K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2021

 Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ..Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết trong chiến tranh mà nó còn có ý nghĩa quan trọng ngay cả trong thời bình. Bảo vệ Tổ quốc không phải là nhiệm vụ quá lớn lao, xa vời, nó bắt nguồn từ những việc làm nhỏ nhặt nhất. Ở mỗi thời kì, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc gắn với những hành động thiết thực, phù hợp. Thời kì chiến tranh: Tham gia chiến đấu, đánh đuổi giặc ngoại xâm, góp phần mang lại hòa bình cho đất nước. Thời kì hòa bình: Cố gắng học tập, rèn luyện, lao động sản xuất để xây dựng đất nước ngày một phát triển. Đồng thời, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.. Phê phán những con người không có ý thức bảo vệ Tổ quốc, những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.Liên hệ bản thân, rút ra bài học: ra sức rèn đức, luyện tài ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

 

16 tháng 6 2021

Đoạn văn mẫu số 2

Những bài học về an toàn giao thông đường bộ luôn là những bài học giáo dục nếp sống thanh lịch đầu tiên của các lớp học ở cấp Tiểu học. Tuy nhiên, hiện nay, việc chấp hành Luật giao thông đường bộ ở học sinh vẫn chưa thực sự nghiêm túc. Nhiều học sinh điều khiển phương tiện như xe đạp điện vẫn không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí có học sinh chưa đủ tuổi đã điều khiển xe máy. Khi tham gia giao thông bằng các phương tiện này, học sinh còn phóng nhanh vượt ẩu… Những hành vi trên sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính học sinh và những người xung quanh. Vậy nguyên nhân chính của vấn đề nằm ở đâu? Trước hết, nó xuất phát từ chính học sinh. Bản thân học sinh thiếu hiểu biết về Luật giao thông đường bộ, không nắm rõ luật giao thông. Cũng có thể là Những học sinh dù nắm rõ quy định nhưng vẫn cố tình vi phạm do chủ quan, xem nhẹ mức độ nghiêm trọng. Chính vì vậy, biện pháp khắc phục cần đến từ sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhà trường thường xuyên tổ chức những buổi tập huấn về an toàn giao thông đường bộ cho học sinh một cách sinh động và dễ hiểu. Gia đình cần nhắc nhở các em để học sinh hình thành thói quen đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định. Xã hội cần tích cực tuyên truyền, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông. Các cảnh sát giao thông cần nghiêm khắc xử lí các hành vi sai quy định. Còn với riêng em sẽ ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

16 tháng 6 2021

Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.

5 tháng 2 2022

  Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

        Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.

       Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

        Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

  Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

 

16 tháng 6 2021

Ở nước ta có câu nói: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước phải thương nhau cùng”, đây là lời dạy, lời khuyên đã được truyền lại từ bao đời cha ông. Lòng nhân ái vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp của nước ta từ ngàn đời nay. Truyền thống ấy vẫn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Vậy “nhân ái” là gì? Nếu ta giải thích từng nghĩa thì “nhân” có nghĩa là người còn “ái” có nghĩa là yêu. Và “nhân ái” chính là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Từ trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết dẫn tới thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương đất nước. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, thiên tai, dịch bệnh…thực sự cần sự quan tâm từ cả cộng đồng. Không nói đâu xa, bão lũ lụt triền Trung năm qua thật đáng sợ. Khổng chỉ kéo dài hơn mọi năm mà hậu quả nó đem lại là vô cùng nặng nề. Nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân, những chiến sĩ cứu nạn lại hy sinh giữa thời bình. Vì vậy, sống trên đời cần phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Dù như vậy thì cuộc sống của chúng ta có thể sẽ khó khăn hơn, nhưng như thế mới sống có ý nghĩa.

3 tháng 11 2024

? hihi

 

5 tháng 2 2022

Gợi ý cho em viết nhé, em có thể dựa trên các ý này để viết:

Nêu ra câu chủ đề (VD: Bảo vệ bản thân và gia đình trước những diễn biến và nguy cơ khó lường của dịch bệnh Covid19 là điều vô cùng quan trọng hiện nay...)

Thế nào là bảo vệ mình và công đồng?

