K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2017

1.

- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.

- Bố cục: 2 phần:

+ Từ đầu đến “ Đầu tròn- trọc lốc quang cảnh lúc sắp mưa. .

+ Phần còn lại: cảnh trong cơn mưa.

2.

Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.
3.

a) Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:

- Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp

- Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.

- Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niém vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:

+ Cỏ gà rung tai nghe + Bụi tre tần ngần gỡ tóc +Hàng bưởi đu đưa bế lũ con + Chớp khô khốc + Sấm khanh kliách cười + Cây dừa sải tay bơi + Ngọn mồng tơi nliáy múa.

Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người,

b) Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và rất chính xác, ví dụ:

“Ồng trời mặc áo giáp đen - Ra trận - Muôn nghìn cây mía - Múa gươm - Kiến - Hành quân - Đầy dường...” - những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời - Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn “ Muôn nghìn cây mía ” lá nhọn, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một hàng quân đang hành quân khẩn trương.

- Cỏ gà rung tai - Nghe - Bụi tre - Tần ngấn - Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.

4.

Ở cuối bài thơ con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ tạo nên ý nghĩa biểu tượng: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày vể dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là: Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa... Nhờ thế, các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.

25 tháng 4 2017
1. Bài thơ tả cơn mưa rào mùa hạ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ kèm với mưa thường có giông, sấm chớp, gió mạnh.
Bài thơ tả cơn mưa qua hai giai đoạn: Lúc sắp mưa và khi trời mưa. Bốn câu cuối cùng khi trời mưa có thể tách thành một phần riêng. Từ đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
Phần 1: Từ đầu đến "ngọn muông tơi nhảy múa": Khung cảnh sắp mưa.
Phần 2: Tiếp đến "cây lá hả hê": Trong khi mưa.
Phần 3: Còn lại: Hình ảnh người nông dân trong mưa thật to lớn, đẹp đẽ.
2. Bài thơ làm theo thể tự do ngắt nhịp linh hoạt gồm các nhịp 1, 2, 3, 4 mà chủ yếu là nhịp 2. Điều đó tạo thuận lợi cho việc diễn tả một cách phóng túng những quan sát về sự vật của người viết.
3. Tác giả đã quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa.
+ Các con vật khi sắp mưa có phản ứng khác nhau
- Mối trẻ bay cao, mỗi già bay thấp.
- Gà con rối rít tìm nơi ẩn nấp.
- Kiến hành quân đầy đường
+ Các cây cỏ cũng mỗi loại mỗi vẻ:
- Muôn nghìn cây mía múa gươm
- Cỏ gà rung tai nghe
- Bụi tre tần ngần gỡ tóc
- Hàng bưởi đu đưa bế lũ con đầu tròn trọc lóc
- Cây dừa sải tay bơi.
- Ngọn mùng tơi nhảy múa.
Trong cơn mưa:
- Cóc nhảy chồm chồm
- Chó sủa
- Cây lá hả hê
Những động từ như rối rít, hành quân, múa, rung tai nghe, đu đưa... những tính từ như tròn trọc lóc, mù trắng, chéo, chồm chồm, hả hê... được sử dụng rất đúng chỗ, góp phần diễn tả sinh động cảnh vật.
+ Phép nhân hóa được sử dụng hết sức rộng rãi
- Ông trời mặc áo, mía múa gươm, kiến hành quân, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre tần ngần gỡ tóc, hàng bưởi bế lũ con đầu tròn trọc lóc, sấm ghé xuống sân khanh khách cười, cây dừa sử dụng tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa...
Phép nhân hóa này làm cho cả thế giới cây cỏ, thiên nhiên hoạt động sinh động, đa dạng như thế giới con người. Thiên nhiên như đang vào trận chiến: ông trời mặc áo gióng đen, mía múa gươm, kiến hành quân nhưng lại vẫn có những hoạt động bình dị khác như gỡ tóc, bơi, nhảy múa, bế con...
Phép nhân hóa được sử dụng thành công là nhờ sự quan sát tinh tế của tác giả, kết hợp với sự liên tưởng dồi dào. Nhân hóa nhiều, nhưng không có sự lập lại, mà có những nét độc đáo.
4. Bài thơ chỉ tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài mới hiện ra hình ảnh con người:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
Ông bố chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường, ông đội cả sấm, cả chớp, cả một trời mưa. Hình ảnh người nông dấn có tầm vóc lớn lao tư thế vững vàng, hiên ngang, như là một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.
30 tháng 12 2018

