Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân vật | Đối thoại | Độc thoại | Bàng thoại |
Thị Mầu | - Đây rồi nhé! - Tên em ấy à? - Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!. - Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe! | - Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! - Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ? | - Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn. - Đẹp thì người ta khen chứ sao! - Nhà tao còn ối trâu!
|
Thị Kính
Tiếng đế (người xem) | - A di đà Phật! Chào cô lên chùa!. - Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ! - Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật. - Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết! - Mười tư, rằm! - Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi! - Mầu ơi mất bò rồi! - Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không? - Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! | - Nam mô A di đà Phật!. - Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét! | Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là... |
- Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:
+ Thị Mầu: phóng khoáng, lẳng lơ, táo báo, không e ngại điều gì.
- Thị Kính: tôn nghiêm đúng mực
Mục đích | Làm báo cáo để cung cấp cho người đọc tri thức tổng quan của đề tài nghiên cứu khoa học về thơ mình vừa làm |
Yêu cầu | - Báo cáo cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu - Thứ tự trình bày hợp lí, mạch lạc |
Nội dung chính | - Chúng ta cần có các mục sau: Phần mở đầu: + Nêu vấn đề về thơ được lựa chọn để nghiên cứu + Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu Phần nội dung: + Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra + Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập bảng biểu, thống kê về đối tượng nghiên cứu + Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết Phần kết luận: + Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày + Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có) |
câu 1 :
Nhân dân ta có rất nhiều câu ca dao hay viết về cha mẹ như:
"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kinh́ cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con''.
Người mẹ là người cùng ta thực hiện mơ ước cuả ta mẹ luôn hy sinh bản thân minh̀ để cho con cómột cuộc sống tốt đẹp hơn
Câu 1
1. Mở bài:
- Dẫn dắt vào bài bằng các tình càm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè,..
- Nhấn mạnh tình mẫu tử là loại tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng
2. Thân bài:
* Khái quát chung thế nào là tình mẫu tử:
+ Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con
+ Tình mẫu tử thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc
* Bình luận về tình mẫu tử:
+ Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:
- Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….
- Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta
- Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa
+ Tình mẫu tử đối với mỗi người:
- Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương
- Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi
+ Vai trò của tình mẫu tử:
- Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi
- Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống
* Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:
+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này
+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha
+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử
3. Kết bài
Đưa ra cảm nghĩ của bản thân về tình mẫu tử
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử
- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ
Câu 2:
1. Mở Bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích “Trao duyên”.
- Nêu nội dung chính của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.
2. Thân Bài
a. Hai câu thơ đầu
- Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng.
- Lời nói, hành động trang trọng (từ “cậy”, “lạy”, “thưa”) nhưng cũng mang sắc thái nài ép Thúy Vân nhận lời giúp đỡ.
b. Sáu câu thơ tiếp theo
- Thúy Kiều giãi bày nguyên nhân dẫn đến việc nhờ cậy Thúy Vân giúp mình. Đó là sự dang dở trong tình yêu với Kim Trọng: “Giữa đường đứt gánh tương tư”.
- Hình ảnh ẩn dụ “gánh tương tư”: Chỉ tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.
- Nàng chia sẻ với em gái về câu chuyện tình yêu của mình. Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm cùng thề nguyền, đính ước nhưng bỗng nhiên sóng gió xảy ra với gia đình Kiều, nàng đành hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu” với cha mẹ.
c. Bốn câu cuối
- Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng những lí lẽ xác đáng. Nàng nhắc đến “ngày xuân”, tuổi trẻ của Thúy Vân vẫn còn dài và nhắc đến tình nghĩa chị em máu mủ khiến Thúy Vân không thể từ chối việc nàng cậy nhờ.
- Dù cho bản thân mình có “thịt nát xương mòn” thì Kiều vẫn vui vẻ, “ngậm cười” nơi chín suối. Nàng quả là người con gái sống tình nghĩa và có đức hi sinh.
-Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” được Nguyễn Du sử dụng tài tình và khéo léo.
- Giọng điệu xót xa, đau đớn.
3. Kết Bài
- Nêu cảm nhận riêng của bản thân về 12 câu thơ đầu.
- Khẳng định giá trị của 12 câu thơ đầu trong đoạn trích “Trao duyên”.
Yếu tố/ Văn bản
Hịch tướng sĩ
"Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước
Tôi có một giấc mơ
Luận điểm
- Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước.
- Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau.
- Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc.
- Phải luyện theo Binh thư yếu lược đê đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.
- Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.
- Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.
- Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.
- Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.
Lí lẽ và bằng chứng
- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ.
- Sự ngang ngược của quân giặc.
- Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc.
- Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau.
- Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến.
- Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư".
- Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà".
- Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư".
Mục đích viết
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.
Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.
Quan điểm
Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc.
Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam.
Cần đầu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử công bằng.