K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2020

1)Phong cách ngôn ngữ của văn bản là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2)Nội dung chính của văn bản: Thuý Kiều chủ động qua nhà Kim Trọng để thề nguyền chuyện trăm năm

4)Gợi ý: Qua hành động của Kiều chủ động sang nhà Kim Trọng để thề nguyền, Nguyễn Du thể hiện khá rõ quan niệm về tình yêu rất tiến bộ. Ông đã đặc tả cái không khí khẩn trương, gấp gáp, vội vã nhưng vẫn trang nghiêm, thiêng liêng của đêm thề ước. Ông trân trọng và ca ngợi tình yêu chân chính của đôi lứa. Đó là tình yêu vượt lên trên sự cương toả của lễ giáo phong kiến, của đạo đức Nho giáo theo quan niệm Nam nữ thụ thụ bất tương thân.

4 tháng 5 2021

1, 

- Bài thơ "Viếng lăng Bác" đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm xúc sâu lắng và tha thiết. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo và những biện pháp tu từ đặc sắc, Viễn Phương đã thể hiện một hồn thơ rất riêng. Qua bài thơ, Viễn Phương đã thay nhân dân miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung dâng lên Bác niềm cảm xúc chân thành, lòng tôn kính thiêng liêng.

- Bài thơ sẽ tiếp tục sống trong lòng người đọc, gợi nhắc cho những thế hệ kế tục thành quả rực rỡ của cách mạng cách sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của một con người vĩ đại mà giản dị- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã sống trọn một đời:

"Chỉ biết quên mình cho hết thảy

Như dòng sông chảy nặng phù sa"

2, 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, người cha già của cả dân tộc Việt Nam. Bác là người đã tìm và dẫn đường cho cách mạng của dân tộc ta đi tới thành công, mang lại cuộc sống hòa bình ấm no và hạnh phúc như ngày hôm nay. Nói đến công lao của Người với dân tộc Việt Nam là không thể kể hết. Đã có rất nhiều tác phẩm văn chương viết về Bác, tiêu biểu là bài thơ “Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương.

Đây là một bài thơ thể hiện nỗi xúc động của người con nơi miền Nam sau bao ngày mong nhớ đã được ra thăm lăng Bác. Đó không còn là tình cảm riêng của nhà thơ đối với Bác mà là của tất cả người con dân miền Nam. Trong sự xúc động ấy, từ trong cảm nhận và tâm hồn của nhà thơ đã khắc họa hình tượng Bác Hồ thật cao đẹp:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Hình ảnh mặt trời được nhắc đến hai lần, đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ở câu thơ thứ nhất, mặt trời chính là mặt trời của tự nhiên, mang đến ánh sáng và năng lượng duy trì sự sống cho muôn loài vật trên trái đất, kể cả con người. Từ ý nghĩa của mặt trời tự nhiên, nhà thơ đã nhắc đến một mặt trời thứ hai.đố chính là một ẩn dụ về Bác. Bác cũng giống như mặt trời tự nhiên, là nguồn ánh sáng soi lối dẫn dắt cho con đường cách mạng của Việt Nam, bác chính là nguồn sống và hi vọng, niềm tin bào vệ hòa bình độc lập dân tộc.

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Bác Hồ là người mà cả dân tộc Việt Nam yêu kính, bác đã gắn mình với dân tộc, suốt một đời lo cho vận mệnh và an nguy của đất nước. Sự ra đi của bác là một mất mát, đau thương to lớn không thể nào bù đắp được của cả dân tộc Việt Nam. Tuy hiện thực là bác đã không còn nữa, bác đã ra đi mãi mãi nhưng đối với nhân dân Việt Nam, bác vẫn mãi sống bất diệt trong tâm thức mỗi người. Những con người vẫn luôn hướng về Bác, dâng lên bác những tràng hoa của lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc.

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trong tâm thức của con người Việt Nam, Bác không hề ra đi, bác vẫn còn sống mãi với dân tộc Việt Nam, Bác chỉ là đang ngủ một giấc ngủ sâu, một giấc ngủ bình yên. Đất nước đã hòa bình, thống nhất và phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc nên giấc ngủ của Bác càng được bình yên hơn. Dù Bác đang ngủ nhưng Bác vẫn đang dõi theo cả dân tộc, tình yêu của con người Việt Nam cũng vẫn mãi vằng vằng không bao giờ tắt như ánh trăng.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của nhà thơ, là sự nghẹn ngào, xúc động khi được ra thăm người cha già kính yêu. Đồng thời, nhà thơ đã mang đến cho người đọc bức chân dung thật đẹp về Bác, hình ảnh đẹp ấy mãi sáng rực trong lòng mỗi con người Việt Nam.

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định các phương thức biểu dạt trong đoạn thơ trên. Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

giúp mình với mình đang cần gấp đó !!!!