a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:

- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường

- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.

- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…

- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc

→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa

1 tháng 9 2017

b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến

    + Ông trời mặc áo

    + Mía múa gươm

    + Kiến hành quân đầy đường

    + Cỏ gà rung tai nghe

    + Bụi tre tần ngần gỡ tóc

    + Cây dừa sải tay bơi

...

→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.

13 tháng 8 2017

- Bố cục bài thơ:

    + Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa

    + Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa

    + Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa

6 tháng 3 2019

Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt

- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2

→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.

References:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu ngắn, ngắt nhịp nhanh kết hợp với sự quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế và độc đáo cùng với việc sử dụng các phép nhân hóa khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang một ý nghĩa biểu trưng độc đáo

→ Thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, tư thế vững chãi của con người. Con người và thiên nhiên hiện lên vui tươi, hòa quyện đồng đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của tác giả.

Study well <33

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ. 2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng...
Đọc tiếp

1.Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

2.Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng  và sự hi sinh của Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc của tác giả.

4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm ằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

5*. “ Lượm ơi, còn không”, câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

 

 

12
25 tháng 4 2017

Câu 1:

Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.

* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi

Câu 2:

Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:

- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.

- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).

- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).

- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).

* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

Trá lời:

Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề ‘Thượng khẩn"

Sợ chi hiểm nghèo?

Nhưng rồi:

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).

Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:

Ra thế Lượm ơi ...

Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.

- Thôi rồi, Lượtn ơi!

Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.

- Lượm ơi, còn không?

Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.

Câu 4:

Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:

- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.

- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.

- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.

- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?

Câu 5:

Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.

25 tháng 4 2017
1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm.
Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần.
- Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế.
- Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc.
- Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước.
2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp.
Lượm tự hào, bởi công việc của mình.
- Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang.
- Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà).
Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến.
Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc.
3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn.
Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?
Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm.
4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước.
Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động.
5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
18 tháng 10 2018

Việc sử dụng phép nhân hóa trong bài thơ có tác dụng: khiến sự vật trở nên có hồn, sinh động hơn, bức tranh làng quê trở nên đáng yêu, thú vị hơn.

14 tháng 8 2021

- BPTT nhân hóa đã gợi lên trc mắt ta bức tranh thiên nhiên "mưa" một cách sinh động, cụ thể, rõ nét và hết sức gần gũi, đáng yêu. (gợi hình)

- Qua đó tác giả đã thổi hồn vào thiên nhiên, vạn vật khiến cho những hạt mưa vốn vô tri bỗng trở nên thật có hồn, có cảm xúc như con người, gần gũi, thân thuộc vs con người. (gợi cảm)

- Đồng thời, thể hiện tài năng quan sát, cái nhìn tinh tế, ngòi bút tài hoa cũng như tình yêu thiên nhiên, gắn bó vs thiên nhiên của tác giả. (gợi cảm)

12 tháng 8 2017

Đáp án B

→ Mưa là bài thơ viết về cơn mưa rào ở làng quê

                                  Ngữ văn lớp 6 ( học kì 2 )Văn học1) hãy nêu nội dung nét chính của 8 văn bản truyện kí đã học ( không tính bài đọc thêm ) 2) viết đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh sát hoặc nhân vật trong các văn bản truyện kí đã học bằng một đoạn văn ( không tính bài đọc thêm ) 3) Trình bày nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ: "Đêm nay Bác không...
Đọc tiếp

