ấm cúng, nhớ lại tình yêu đất nước sâu sắc, yêu thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Trong đầu tôi lại bay bổng từng vần:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trước mắt tôi bây giờ, trăng như một chiếc gương hiện lên hình ảnh 1 vị cha già luôn tận tụy vì nước vì dân đang say sưa ngắm ánh trăng:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng để nhường chỗ cho ánh trăng hiền dịu.Bỗng có tiếng suối văng vẳng đâu đây khiến người tưởng như có giọng hát trong trẻo của ai đó đang vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng. Tiếng suối “trong” ấy như tiếng hát “xa” -Phép so sánh ấy thật ấn tượng : Con suối là 1 hình ảnh của núi rừng thiên nhiên, tĩnh lặng và êm ái được so sánh với tiếng hất du dương mềm mại được vang vọng rất xa khiến cho hình ảnh con suối trở nên thật thơ mộng và nên thơ. Tiếng suối chảy róc rách lại làm tôi nhớ đến bài"Côn sơn ca'' của Nguyễn Trãi :
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)
Cảnh Côn Sơn thật đẹp, thật nên thơ, thanh tĩnh và thoáng đãng làm nổi bật lên âm thanh vui vẻ, êm tai như có ai đó đang chơi 1 bản nhạc.
Sự so sánh liên tưởng ấy không chỉ làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế từ tận trái tim của Bác . Ngòi bút của Bác lại trở nên điêu luyện và tài ba khi đã khéo léo vẽ lên được 1 hình ảnh tuyệt đẹp.
“trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” .
Vẻ đẹp của trăng thật lung linh huyền ảo khi mọi thứ cứ đan xen, lồng vào nhau. Điệp từ "lồng'' khiến người ta liên tưởng đến 1 bức tranh đêm trăng thaathj mộng mơ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bóng cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng trăng lại in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa được bàn tay ai đó khéo léo dệt nên.
Chỉ với 2 câu thơ mà đã gửi gắm thật nhiều tình yêu thương của Bác. Tấm lòng Bác thật cao cả, suốt đời sống chỉ để dành tình yêu thương. Bác yêu cỏ cây, hoa lá, yêu từng con người trên mảnh đất hình chư S thân thương. Nỗi lòng yêu thương ấy lại như được nhân lên, được sáng tỏ hơn khi đất nước bị rơi vào vòng chiến tranh. Suốt cả mấy đêm dài đằng đẵng, Bác ko chợp mắt được chút nào. Phần vì say sưa ngắm cảnh, cảnh trăng đẹp như vậy thì phải thưởng thức, sao có thể ngủ? Phần vì Bác lo nỗi nước nhà, lo việc quân đang bận, lo dân, lo nước còn bao nỗi gian lao:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đối với Bác,với vị lãnh tụ đáng kính của toàn dân VN, đất nước, nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Bởi Bác là con của mảnh đất nghèo này, bởi mảnh đất đã thấm bao xương máu của nhiều vị anh hùng hiên ngang, luôn giữ vững 1 lòng vì độc lập chủ quyền đã nuôi Bác khôn lớn. Và cũng chính những giọt máu ấy đã đem cho Bác tình yêu, trái tim rộng lượng cao cả ngày nay.Mắt Bác thức nhiều rồi, trán Bác đã có nhiều nếp nhăn vì không ngủ, cũng giống như Minh Huệ đã viết
“Đêm nay Bác không ngủ
Đêm nay Bác ngồi đó
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Hồ Chí Minh-cái tên luôn ngời sáng trong lòng mỗi con người ko chỉ trong nước Nam ta mà còn trong cả thế giới. Nhắc đến vị anh hùng Hồ Chí Minh, không ai không thể nhắc đến người đã bỏ cả 1 cuộc đời, 1 tuổi thanh xuân duy nhất để tìm đường đưa đất nước đến độc lập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bác tâm sự:‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. " Đồng bào"-2 tiếng thật gần gũi và thân thương.Bản thân là 1 vị lãnh tujmaf Bác ko hề cao sang, tự kiêu mà sống chẳng khác gì một người dân.Bác điềm đạm, luôn sẻ chia và quan taamt[í những con người lam lũ- những người sẽ đưa đất nước trử nên cường thịnh, vinh quang...
Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng niềm vui, say mê của Bác với thiên nhiên cũng đâu được trọn vẹn, bởi 1 nỗi lo luôn canh cánh trong Bác : đất nước đang lâm nguy...Có thể nói, Bá ko chỉ yêu quê hương dất nước mà còn yêu trăng...
"trăng vào cửa sổ đòi thơ
việc quân đang bận xin chờ hôm sau"
(tin thắng trận-HCM)
‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Tôi thẫn thờ ngồi ngắm trăng, ngắm bao tình thương mà Bác trao cho quê hương, đất nước, con người VN.
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ Điệp ngữ: “ lồng”, “ chưa ngủ”.
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ “ lồng” tạo nên vẻ đẹp lung linh , huyền ảo cho cảnh vật về đêm.
+ Điệp ngữ “ chưa ngủ” thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào trong tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ vì cảnh thiên nhiên đẹp và chưa ngủ vì lo cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.
Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:
“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.
Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hoà mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.
Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thương cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:
“Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.
Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:
“Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan toả. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.
- tiếng suối trong như tiếng hát xa
=> miêu tả tiếng suối khiến nó trở nên sinh động
-trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
=> miêu tả ánh trăng và cảnh vật khiến chúng như hòa vào nhau
- cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
=> tự sự thể hiện nỗi lo nước lo nhà của bác
Tự sự : nói về việc Bác chưa ngủ . Chưa ngủ vì ngắm cảnh thiên nhiên và lo cho vận mệnh đất nước
Miêu tả : tả cảnh thiên nhiên : ánh trăng , cây cổ thụ , hoa , tiến hát , tiếng suối . Đó là lúc về khuya
=>chỉ rõ được phong thái ung dung , tình yêu thiên nhiên , đất nước hòa quyện thống nhất trong con người Bác
- Tự sự : Kể về lúc Bác chưa ngủ . Chưa ngủ vì ngắm cảnh thiên nhiên và lo cho vận mệnh đất nước
- Miêu tả : Tả về quang cảnh thiên nhiên : tiếng suối , tiếng hát , trăng , cây cối , hoa lá . Đó là lúc về khuya .
" Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá ngụy trang reo với gió đèo "
Hình ảnh của buổi chiều nắng, tô thêm vẻ đẹp của tự nhiên. Những hạt nắng tự trên những cành lá, những hạt nắng lấp ló sau những hàng cây. " Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo " tác giả đã sử dụng phép hoán dụ làm nổi bật được cảnh thiên thiên đất trời. " Núi không đè nổi vai vươn tới" Núi non hùng, những hàng cây xanh phủ một màu xanh tốt nổi bật giữa nền trời. Những người chiến sĩ ngày đêm làm việc, bảo vệ 1 vùng trời của tổ quốc. " lá ngụy trang reo với gió đèo" Dù công việc vất vả nhưng họ vẫn luôn cười. Vẫn bất khuất kiên cường.Đó là những đức tính tốt của nhân dân VN ta.
Chúc bạn hx tốt! :)
=> Biện pháp hoán dụ được sử dụng trong những câu thơ trên có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh bất khuất, kiên trung của người chiến sĩ. Dù trong chặng đường hành quân khó khăn, vất vả thì họ vẫn luôn là những con người vô cùng đẹp, biêu tượng cho sự lạc quan, yêu nước của dân tộc ta.
Đáp án: C