0
Công danh đã được hợp về nhàn,Lành dữ âu chi thế nghị khen.Ao cạn vớt bèo cấy muống,Đìa thanh phát cỏ ương sen.Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,Thuyền chở yên hà nặng vạy then.Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,Mài chăng**khuyết, nhuộm chăng đen.(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)*Bui: duy, chỉ có;**chăng: chẳng, khôngThực hiện các yêu cầu...
Đọc tiếp

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng**khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)

*Bui: duy, chỉ có;

**chăng: chẳng, không

Thực hiện các yêu cầu sau:           

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Cảm xúc được bày tỏ trong hoàn cảnh nào? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra các cặp câu đối trong bài thơ. (1,0 điểm)

Câu 4. Con người hiện ra với những hành động nào trong cặp câu thơ: Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen. Hành động đó cho thấy điều gì ở nhân vật trữ tình? (2.0 điểm)

Câu 5. Hai câu kếtBui có một lòng trung lẫn hiếu/Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen gợi cho anh / chị nhớ đến câu thơ nào trong bài Cảnh ngày hè? Qua những câu thơ này, anh /chị thấy vẻ đẹp gì trong tâm hồn Nguyễn Trãi? (2.0 điểm)

Câu 6. Anh chị có thích lối sống nhàn của tác giả trong bài thơ không? Vì sao? Hãy viết thành một đoạn văn khoảng 10 dòng câu trả lời của mình. (3.0 điểm)

0
9 tháng 12 2016

a, Phương thức : tự sự

b, tiền đúng là thứ khiến con người ta mù oán về nó, nó khiến con người mất hết lí trí. Nhiều người vì tiền mà còn hi sinh cả hạnh phúc. Đúng tiền có thể mua được vũ khí nhưng bình yên, hạnh phúc làm sao mà đem ra trao đổi bằng tiền được. Làm sao mà lấy tiền ra đem trao đổi, vì hòa bình là do con người tạo ra chứ không phải tiền.

c, không phải lúc nào tiền cũng có thể đem ra mua bán không phải lúc nào cũng cần dùng. Vì tiền chỉ là một tờ giấy, nó chỉ có giá trị với đồ vật nhưng lại không bao giờ có giá trị với tinh thần.

d, Từ khi đồng tiên có khả năng khiến cuộc sống bạn tốt hơn, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền đó càng được phát triển nhiều hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn kiếm được càng nhiều tiền thì bạn càng có nhiều tự do: tự do để ở nhà chơi với bọn trẻ, tự do để được nghỉ ngơi và du lịch khắp thế giới hoặc tự do nghỉ việc nếu thật sự không thích. Nếu bạn có bất kỳ một nguồn thu nhập nào, bạn đã có thể bắt đầu vun đắp cho sự giàu có của mình ngay từ hôm nay. Có thể, mỗi lần bạn chỉ để dành được vài trăm ngàn đồng, nhưng mỗi sự đầu tư này là một viên gạch tạo nên nền tảng của sự tự do về tài chính của bạn.Kiếm được nhiều tiền không giúp bạn giải quyết được hết những vấn đề. Đồng tiền là một chiếc kính phóng đại, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và thúc đẩy mọi việc. Nếu bạn không có khả năng kiếm được đủ tiền để trang trải thì cuộc sống của bạn sẽ thật tồi tệ. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số lượng tiền bạn kiếm được mà chính ở chỗ bạn đã được dạy cách tiêu tiền như thế nào.

9 tháng 12 2016

cam on ban nha

 

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè...
Đọc tiếp

Mình vừa phát hiện 1 bài văn tả bố rất hay đạt 9,5 điểm của chị Nguyễn Thị Hậu,mời mọi người tham khảo:


Trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu người đáng để chúng ta thương yêu và dành nhiều tình cảm. Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng, người thân yêu nhất của bạn là ai chưa?

Với mọi người câu trả lời ấy có thể là ông bà, là mẹ, là anh chị hoặc cũng có thể là bạn bè chẳng hạn. Còn riêng tôi, hình ảnh người bố sẽ mãi mãi là ngọn lửa thiêng liêng, sưởi ấm tâm hồn tôi mãi tận sau này.
Bố tôi không may mắn như những người đàn ông khác. Trong suốt cuộc đời bố có lẽ không bao giờ được sống trong sự sung sướng, vui vẻ.
Bốn mươi tuổi khi chưa đi được nửa chặng đời người, bố đã phải sống chung với bao nhiêu bệnh tật: Đầu tiên đó chỉ là những cơn đau dạ dày, rồi tiếp đến lại xuất hiện thêm nhiều biến chứng. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bao giờ bố cũng rất phong độ.