                                  Ngữ văn lớp 6 ( học kì 2 )

Văn học

1) hãy nêu nội dung nét chính của 8 văn bản truyện kí đã học ( không tính bài đọc thêm ) 

2) viết đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh sát hoặc nhân vật trong các văn bản truyện kí đã học bằng một đoạn văn ( không tính bài đọc thêm ) 

3) Trình bày nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ: "Đêm nay Bác không ngủ" và "Lượm"

4) hãy nêu cảm nhận về hình ảnh bác Hồ và lượng trong hai bài thơ trên bằng một đoạn văn

Tiếng Việt

1) tìm các biện pháp tu từ nổi bật: so sánh, nhân hóa,  ẩn dụ, hoán dụ trong các truyện kí thơ đã học phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ đặc sắc nhất

2) viết một đoạn văn miêu tả giờ chào cờ có sử dụng các câu trần thuật đơn có từ là và không có từ là

a) tìm các câu trần thuật đơn được sử dụng

b) xác định các thành phần chính của các câu vừa tìm được

3) nêu nguyên nhân của việc thiếu chủ ngữ và vị ngữ. Nêu cách sửa

4) chỉ ra các loại phó từ đã học, nêu tác dụng và cho ví dụ

5) hãy nêu công dụng của các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than và dấu chấm hỏi

Tập làm văn

1) văn tả người

a) tả người thân trong gia đình

b) tả người bạn thân ( có thể là người hoặc con vật đồ vật )

2) văn tả thiên nhiên

a) tả khu vườn

b) miêu tả công viên vào buổi sáng

c) tả cơn mưa

d) miêu tả biển

e) tả dòng sông

3) văn tả cảnh sinh hoạt

a) giờ ra chơi

b) tả chợ

c) tả khu phố

d) tả tiết học

e) tả buổi lao động ở trường

4) miêu tả sáng tạo

a) tả Lượm trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu

b) tả bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ 

c) tả Kiều Phương trong bài bức tranh của Em gái tôi

d) dựa vào các bài đã học để tả một cảnh thiên nhiên hoặc một nhân vật trong văn bản đó

HELP ME PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE PLEASE

0
5 tháng 3 2017

a. Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được tác giả đưa vào bài thơ trở nên rất sinh động thông qua nghệ thuật miêu tả hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài.

Đây là khung cảnh lúc trời sắp mưa: Những con mối-Bay ra-Mối trẻ-Bay cao - Mối già- Bay thấp - Gà con - Rối rít tìm nơi - Ân nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn đang kéo đến gần. Động từ bay được lặp lại nhiều lần, các tính từ trẻ, già, cao, thấp, rối rít có tác dụng gợi tả, gợi hình đặc biệt. Người đọc như được chứng kiến tận mắt khung cảnh sinh động đó.

Từ hình ảnh cây cỏ gà lay động trước gió, tác giả hình dung ra: cỏ gà rung tai nghe; còn những cành tre bị gió thổi mạnh thì được nhân hoá: Bụi tre tần ngần gỡ tóc.

Trời chuyển mưa giông, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi Lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xoá. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn, đất gặp nước sủi bọt, bong bóng nổi đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi.

b. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và tài tình: ông trời, Mặc áo giáp đen, Ra trận, Muôn nghìn cây mía, Múa gươm, Kiến, Hành quân, Đầy đường... Những đám mây đen che phủ bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng khi ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được nhà thơ hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận.

Cách miêu tả của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc. Từ cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa, Bế lũ con, Đầu tròn, Trọc lốc... đến cảnh: Chớp, Rạch ngang trời, Khô khốc, Sấm, Ghé xuống sân, Khanh khách, Cười, Cây dừa, Sải tay, Bơi, Ngọn mùng tơi, Nhảy múa... đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của trẻ thơ.

Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mưa... mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất.