Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
như là: Chiếc thuyền in bến mỏi trở về nằm.
(Quê hương- Tế Hanh)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Mở đầu tác phẩm , Huy Cận đã miêu tả đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn thật đẹp
Với nghệ thuật miêu tả kết hợp so sánh tác giả đã giới thiệu cảnh hoàng hôn trên biển thật đẹp , kì vĩ tráng lệ . Mặt trời như một quả cầu lửa đỏ rực đang lặn dần và mất hút dưới lòng đại dương . Ngày đã tàn đêm lại đến với trí tưởng tượng phong phú bay bổng nhà thơ đem đến cho thiên nhiêu một tâm hồn . Ngôi nhà chung của vũ trụ đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi mà sóng biển là then cài , màn đêm là cánh cửa . Trong thời buổi này , ngư dân bắt tay vào lao động . Công việc đánh cá vốn vất vả nhọc nhằn . Đánh cá về đêm thì lại càng gian khổ hiểm nguy vì họ phải chịu đựng sương gió sóng nước đại dương và có thể gặp nhiều tai họa bất ngờ . Dù thế nhưng với họ với ngư dân công việc đánh cá đêm trở thành thông lệ qua từ " lại ". Họ bất chấp khó khăn . Hình ảnh cánh buồm căng phồng no giáo cùng với những tiếng hát của ngư dân thể hiện niêm vui hăng say lao động của họ khi bắt đầu lao động cảnh ra khơi thật tưng bừng nhộn nhịp , tràn đầy tiếng ca yêu lao động yêu cuộc sống yêu công việc
Đoàn thuyền đánh cá của huy cận là một bài ca ngợi hành trình đánh cá ra biển khơi của những người ngư dân ở vùng biển khơi Quảng Ninh. Ngay mở đầu bài thơ, ta đã nghe thấy âm hưởng bài ca lao động ngân vang, khỏe khoắn cho đoàn thuyền ra khơi. Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn trên biển, vừa diễm lệ huy hoàng, vừa đầy sức sống:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
Điểm nhìn của nhà thơ ở đây là điểm nhìn tưởng tượng, phải ở rất xa mới nhìn được vùng biển phía Tây, nơi mặt trời đang lặn xuống giống như 1 hòn lửa khổng lồ đang rực cháy. Đây là 1 liên tưởng so sánh thật bất ngờ, thú vị. Vũ trụ bao la, huyền bí như 1 cái nhà nhà khổng lồ mà đêm tối là cánh cửa sập xuống mà những con song chạy ngang trên biển là những then cài. Cảm quan vũ trụ của nhà thơ thật kì lạ, độc đáo, mở ra sự phong phú trong trí tưởng tượng của người đọc. Quang cảnh kết thúc thật kì vĩ, tráng lệ của 1 chu kì thiên nhiên ấy lại là sự mở đầu 1 ngày lao động mới của con người:
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Từ “lại” cho thấy đây chỉ là sự tiếp diễn nhịp điệu lao động của người đánh cá, cảnh ra khơi khi hoàng hôn buông xuống đã diễn ra thường xuyên liên tục qua nhiều đêm. Trên hành trình ra biển ấy, cũng như mọi lần, tiếng hát của họ vút cao, vang xa trên song nước mênh mang. Ở đây, “ căng buồm” là thật ( vì gió thổi mạnh trên biển khơi), nhưng “câu hát” căng buồm lại là ảo. Tuy vậy, chính cái ảo ấy lại hiển hiện cái thực: đó là khí thế mạnh mẽ của người đánh cá khi ra khơi. Tiếng hát của họ là tiếng hát của những con người dám chinh phục biển khơi
Tham khảo
Nếu như bài thơ "tiểu đội đội xe không kính" là bài ca về lòng dũng cảm, ý chí, trái tim thiết tha đối với Miền Nam, của những lái xe không kính thì "đoàn thuyền đánh cá" lại là khúc tráng ca về công cuộc lao động của con người trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng.
Nếu các khổ thơ đầu nói về chuyến hành trình đánh cá gian lao và vất vả trong không khí tươi vui của đất nước, hân hoan tưng bừng cùng nhau thi đua với khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ thì khổ thơ cuối tác giả miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh:
"Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
Huy Cận sử dụng biện pháp đầu cuối tương ứng. Câu đầu khổ cuối lặp lại với câu cuối khổ đầu như là điệp khúc của thơ ca. Như vậy câu hát đã theo hành trình của người dân chài lưới với niềm lạc quan, tin tưởng và vui sướng. Điều này nhấn mạnh niềm vui lao động làm giàu quê hương đất nước của người dân chài.
Đoàn thuyền trở về trong câu hát hân hoan, phấn khởi với những khoang thuyền đầy ắp cá với tư thế hào hùng khẩn trương "chạy đua cùng mặt trời" giành lấy thời gian, tranh thủ thời gian để lao động.Đoàn thuyền ở đây sánh ngang cùng vũ trụ, là hình ảnh hoán dụ để chỉ người dân trong tư thế sóng ngang cùng vũ trụ. Trong cuộc chạy đua này con người đã dành được chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì "Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."
"Mặt trời đội biển nhô màu mới" là hình ảnh nhân hóa vẻ đẹp ngày mới như một huyền thoại rực rỡ. Ở đây ta bắt gặp một hình ảnh mặt trời khác không phải mặt trời của thiên nhiên mà là mặt trời của muôn loài mắt cá long lanh trong buổi bình minh. Ý thơ phảng phất không khí thần thoại , bản hùng ca lao động.
Câu kết đã diễn tả ánh mặt trời đã điểm tô cho những thành quả lao động thêm rực rỡ, muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa sáng huy hoàng, góp phần làm đẹp thêm trời biển quê hương. Đó là niềm vui chiến thắng, niềm vui đủ đầy khi được mùa tôm cá, niềm vinh quang bình dị của người lao động.
Qua khổ thơ ta thấy thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ và niềm vui chiến thắng cũng mang lại tầm vóc lớn lao. Văn chương Việt Nam sau năm 1945 không chỉ khắc họa hình ảnh các anh bộ đội cứu nước mà còn vẽ lên chân dung của những người lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa. Bài thơ nói về những con người đang ngày đêm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã viết trong bình giảng các tác phẩm văn học lớp 9 rằng: "câu hát căng thuyền đưa buồm đi nay đưa thuyền về. Nhưng nó về với một tư thế mới: chạy đua cùng mặt trời và trong cuộc đua này, còn người đã về đích trước và giành chiến thắng . Khi mặt trời vừa đội biển mà lên đem màu đỏ sáng cho đất nước thì thuyền đã về bến từ lâu. Ánh sáng ban mai làm cho thành quả lao động trở nên rực rỡ, huy hoàng".
Tác giả miêu tả đoàn thuyền đánh cá theo vòng tuần hoàn của thời gian, từ đêm hôm trước tới sáng ngày hôm sau. Và theo mạch cảm xúc của bài thơ đó là khúc hát vang vọng, ca ngợi tinh thần lao động hăng say để xây dựng quê hương đất nước, trở thành hậu phương vững chắc cho miền Nam ruột thịt.
a. Bố cục bài thơ gồm 3 phần
Phần 1 (2 khổ đầu): Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, lên đường, tâm trạng náo nức
Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên bển
Phần 3 (còn lại): Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh
b, Không gian và thời gian miêu tả trong bài thơ
- Trong bài thơ có hai cảm hứng chính: ảm hứng lao động, cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ
- Cảm hứng tạo hình ảnh đoàn thuyền đánh cá qua lăng kính của tác giả trở nên kì vĩ, lớn lao
- Bằng biện pháp nhân hóa, tác giả gợi tả hình ảnh con thuyền lướt giữa gió trăng
rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Câu 1:
Bố cục:
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
- Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
- Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
- Câu 2: Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
- Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
- Câu 3: Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
- Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
- Câu 4:Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Câu 1: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.
Bài làm:Bố cục:
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
- Giống nhau: đều dùng những dòng suy nghĩ của nhà khoa học Buy- Phông để so sánh. Triển khai hai luận điểm theo trật tự: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của La Phông-ten.
- Khác nhau: Nhưng ở đoạn đầu, khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Vì vậy, bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
Câu 2: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói?
Bài làm:- Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói dưới cái nhìn, căn cứ của một nhà khoa học. Ông nêu lên những đức tính cơ bản của chúng một cách chán thực.
- Ông không nhắc đến "sự thân thương" của loài cừu, cũng không nhắc đến "nỗi bất hạnh" của loài chó sói vì đấy không phải là đặc điểm cơ bản của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
Câu 3: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói vù cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?
Bài làm:- Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực đó là tính cách của con cừu khi gặp phải thiên địch của nó - loài chó sói. Tác giả đã đặt con cừu trong hoàn cảnh gặp con chó sói hống hách, ngang ngược bên bờ suối.
- Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Cũng từ đó tác giả đã sáng tạo nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
Câu 4: trang 41 sgk Ngữ văn 9 tập 2
Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói vù cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).
Bài làm: Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, nhiều bài có nhân vật chó sói. Khi xây dựng hình tượng chó sói, La Phông-ten không tuỳ tiện mà dựa trên đặc tính vốn có của loài sói đó là săn mồi. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten. Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động với cái bụng "đói meo", "gầy giơ xương", đi kiếm mồi với hi vọng kiếm được con cừu non nào đó,.. (hài kịch của sự ngu ngốc), nhưng chủ yếu ở đây nó là một con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác). Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.
Chọn đáp án: A.