Thế nhưng bây giờ, vẻ đẹp ấy dường như đã dần đổi thay: Thay vì những cánh tay cuồn cuộn bắp, giờ đây chỉ còn là một dáng người gầy gầy, teo teo. Đôi mắt sâu dưới hàng lông mày rậm, hai gò má cao cao lại dần nổi lên trên khuôn mặt sạm đen vì sương gió.
Tuy vậy, bệnh tật không thể làm mất đi tính cách bên trong của bố, bố luôn là một người đầy nghị lực, giàu tự tin và hết lòng thương yêu gia đình. Gia đình tôi không khá giả, mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào đồng tiền bố mẹ kiếm được hàng ngày.
Dù bệnh tật, ốm đau nhưng bố chưa bao giờ chịu đầu hàng số mệnh. Bố cố gắng vượt lên những cơn đau quằn quại để làm yên lòng mọi người trong gia đình, cố gắng kiếm tiền bằng sức lao động của mình từ nghề xe lai.

Hàng ngày, bố phải đi làm từ khi sáng sớm cho tới lúc mặt trời đã ngã bóng từ lâu. Mái tóc bố đã dần bạc đi trong sương sớm. Công việc ấy rất dễ dàng với những người bình thường nhưng với bố nó rất khó khăn và gian khổ. Bây giờ có những lúc phải chở khách đi đường xa, đường sốc thì những cơn đau dạ dạy của bố lại tái phát.

Và cả những ngày thời tiết thay đổi, có những trưa hè nắng to nhiệt độ tới 38-48 độ C, hay những ngày mưa ngâu rả rích cả tháng 7, tháng 8, rồi cả những tối mùa đông lạnh giá, bố vẫn cố gắng đứng dưới những bóng cây kia mong khách qua đường.
Tôi luôn tự hào và hãnh diện với mọi người khi có được một người bố giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó như vậy.

Nhưng có phải đâu như vậy là xong. Mỗi ngày bố đứng như vậy thì khi trở về những cơn đau quằn quại lại hành hạ bố. Nhìn khuôn mặt bố nhăn nhó lại, những cơn đau vật vã mà bố phải chịu đựng, tôi chỉ biết òa lên mà khóc. Nhìn thấy bố như vậy, lòng tôi như quặn đau hơn gấp trăm ngàn lần. Bố ơi, giá như con có thể mang những cơn đau đó vào mình thay cho bố, giá như con có thể giúp bố kiếm tiền thì hay biết mấy? Nếu làm được gì cho bố vào lúc này để bố được vui hơn, con sẽ làm tất cả, bố hãy nói cho con được không?

Những lúc ấy, tôi chỉ biết ôm bố, xoa dầu cho bố, tôi chỉ muốn với bố đừng đi làm nữa, tôi có thể nghỉ học, như vậy sẽ tiết kiệm được chi tiêu cho gia đình, tôi có thể kiếm được tiền và chữa bệnh cho bố. Nhưng nếu nhắc đến điều đó chắc chắn là bố sẽ buồn và thất vọng ở tôi nhiều lắm.
Bố luôn nói rằng bố sẽ luôn chiến đấu. Chiến đấu cho tới những chút sức lực cuối cùng để có thể nuôi chúng tôi ăn học thành người. Bố rất quan tâm đến việc học của chúng tôi. Ngày xưa bố học rất giỏi nhưng nhà nghèo bố phải nghỉ học. Vào mỗi tối, khi còn cố gắng đi lại được, bố luôn bày dạy cho mấy chị em học bài.

Trong những bữa cơm bố thường nhắc chúng tôi cách sống, cách làm người sao cho phải đạo. Tôi phục bố lắm, bố thuộc hàng mấy nghìn câu Kiều, hàng trăm câu châm ngôn, danh ngôn nổi tiếng...
Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng tự giác học tập. Tôi sẽ làm một bác sĩ và sẽ chữa bệnh cho bố, sẽ kiếm tiền để phụng dưỡng bố và đi tiếp những bước đường dở dang trong tuổi trẻ của bố. Tôi luôn biết ơn bố rất nhiều, bố đã dành cho tôi một con đường sáng ngời, bởi đó là con đường của học vấn, chứ không phải là con đường đen tối của tiền bạc. Tôi sẽ luôn lấy những lời bố dạy để sống, lấy bố là gương sáng để noi theo.
Và tôi khâm phục không chỉ bởi bố là một người giỏi giang, là một người cao cả, đứng đắn, lòng kiên trì chịu khó mà còn bởi cách sống lạc quan, vô tư của bố.

Mặc dù những thời gian rảnh rỗi của bố còn lại rất ít nhưng bố vẫn trồng và chăm sóc khu vườn trước nhà để cho nó bao giờ cũng xanh tươi. Những giỏ phong lan có bao giờ bố quên cho uống nước vào mỗi buổi sáng; những cây thiết ngọc lan có bao giờ mang trên mình một cái lá héo nào?
Những cây hoa lan, hoa nhài có bao giờ không tỏa hương thơm ngát đâu? Bởi đằng sau nó luôn có một bàn tay ấm áp chở che, chăm sóc, không những yêu hoa mà bố còn rất thích nuôi động vật. Tuy nhà tôi bao giờ cũng có hai chú chó con và một chú mèo và có lúc bố còn mang về những chiếc lồng chim đẹp nữa.

Và hơn thế, trong suốt hơn năm năm trời chung sống với bệnh tật, tôi chưa bao giờ nghe bố nhắc đến cái chết, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc trốn tránh sự thật, bố luôn đối mặt với “tử thần”, bố luôn dành thời gian để có thể làm được tất cả mọi việc khi chưa quá muộn.
Nhưng cuộc đời bố bao giờ cũng đầy đau khổ, khi mà cả gia đình đã dần khá lên, khi các chị tôi đã có thể kiếm tiền, thì bố lại bỏ chị em tôi, bỏ mẹ, bỏ gia đình này để ra đi về thế giới bên kia.

Bố đi về một nơi rất xa mà không bao giờ được gặp lại.

Giờ đây khi tôi vấp ngã, tôi sẽ phải tự đứng dậy và đi tiếp bằng đôi chân của mình, bởi bố đi xa, sẽ không còn ai nâng đỡ, che chở, động viên tôi nữa. Bố có biết chăng nơi đây con cô đơn buồn tủi một mình không? Tại sao nỡ bỏ con ở lại mà đi hả bố?
Nhưng con cũng cảm ơn bố, bố đã cho con thêm một bài học nữa, đó chính là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta hãy trân trọng những gì đang có, hãy yêu thương những người xung quanh mình hơn, và đặc biệt hãy quan tâm, chăm sóc cho bố của mình, tha thứ cho bố, khi bố nóng giận và nỡ mắng mình bởi bố luôn là người yêu thương nhất của chúng ta.

Bố ra đi, đi đến một thế giới khác, ở nơi đó bố sẽ không còn bệnh tật, sẽ thoát khỏi cuộc sống thương đau này. Và bố hãy yên tâm, con sẽ luôn nhớ những lời dạy của bố, sẽ luôn thương yêu, kính trọng biết ơn bố, sẽ sống theo gương sáng mà bố đã rọi đường cho con đi.

Hình ảnh của bố sẽ luôn ấp ủ trong lòng con. Những kỷ niệm, những tình cảm bố dành cho con, con sẽ ôm ấp, trân trọng, nó như chính linh hồn của mình.
 

1
22 tháng 12 2016

bài này mình cũng đã từng đọc qua.thật hay và thấm thía biết bao

 

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?Câu 8: Em có nhận xét...
Đọc tiếp

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

Câu 8: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

 

Câu 9: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó?

Câu 10: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Câu 11: Bằng một đoạn thơ khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch, em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp.

 

6
4 tháng 5 2021

5, 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

6, 

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài Đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

7, 

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

8, 

- Âm hưởng của bài thơ tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.

- Cách gieo vần, nhịp kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.

- Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.

- Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Tạo nên sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.

9, 

 - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.

10, 

Hai câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

    - Biện pháp so sánh, nhân hóa đặc sắc.

    - Huy Cận miêu tả chân thực sự chuyển động của thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển đêm trở nên đẹp và kì vĩ, tráng lệ như trong thần thoại.

       + Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi.

11, 

Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

    - Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn huy hoàng, tráng lệ và giàu sức sống.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

       + Điểm nhìn của nhà thơ: giữa biển khơi bao la.

       + Tác giả cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời qua biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại, nhưng gần gũi, thân quen.

       + Câu thơ khiến ta hình dung cả đoàn thuyền chứ không phải con thuyền đơn độc ra khơi.

       + Từ “lại” diễn tả công việc lao động thường ngày, nhịp lao động trở nên tuần hoàn.

       + “Câu hát căng buồm với gió khơi”: khí thế lao động phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền cũng như sức mạnh lao động làm chủ cuộc đời và biển khơi.

    - Phân tích khổ thơ thứ 2:

       + Gợi sự giàu có của biển cả: cá bạc, đoàn thoi.

       + Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, nên thơ.

       + Hình ảnh nhân hóa “dệt” thể hiện sự giàu có.

       + Từ “ta” đầy hào hứng, tự hào không còn cái “tôi” nhỏ bé đơn độc, u buồn nữa.

    → Sự giàu có trù phú của biển cả hứa hẹn ngày ra khơi nhiều thành quả.

    Hình ảnh nói quá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

       + Con thuyền lúc này có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện.

       + Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài.

( Tự viết thành đoạn nhé)

4 tháng 5 2021
jshsjszdhhshx
Một câu chuyện được tóm lược như sau:“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ...
Đọc tiếp

Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.

1
28 tháng 8 2016

+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…