Lợi ích của việc bảo vệ mình và công động

Biểu hiện

Trái ngược với những người biết bảo vệ mình và cộng đồng...

Liên hệ bản thân (Bản thân em đã làm dc gì để bảo vệ mình và cộng đồng?...)

Kết luận vấn đề. 

5 tháng 2 2022

Tham khảo:

Đại dịch COVID-19 đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác trong cuộc sống hàng ngày của mình cho đến khi chúng ta có thể trở lại các hoạt động thường ngày. Mỗi chúng ta có thể thực hiện một số bước đơn giản để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng của mình.

Dịch bệnh ngày càng phức tạp, làm ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe, đời sống của người dân, khó khăn chồng chất khó khăn. Cùng chung mục đích chia sẻ khó khăn với người nghèo, thời gian qua đã có nhiều cá nhân, doanh nghiệp thực hiện những việc làm, nghĩa cử cao đẹp. Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm ủng hộ, phát cơm miễn phí… Tất cả đều đáng trân trọng và góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19.Chặng đường chống dịch thời gian qua cho thấy càng trong khó khăn, tinh thần tương thân, tương ái càng được khơi dậy. Dịch bệnh sẽ qua đi nhưng sự tử tế, tình yêu thương được kết nối, lan tỏa từ những tấm lòng vàng vẫn còn đọng lại mãi, người trao và người được nhận đều cùng nhau nở nụ cười hạnh phúc và quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

1 tháng 4 2020

Sự sống trên trái đất không thể duy trì mà không có cây xanh. Thuở ban đầu, cây xanh có mặt trước tạo ra môi trường sống thích hợp rồi các loài động vật, trong đó có con người mới lần lượt xuất hiện. Có thể nói cây xanh chính là nguồn cội của sự sống, mang lại cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích. Cây xanh có vai trò chống hiệu ứng nhà kính cực kì hiệu quả. Hiện tượng nóng lên toàn cầu là kết quả của khí nhà kính quá mức tạo ra do tiêu thụ lượng nhiên liệu hóa thạch gia tăng và do phá hủy rừng nhiệt đới. Việc phá hủy các khu rừng rậm không những làm mất đi cây xanh mà còn tạo nên nhiều khoảng trống không được che phủ trên mặt đất, làm đất bị đốt nóng, ion hóa, phản nhiệt lại bầu không khí. Không còn cây xanh, lượng khí thải vào không khí cũng giảm, lượng khí cacbonic tăng cao, cát bụi bao phủ làm tăng cường hiệu ứng nhà kính. Trong mấy năm gần đây, trái đất liên tục nóng lên, đe dọa đời sống của hàng trăm triệu người trên trái đất. Cây xanh làm sạch không khí, làm cho bầu không khí trở nên trong lành hơn. Bảo vệ cây xanh là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Thật không thể tưởng tượng nếu một ngày nào đó không còn cây xanh nữa thì tai họa khủng khiếp nào sẽ đến với đời sống của con người trên khắp trái đất này.

#tham khảo #

 học tốt

11 tháng 3 2019

Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.

8 tháng 9 2019

Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải của các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt, khói bụi các phương tiện giao thông... Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh vật trong khu vực. Ô nhiễm môi trường không khí là do khí thải của các nhà máy, khí thải từ phương tiện giao thông làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi. Như vậy, môi trường bị ô nhiễm là đe dọa đến cuộc sống con người. Chúng ta cần đánh lên hồi chuông cảnh báo để thức tỉnh mọi người, cần chung tay bảo vệ môi trường.

Chúc bạn học tốt !!!

9 tháng 9 2019

- Môi trường không khí đang bị ô nhiễm hết sức nặng nề, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã vượt quá ngưỡng mức cho phép về ô nhiễm không khí. Những năm gần đây nồng độ chì đã và đang tăng lên ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

- Ô nhiễm môi trường nước: Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng báo động. Nguyên nhân chính là do một số khu công nghiệp đã xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. Bên cạnh đó hiện tượng xả rác ra ao, hồ sông suối vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi (dẫn chứng).

