Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn trên ca ngợi phẩm chất của cây tre là: ngay thẳng , thủy chung, can đảm.
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh để ca ngợi.
Cách nói ấy hay ở chỗ có thể nói rõ được cho người đọc hiểu được cái đẹp của cây tre và cũng như con người Việt Nam ta.
~ Hok T ~
Những phẩm chất của tre được thể hiện qua câu thơ:cây luôn mọc một cách ngay thẳng,luôn có sự đoàn kết tạo nên 1 tập thể và sự hi sinh nhường nhịn cho đời sau
Biện pháp NHÂN HÓA
cách nói ấy hay ở chỗ nó được dùng để nói lên sự khẳng khái,biết hi sinh không sợ gian khổ và luôn đoàn kết,luôn đứng thẳng và đây cũng là tính cách của NHỮNG CHIẾN SĨ BỘ ĐỘI,QUÂN ĐỘI TA TRONG CÁC THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ,PHÁP hay các cuộc chiến tranh từ xưa
TRẢ LỜI:
a) Đi
- Nghĩa 1 : tự di chuyển bằng bàn chân.
Em gái tôi đang chập chững tập đi.
- Nghĩa 2 : mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Mẹ nhắc tôi khi đi giày phải cột dây cho cẩn thận.
b) Đứng
- Nghĩa 1 : ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Cả lớp đứng nghiêm chào cờ.
- Nghĩa 2 : ngừng chuyển động
Thảo đứng trước cửa lớp chờ tôi.
TL :
A. Đi
- Mẹ e đi bộ
- Xin phép cho e đi dép vào ạ
B. Đứng
- Chúng e đứng chào cờ
- Trời đứng gió
_HT_
Đọc kĩ khổ thơ sau:
“ Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua với mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
(“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
a/ Tìm những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong khổ thơ trên?
- Những từ ngữ thuộc chủ đề thiên nhiên trong đoạn thơ trên: gió, mặt trời
b/ Nhà thơ muỗn nói tới điều gì qua câu thơ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”? Tại sao nhà thơ có thể tưởng tượng ra cảnh chạy đua giữa đoàn thuyền đánh cá với mặt trời? Trong đoạn trả lời cần dùng phép nối để liên kết câu, gạch chân từ ngữ để thể hiện phép nối đó?
Qua hình ảnh đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, Huy Cận muốn khẳng định sức sống, sự mạnh mẽ và ý chí nghị lực phi thường trong con người lao động. Ông nâng những con người lao động và biến họ thành "anh hùng" trong lao động sản xuất dựng xây quê hương. Bên cạnh đó, con thuyền khi trở về từ biển khơi, con thuyền ấy mang theo hi vọng của tất cả mọi người. Vì thế nên Huy Cận đã viết "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời". Đó là sự tưởng tượng trên cơ sở của sức mạnh, của tiếng gọi thúc giục họ từ nơi bến đỗ với những con người đang mong chờ. Họ phải chạy đua cùng mặt trời để bắt đầu công việc, bắt đầu cuộc sống sinh hoạt thường nhật
Phép nối: Bên cạnh đó
Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều có một người thân yêu chiếm vị trí quan trọng nhất nơi trái tim, là duy nhất, mãi mãi không thể thay thế và đó chính là người mẹ. Người cho ta nhìn thấy ánh sáng mặt trời, người chịu bao đớn đau khó nhọc chín tháng mười ngày bao bọc chúng ta bằng tình yêu thương ấm áp. Và chính vì thứ tình cảm thiêng liêng mẫu tử không thể tách rời mà trong mắt ai mẹ là người vĩ đại nhất. Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho mẹ mình. Từ tình yêu thương dành cho chúng ta, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Từ ý nghĩa cao đẹp đó, mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương mẹ, tích cực trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài, luôn khắc ghi công lao to lớn của mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng.
k nha
Hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau.
Ở câu Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng và những tia nắng ấm giúp cho cây bắp lớn lên, hạt bắp thêm chắc mẩy. Vì vậy có thể nói đó là “mặt trời của bắp”.
Ở câu Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ.
Em bé được mẹ che chở bằng tình yêu thương. Em bé là niềm hy vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy có thể nói: em là “mặt trời của mẹ''
Tham khảo:
Thời học sinh cắp sách đến trường, chúng ta luôn coi những người thầy, người cô là những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời của mình. Với tôi, cô Hà chính là người mẹ thứ hai của tôi.
Cô Hà chắc cũng trạc tuổi mẹ của tôi thôi. Dáng người cô tuy không cao nhưng bù lại rất cân đối. Làn da của cô rất trắng và bắt đầu điểm những chấm tàn nhang, đó là dấu hiệu của thời gian đã in hằn. Gương mặt cô tròn và phúc hậu với ánh nhìn tràn ngập yêu thương mà cô đã dành cho lũ học sinh chúng tôi. Mỗi khi có điều gì vui, cô lại nở nụ cười như ánh nắng mùa xuân, khi ấy những nếp nhăn trên khoé mắt cô cũng dãn ra. Mái tóc xoăn nhẹ đã điểm những sợi bạc. Bạc vì bụi phấn hay bạc vì thời gian, hay còn bạc vì những lo toan cô dành cho những đứa con và cả cho lũ học sinh? Hình như là tất cả!
