K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không hay hoàn toàn tự do?

Để trả lời các câu này, em hãy:

a/ Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.

b/ Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?

c/ Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:

a/ Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kỹ điểm gì? ( hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính)

b/ Kết hợp tả và kể như nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c/ Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.

3. Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng.

Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?

4. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua các hình ảnh loài chim?

1
25 tháng 4 2017

Câu 1:

a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.

b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).

c. Lời kể rất tự nhiên

- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu

– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.

--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

Câu 2:

a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.

b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.

- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

- Những câu còn lại là kể.

c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.

Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.

- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...

- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

Câu 4:

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.

18 tháng 9 2017

b, Tác giả kết hợp giữa tả và kể khá nhuần nhuyễn, tuần tự.

  - Sự kết hợp giữa kể, tả trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài:

   + Việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo.

   + Tranh mồi giữa chèo bẻo và chim cắt.

19 tháng 4 2018

a, Tác giả tập trung vào những yếu tố nổi trội riêng của từng loài (tiếng kêu, cách bay, thói quen, hình dáng…) tạo nên sự phong phú, đa dạng.

   - Chim bồ các kêu "váng" lên

   - Cậu sáo sậu, sáo đen đậu lên cả lưng trâu mà hót mừng được mùa.

   - Chim ngói sạt qua.

   - Nhạn vùng vẫy tít mây xanh "chéc, chéc"

   - Bìm bịp "suốt đêm ngày rúc rích trong bụi cây.

   - Diều hâu bay cao, mũi khoằm, đánh hơi tinh.

   - Chèo bẻo "những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến.

   - Qụa lia lia láu láu…

→ Loài chim hiền được miêu tả bằng tiếng kêu và tiếng hót, loài trung gian được qua miêu tả màu sắc và tiếng kêu, loài chim ác qua miêu tả hoạt động bắt mồi và cách sinh tồn.

27 tháng 8 2019

c, Tác giả kết hợp kể, tả về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát tinh tế , vừa thay đổi được giọng văn mềm mại uyển chuyển.

   - Thể hiện sự quan sát tỉ mỉ, nhấn mạnh vào đặc điểm riêng biệt của loài chim như một xã hội loài người có hiền, dữ, mâu thuẫn được giải quyết bằng bạo lực…

   → Tình cảm, sự gắn bó mật thiết giữa tác giả với thiên nhiên.

4 tháng 5 2017

a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:

- Dòng sông Năm Căn mênh mông.

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...

c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.

4 tháng 5 2017

yeu

8 tháng 7 2017

Qua bài văn, ta thấy được sự am hiểu của tác giả về các loài chim, tác giả hiểu về các nhóm loài khác nhau, biết về đặc điểm, đặc tính của từng loài, từng loại. Phải có vốn kiến thức sâu rộng mới có thể liên hệ những loài chim ấy với nhau. Từ đó, ta cũng thấy được sự yêu mến của tác giả đối với thiên nhiên xung quanh.

18 tháng 4 2017

có ai trả lời giùm mik và Miyaki Vũ ko?

11 tháng 8 2017

1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen

28 tháng 3 2018

Sáng tinh mơ, những hôm trời nắng, ta vừa tỉnh giấc đã nghe tiếng chim sẻ ''chéo... chẹc” râm ran dưới mái nhà hoặc trên sân nhà, ngoài ngõ vườn. Loài chim sẻ bình dị thân thuộc nơi làng quê mà ai cũng nhìn thấy.

Chim sẻ nhỏ bé, đầu tròn, mỏ ngắn và to. Lông thường có ba màu: cỏ úa, nâu đen, cổ và bụng trắng, tạo thành sọc. Cái đuôi chìa ra như cái thìa. Chân chim sẻ có 4 ngón: ba ngón phía trước và một ngón cái phía sau; móng ngón cái lớn hơn móng các ngón khác. Chim sẻ thường nhảy hai chân cùng một lúc. Chúng thường kiếm ăn theo đàn, mỗi đàn có từ ba đến chín con, có thể đông hơn và thường quanh quẩn nơi sân, nơi vườn. Chúng nhanh nhẹn, hiếu động. Thức ăn của chim sẻ là sâu bọ, các hạt như thóc, kê, hạt cỏ... Chúng thường làm tổ dưới mái nhà khe tường, ngọn cau, ngọn dừa. Vật liệu làm tổ là rơm, cỏ khô, lá khô, giấy vụn. Mỗi năm chim sẻ ** 3 lứa, mỗi lứa từ 3 - 5 trứng. Trứng chim sẻ bằng viên lạc, nhưng có vằn sọc nâu. Chim mẹ ấp trứng độ hai tuần là nở. Chim non chỉ khoảng một tuần là bay theo chim mẹ, kiếm ăn và cất tiếng hót ríu rít.

Sẻ là loài chim đông đúc nhất. Con chim nhỏ bé nhưng rất có ích cho nhà nông.

SÔNG NƯỚC CÀ MAUBài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, emhãy tìm bố cục của bài văn.Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việcquan sát và miêu tả?Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhậnqua những giác quan nào?Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn...
Đọc tiếp

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Bài 1: Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em
hãy tìm bố cục của bài văn.
Bài 2: Vị trí quan sát của người miêu tả là ở đâu? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc
quan sát và miêu tả?
Bài 3: Ấn tượng ban đầu của tác giả về vùng Cà Mau là gì? Ấn tượng ấy được cảm nhận
qua những giác quan nào?
Bài 4: Đọc kĩ đoạn văn “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua… sương mù và khói sóng ban
mai.”
a) Tìm chi tiết nói về sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước.
b) Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa
Lớn, xuôi về Năm Căn.” có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con
thuyền? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế của tác giả trong cách dùng từ ở câu
văn này.
c) Tìm trong đoạn văn những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách
miêu tả màu sắc của tác giả.
Bài 5: Tìm chi tiết nói về sự tấp nập, đông vui, trù phú của chợ Năm Căn.
Bài 6: Qua bài văn này, em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
Bài 7: Chọn và phân tích tác dụng của một hình ảnh so sánh mà em cho là đặc sắc trong
văn bản.

0