- Ô nhiễm môi trường đất: Đất là môi trường sống của một số sinh vật, tuy nhiên hiện tượng đất nhiễm chì, nhiễm chất hóa học do thuốc trừ sâu đang trở thành một vấn nạn mà chúng ta vẫn đang tìm cách giải quyết. Đặc biệt đối với những vùng đất thuộc các khu công nghiệp thì việc ô nhiễm môi trường đất đã trở thành vấn đề thường trực… (dẫn chứng).

Học tốt :) 

16 tháng 6 2021

Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có bạn, nhiều thì vài trăm hoặc hơn nữa, ít thì cũng có được vài người bạn được xem là chí cốt, chí thân. Có lẽ chẳng có ai trên đời này mà không có bạn cả, mối quan hệ giữa ta và bạn, thứ tình cảm giữa ta và bạn được gọi bằng hai từ rất đơn giản là "tình bạn". Nhưng liệu có mấy ai thực sự thấm thía và biết rằng hai chữ ấy thật quý giá biết nhường nào. Xin nhấn mạnh một điều "tình bạn" ở đây không phải là kiểu bạn bè xã giao, quen biết sơ sài, mà là những người bạn chân chính, tri kỷ có một vai trò quan trọng trong cuộc đời mỗi con người.

Trong muôn ngàn các mối quan hệ trên đời, tình bạn là mối quan hệ thật đặc biệt, không xuất phát từ sự rung động của con tim như tình yêu, không có mối dây ruột thịt như tình thân, nhưng tình bạn lại dường như tổng hòa của các thứ tình cảm trên đời. Hai con người gặp nhau, rồi vì vài cuộc nói chuyện hợp ý, vì vài sở thích chung bỗng dưng trở thành bạn lúc nào không hay. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu của một tình bạn, để có thể duy trì tình bạn ấy thật lâu thì trước hết ta cần đối xử với nhau thật chân thành. Chân thành nghĩa là thành thật với nhau, tình cảm xuất phát từ chân tâm, từ đáy lòng, sẵn sàng trao niềm tin vào bạn bè, tuyệt đối không nghi kỵ hay ngoài mặt nói một kiểu trong dạ lại có suy nghĩ khác đi. Đó là đeo mặt nạ để kết bạn, những hành vi như vậy thật khó để có một tình bạn lâu dài. Có những thứ cơ bản như thế thì bạn chơi với chúng ta mới đủ niềm tin để mở lòng, để tiếp nhận tình cảm từ chúng ta và sẵn sàng chia sẻ những tâm tư tình cảm của họ cho chúng ta được biết. Người ta thường nói câu "Có qua có lại mới toại lòng nhau", nên có một số người thường bảo rằng, tại sao bản thân họ luôn phải mở lòng trước, luôn phải hy sinh nhiều hơn, còn người bạn của họ thường đáp lại sau. Đó thực sự cũng chưa đúng lắm, bởi cái bạn nhìn thấy chỉ là vẻ bề ngoài của sự việc, còn sâu xa như thế nào khó có thể biết được. Mà chung quy, trong một tình bạn mà ngay từ lúc ban đầu đã có những suy tính thiệt hơn như vậy thì thật sự không ổn. Nên nói đi cũng phải nói lại, chỉ có sự chân thành mới là cơ sở của một tình bạn vững bền và lâu dài, những thứ khác chỉ là thứ yếu mà thôi.

Cũng chớ nhầm tưởng giữa việc cùng chí hướng sở thích, với việc cùng ghen ghét, đem chuyện nói xấu, tiết lộ bí mật của một người thứ ba ra làm cầu nối của tình bạn ấy. Tình bạn thật sự chỉ xuất phát từ chính những suy nghĩ, những niềm rung cảm đồng điệu từ tâm hồn, chứ chẳng phải là từ một câu chuyện bàn tán về một người không liên quan. Biết đâu được nay họ nói với ta, mai kia họ lại đi kể xấu ta với kẻ khác, người hay đưa chuyện mồm năm miệng mười như vậy cũng khó có thể làm bạn lâu dài. Ai có thể đủ tin tưởng tâm sự chuyện riêng tư cho một người như thế chứ? Vậy nên trước muốn có một tình bạn chân thành thì phải biết tu tâm dưỡng tính cho thật tốt, nếu ta đã tốt rồi thì ắt xuất hiện một người bạn chân thành đến với ta.

Một tình bạn gắn bó tri kỷ, thì chẳng khác nào tình thân ruột thịt cả, đó sẽ là người thay cha mẹ họ hàng, ở bên ta lúc ta khổ đau, bất hạnh, họ sẽ là người đầu tiên đến bên ta nếu như người thân của ta chưa tới kịp. Phải công nhận một điều rằng, bạn thân là một khái niệm rất mơ hồ và rất rộng, chúng ta sẵn sàng chia sẻ những thứ tình cảm sâu kín nhất của bản thân cho bạn của chúng ta, nhưng chưa chắc đã dám nói với cha mẹ, với người yêu. Có lẽ khi ở cùng bạn ta đã dẹp hết cái tự trọng, cái nỗi xấu hổ hoặc sợ hãi để tự lột trần bản thân chăng? Ở cùng bạn, ta sẵn sàng lộ ra những khuyết điểm xấu xí, những góc khuất trong tâm hồn, vui buồn, hạnh phúc hay khổ đau chắc bạn thân ta sẽ là người biết đầu tiên. Mà một điều đặc biệt khiến ta có xu hướng muốn tâm sự và dựa dẫm vào bạn bè hơn là người thân là bởi bạn thường dễ thông cảm và ít áp đặt hơn, trên hết họ có cùng lứa tuổi, cùng suy nghĩ và cũng dễ dàng tha thứ hơn cả. Ở bên những người bạn tốt thật sự, con người sẽ ít hoặc không cảm thấy áp lực, tuy nhiên nói thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của gia đình, gia đình vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân.

Ông bà ta có câu "Học thầy không tày học bạn", đó là một câu tục ngữ rất hay và sâu sắc, có thể thấy từ xa xưa con người ta đã ý thức về tình bạn một cách rất thâm thúy. Bạn vừa là bạn cũng lại vừa là thầy, bạn sẽ dạy cho ta những thứ mà thầy không thể dạy được, dạy ta chơi, dạy ta vui vẻ, dạy ta biết thế nào là sự tuyệt vời khi có bạn tốt ở bên, bạn nếu giỏi hơn ta bạn có thể chỉ dạy ta mà không nề hà khoảng cách, tôn ti. Thế đấy!

Nói đến đến chữ "tin", không chỉ riêng tình bạn, mà trong bất cứ mối quan hệ nào thì việc tin tưởng lẫn nhau là điều tối cần thiết, ta tin bạn, ngược lại bạn cũng tin ta, chính điều ấy đã xóa bỏ mọi sự phòng bị, khoảng cách, khiến chúng ta mở rộng lòng mình hơn. Chúng ta sẵn sàng dang rộng đôi tay giúp đỡ bạn mình khi nó gặp trắc trở khó khăn, thậm chí bạn ta bị cả thế giới chỉ trích thì ta vẫn không đổi dời mà một lòng che chở, tin tưởng bạn, bởi so ra thì chỉ có ta biết nhiều nhất, hiểu bạn nhiều nhất, những kẻ ưa đâm thọc thì chỉ giỏi làm người khác tổn thương bằng những lời nói vô tình mà thôi. Nếu những lúc như thế ta bỏ bạn mà đi thì chẳng khác nào phản bội, bất nghĩa, vô tình ta đã tự hạ thấp nhân cách của bản thân mà không hề biết. Chơi với nhau kỵ nhất là tính ghen tị, ích kỷ hẹp hòi, nếu có tính ấy sớm muộn gì tình bạn cũng phải tan vỡ. Nếu đã xác định đó là người ta tin tưởng và yêu thương như những người thân trong gia đình, thì niềm vui hay nỗi buồn của họ cũng chính là của ta, bằng không đó chẳng phải là tình bạn thật sự nữa, bởi mang tiếng bạn mà chẳng đoái hoài tới nhau thì là kiểu bạn gì đây, bạn qua đường, hay là bạn có phúc cùng hưởng nhưng có họa thì thân ai nấy giữ?

Thêm vào đó, ta chơi với bạn nên và chỉ nên là vì những mục đích trong sáng, tốt đẹp, vì một mối quan hệ gắn bó cùng san sẻ vui buồn. Chớ đừng vì chút lợi nhỏ, vì lợi dụng bạn bè, hay vụ lợi về cho bản thân mình mà nỡ lòng phá hủy một tình bạn vốn trong sáng, vô tư. Người ta thường hay nhắc nhở, càng thân thiết thì lại càng phải rạch ròi lợi ích, có thế tình bạn mới lâu bền, nhưng điều đó chỉ dành cho những đôi bạn chưa thực sự tin tưởng nhau mà thôi, còn đã tin tưởng nhau rồi thì người ta lại chẳng để ý đến vài chuyện cỏn con như vậy, bạn mới là quan trọng. Bởi chẳng dễ dàng gì mà ta tìm được một người bạn hợp tính, thân thiết.

Với bạn, ta phải biết bao dung, chia sẻ, giúp đỡ đó là điều đương nhiên, nhưng không phải vì thế mà ta mù quáng bao che cho bạn cả những việc làm xấu. Chơi với bạn nhưng không có nghĩa là trở thành đồng lõa, dung túng cho bạn mắc sai lầm, thậm chí là cổ vũ bạn. Chúng ta cần phải biết quan sát và khuyên ngăn bạn đúng lúc, đúng nơi. Nhưng cũng phải thật nhẹ nhàng khéo léo, chớ đừng nóng giận mất khôn, lớn tiếng chỉ trích, điều đó chỉ làm mối quan hệ giữa ta và bạn trở nên căng thẳng, đã không khuyên giả được bạn thì chớ lại còn khiến bạn thêm bối rối mệt mỏi, thì thật không nên.

Khi bạn chúng ta thành công hay làm tốt một việc gì đó thì lời khen, lời cổ vũ là không thể thiếu và ngược lại khi bạn thất bại nản chí thì phải tìm cách kéo tinh thần bạn lên. Hãy tìm cách chia sẻ, giảm bớt nỗi chán chường của bạn, hãy là một người bạn lắng nghe tuyệt vời nhất và cũng là người biết thấu hiểu, đồng cảm với những khó khăn của bạn nhất.

Tựu chung lại, tình bạn là một thứ tình cảm tuyệt vời, đưa dắt ta đi qua những năm tháng tuổi trẻ bồng bột, bầu bạn với ta lúc ta tuổi đã xế chiều, chân mỏi mắt mờ. Có một người bạn tri kỷ thì cuộc đời đã đủ mãn nguyện, đủ hạnh phúc. Tôi vẫn thường rất ngưỡng mộ tình bạn tri kỷ của Bá Nha và Tử Kỳ, họ chẳng phân biệt xuất thân, tầng lớp, thân thiết kính trọng nhau đều vì một tình yêu âm nhạc. Tử Kỳ mắc bệnh qua đời, Bá Nha đập đàn vào đá, vì nghĩ từ nay trở đi chẳng còn người tri kỷ hiểu tiếng đàn của ông nữa. Niềm xót thương và trân trọng ấy ở đời mấy người có được? Thế nên mỗi người trong chúng ta hãy có một người bạn tri kỷ, sống mà không có bạn bè thì đó là một cuộc sống nhàm chán và vô vị đến chừng nào, chẳng khác gì ở đồng bằng mà như ở nơi thâm sơn cùng cốc.

16 tháng 6 2021

Giáo dục luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những cố gắng không ngừng nghỉ để phát triển nền giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy cho học sinh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực. Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong thời đại hiện nay thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Tình trạng này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chất lượng giáo dục

Trung thực là đức tính cao quý của con người. Thiếu trung thực là làm không đúng, không thành thực trong suy nghĩ và hành động của bản thân, có thái độ lừa gạt, gian dối. Trong thi cử thiếu trung thực là gian lận, có những hành động sai trái, chị coi trọng điểm số mà bỏ qua kiến thức thực, không đúng với khả năng của bản thân. Một trong những biểu hiện của thái độ đó là quay cóp trong khi làm bài kiểm tra và trong các kì thi, nhằm mục đích đạt được điểm số như mong muốn dù đó không phải là thực lực.