Cô Hà hiền lắm. Mỗi khi chúng tôi không thuộc bài, mỗi khi chúng tôi đi học muộn hay một lỗi sai nào đó, cô đều nhẹ nhàng nhắc nhở và chỉ ra hướng khắc phục để lần sau không lặp lại. Khi cả lớp mắc lỗi sai, chúng tôi đều tự giác nhận lỗi của mình, để cô không phiền lòng.
Mỗi khi có ai đó xin nghỉ ốm, cô hỏi thăm tình hình nữa. Khi trời trở lạnh mà thấy chúng tôi mặc đồ không ấm áp, cô lại nhắc nhở để chúng tôi không bị ốm. Những cử chỉ, nhưng quan tâm cô dành cho chúng tôi, dù rất nhỏ thôi nhưng chúng tôi luôn khắc ghi thật sâu trong trái tim của mình...
Mỗi lần lớp tôi thi có ai được điểm cao, cuối năm có những ai được danh hiệu học sinh giỏi, cô lại đề nghị các bậc phụ huynh thưởng để động viên, khích lệ chúng tôi nỗ lực nhiều hơn trong học tập.
Biển học là mênh mông trong có kiến thức sách vở tuy quan trọng nhưng chúng tôi cũng rất cần đến kiến thức từ cuộc sống. Cô không chỉ dạy chúng tôi kiến thức về môn học mà còn dạy bài học làm người, dạy cách đối nhân xử thế...
Tôi vẫn tin rằng mỗi người chúng ta gặp giữa cuộc đời này là một nhân duyên, một hạnh ngộ. Gặp cô, đó là một điều kì diệu của cuộc sống. Tôi mãi trân trọng, yêu mến cô...
Danh từ: đất, biển , rừng, đôi , cánh , hoa, miền , bầy , ong
Động từ : nối liền , rong đuổi , rù rì,tìm ra ,
Tính từ : ngọt ngào , xa, hoang
"... Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ... "
Mỗi cây một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với con người Việt Nam vẫn là cây tre, nếu thiếu đi lũy tre già thì không còn là làng quê nữa.
Nhìn từ xa xa, các bạn sẽ thấy lũy tre như bức tuờng thành kiên cố đang bảo vệ bao quanh thôn xóm mình. Nhưng khi bước tới gần mới thấy “thân gầy guộc lá mong manh”, cây tre nhỏ nhắn với thân dài thẳng, được chia thành những đốt nhỏ đều nhau. Thân cây thường có màu xanh thẫm, các đốt thì có màu hơi xanh đậm hơi vàng. Cây tre không đứng riêng lẻ với nhau, mà thường tạo thành từng lũy với cây này tựa cây kia, dựa vào nhau cùng vươn lên bất chấp nắng mưa để đón lấy ánh sớm bình minh. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Họ nhà tre có đến vài chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm non măng mọc thẳng. Và tre cũng có hoa đó các bạn, nhưng phải hơn 100 năm nó mới ra hoa một lần. Hoa tre mọc thành từng chùm có màu vàng nhạt. Mùi thơm của hoa tre cũng rất đặc biệt đó ạ!
Cây tre có nhiều loại, mỗi loại lại mang đến cho chúng ta một công dụng riêng. Có tre to để đan lát, có tre để làm hàng thủ công. Tre còn có thể được sử dụng để làm nhà cửa, lều quán. Tre gai lại là người canh gác giúp cho cho luỹ làng ta trở nên kiên cố.
Nói tóm lại, cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương. Tre ôm lấy xóm làng, làm phong cảnh làng quê thêm phần duyên dáng, thêm phần thanh bình. Còn gì đẹp hơn những hình ảnh những mái đình, ngôi chùa thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng treo lơ lửng trên ngọn tre.
Ở đầu làng em có một khóm tre già. Em không biết nó trồng từ lúc nào nhưng bây giờ nó đã to, cao hơn cả ngôi trường em đang học.
Bụi tre này cao trên tám mét, thân thẳng đuột. Những cây tre ôm sát nhau đếm không xuể. Thân cây được chia làm nhiều đốt, không có màu nâu đất như nhiều loại cây khác mà óng óng một màu xanh. Những nhánh tre thường rất nhỏ, mọc ngay dưới gốc và hay có gai gồ ghề. Lá tre nhỏ bằng một nửa lá xoài, lúc còn non cũng cuộn lại như lá chuối, sau dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy.
Quanh khóm tre được bao bọc bằng những dây lá bát. Khóm tre dày nhất là ở phần gốc, càng lên cao càng thưa dần. Tuy là một loài cây lấy gỗ, nhưng rễ của nó lại là rễ chùm, chằng chịt như có hàng triệu con giun khổng lồ. Rồi ngày tháng qua đi, những cây tre cũng dần già đi bị chủ chặt về, để nhường chỗ cho những búp măng: búp màu xanh, búp màu nâu xen kẽ nhau trông thật vui mắt. Thế rồi những búp măng ấy cũng lớn dần đần, từ giã lớp vỏ bên ngoài để trở nên vững chãi và rắn chắc hơn.
Tre rất có ích. Lá tre có thể nhóm lửa. Gỗ để đóng bàn ghế, giường…Thỉnh thoảng, người ta còn nhổ cả rễ tre về làm thuốc. Nếu ai có dịp được thưởng thức những búp măng thì thật tuyệt! Do tre có ích như thế, nên em yêu biết bao những khóm tre đầu làng
Bọc ,ôm ,níu ,
1. Ghi lại các động từ trong hai dòng sau :
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Động từ : Bọc, ôm, níu