Không phải tự nhiên mà thiếu trung thực lại trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong thi cử. Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử đầu tiên phải kể đến từ chính bản thân của mỗi học sinh. Do lười học, trên lớp không chú ý nghe giảng về nhà lại không luyện tập để rèn luyện kiến thức, nhưng muốn đạt điểm cao thành tích tốt cho nên lựa chọn gian lận. Cũng có những người chăm chỉ học hành nhưng không tự tin vào kiến thức của bản thân, lo lắng mình sẽ làm không tốt nên phụ thuộc vào sách vở dẫn đến quay cóp trong thi cử.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan có cả nguyên nhân khách quan. Cha mẹ đôi khi kỳ vọng quá nhiều vào con cái, muốn mong muốn con mình giỏi giang, gây áp lực học hành cho chúng. Không muốn cha mẹ phải thất vọng, thậm sợ hãi bởi những hình phạt của cha mẹ khi đạt điểm kém, nhiều học sinh phải oằn mình để gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ dù không phải ai cũng thông minh sẵn tính trời. Một số môi trường coi trọng thành tích, gây áp lực lớn cho học sinh khiến các em hành động gian lận để đạt được chỉ tiêu như đã đề ra.

Vấn nạn đó trở nên phổ biến mà nhiều người không hề để ý đến tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Thiếu trung thực trong thi cử khiến cho người học không có kiến thức khi bước vào đời. Những bài kiểm tra bài thi là thời điểm để đánh giá lại kiến thức mình đã học được, nhìn nhận lại năng lực của bản thân để biết được lỗ hổng kiến thức. Từ đó có biện pháp khắc phục để để cải thiện và nâng cao. Nhưng khi đã gian lận, thành tích đạt được không phải là thành tích thật người học sẽ không biết được mình đang ở trình độ nào. Gian lận một lần trót lọt có thể có những lần sau, dần dần trở thành một thói quen đáng sợ. Người gian lận quá lâu sẽ trở thành người không trung thực trong tiềm thức, từ gian lận trong thi cử có thể dẫn tới gian lận trong công việc và cuộc sống sau này. Nhưng những hành động gian lận sớm muộn cũng sẽ bị vạch trần, khi đó mọi người sẽ quay lưng lên án gay gắt. Hậu quả nghiêm trọng không thể tưởng tượng nổi.

Gian lận cho ra những thành tích giả khiến cho nhiều người dễ bi quan về năng lực của bản thân. Bởi lẽ dù họ cố gắng bao nhiêu cũng lùi lại phía sau của những người gian lận. Không những thế những tấm bằng giả có thể cướp đi cơ hội việc làm của những người có kiến thức thật, dẫn đến những câu chuyện xót xa sau này. Xã hội dần dần sẽ bị xâm chiếm bởi sự gian lận lừa dối, ngành giáo dục của đất nước sẽ đi xuống, và rồi tương lai của xã hội tương lai của đất nước sẽ đi về đâu?

Hiện thực đó đặt ra một vấn đề mà tất cả chúng ta cần chung tay. Làm thế nào để đẩy lùi và xóa bỏ tình trạng thiếu trung thực trong thi cử? Đầu tiên xuất phát từ mỗi cá nhân những người học. Trong quá trình học tập phải luôn cố gắng học với thái độ nghiêm túc tích cực. Tự tin với kiến thức mình đã học được thoát ra khỏi cuốn sách quyển vở trong giờ kiểm tra. hãy xác định mục đích của việc học là xây dựng cho tương lai sau này mà không phải vì điểm số vì thành tích nhất thời. Đặc biệt tất cả mọi người phải kiên quyết chống bệnh thành tích, trân trọng nhân tài thực sự. Đồng thời ở mỗi nhà trường tổ chức cần khen thưởng động viên kịp thời những đối tượng những tấm gương trong vấn đề Đạt bỏ tiêu cực giáo dục hiện nay. Gia đình nhà trường phải quan tâm Thực sự đến nỗi thế hệ học sinh, không đặt nặng và gây áp lực thành tích để con em mình được thoải mái học tập.

Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp hàng đầu và dài lâu, là mối quan tâm không phải của riêng ai mà là của cộng đồng. mỗi cá nhân cần có ý thức để xây dựng một nền giáo dục lành mạnh, phát triển tương lai con người và đất nước sau này.