Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
░███████████▀▀▀░░░░▀█████████████ ░▐███████▀▀░░░░░░░░░░░▐███████████▌ ░▐███▀░░░░░░░░░░░░░░░░▐████████████ ░░░█░░░░░░▓░░░░░░░░░░░░▀███████████ ░░░█░▓▓░▓▓░█▄░░░░░░░░░░░░▀█████▀░▄░▌ ░░░█░░▄█▌▓▄████████▄░░░░░░████▀░▀░▀▄▌ ░░░▐▄██░▓▓░░░░░▀▀▀▀█░░░░░░███░░░▄░░░▌ ░░░██▀▄▄▒░░░░▄███▄▓▓▓░░░░░░▀░░░▀░░▐▌▌ ░░░█▀▄▄▄█▓▌▓░▀░░░░▓░░░░░░░░░░░░░█░░▐░ ░░░▐▄█▀▀░▀▌░░░▓▓▓░░░░░░░░░░░░░░▐▄░▌░▌ ░░░░▄▀░░▄▀▌░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░░█ ░░░▄▀░░█░█░░░░▀▀▀▀▄░░░░░░░░░░░░░█▀█ ░░░█░░▐░▌░▄░▄▀▄▐░░░█▄░░▌░░░░░░░▐░█ ░░░▀▄░░░▀▀░░░░░░░░░░▐▐░▐░░░░░░░▐░█ ░░░░▀▄░▌░░░▒▒▒▄▄▀▀▀▄▐▐░▐░░░░░░░░▌█ ░░░░░▀▄▐░░▄▀▀▀░▄▄▄██▐▐░▌░░░░░░░░▌▌ ░░░░░░▀▄█░▀████████▀▌▌▐▐▌░░░░░░░▌▌ ░░░░░░░▀▄▀█▄██▀▀░▄▄▀░▌▌░░░░░░░░█░▌ ░░░░░░░░▀▄░▌█▄▄▀▀░░░▐▐░░░░░░░░█░░█ ░░░░░░░░░░▌░░░░░░░░░░░░░░░░░░█░░░░▌ ░░░░░░░░░░▐░░░░░░░░░▄░░░░░░░░░░░░░▐▄ ░░░░░░░░░░▐▄░░░░░▄▄▀░░░░░░░░░░░░░
Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ, từng chứng kiến bao hy sinh lớn lao của dân tộc trong một thời mưa bom bão đạn, từng sống chết gắn bó cùng thiên nhiên, cùng đồng đội tình nghĩa. Rồi khi chiến tranh kết thúc, cuộc sống hòa bình luôn mang lại cho con người cảm giác thoải mái, yên bình, nhưng cũng thay đổi nhiều thói quen, cách sống mà không phải ai cũng ghi nhớ những gian nan, những nghĩa tình của thời đã qua. Bài thơ Ánh trăng là một lời tâm sự chân thành, là một lời nhắc nhở về ý nghĩa cuộc sống, là một lần “giật mình” trước cái điều vô tình ấy.
Ánh trăng luôn là nguồn cảm hứng của thi ca. Chúng ta có một “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” trong Thu ẩm - Nguyễn Khuyến, có một “bến sông trăng” lãng mạn của Hàn Mặc Tử, có một vầng trăng tri kỉ của thi nhân “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ “ (Hồ Chí Minh )… Nhưng với Nguyễn Duy, ánh trăng mang một hàm nghĩa mới. Đó là hình ảnh của quá khứ, là nhân dân, là người lính, là lý tưởng chiến đấu… Bài thơ gây ấn tượng bởi lối sáng tạo đặc biệt. Chữ đầu mỗi câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của kỉ niệm?
Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy nên nó mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Ở quãng thời gian quá khứ đã có một biến đổi, một sự thực đáng chú ý: hồi nhỏ rồi thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Ấy thế mà từ hồi về thành phố, quen sống với những tiện nghi hiện đại, vầng trăng tình nghĩa như người dưng qua đường nhưng sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ để tác phẩm.
Mở đầu bài thơ là câu chuyện xảy ra trong quá khứ - lúc người lính còn nhỏ và hồi chiến tranh ở rừng:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ.”
Chỉ với bốn câu thơ ngắn của khổ thơ đầu tiên, nhà thơ đã tái hiện lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời người lính. Trong kỷ niệm, trong câu chuyện có đồng, sông, bể, rừng nghĩa là có tất cả những không gian sự vật quen thuộc của đất nước, có mọi thứ của thiên nhiên có thể gắn bó với con người, che chở cho con người, nuôi sống con người. Chữ “hồi” ở câu thứ nhất và câu thứ ba làm cho khổ thơ như có một chỗ dừng chân giữa ranh giới giữa tuổi thơ và lúc trưởng thành, và người chỉ đường dẫn lối chính là ánh trăng. Không phải là vầng trăng bình thường mà là “vầng trăng thành tri kỉ”. “Tri kỉ” nghĩa là vầng trăng và người trở thành đôi bạn tri âm tri kỉ, biết bạn, hiểu bạn như hiểu mình. Hình ảnh đôi bạn tâm giao trăng – người chiến sĩ đã từng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca. Đó có thể là hình ảnh người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng trong thơ Bác: “Việc quân, việc nước bàn xong/ Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.” (Đối nguyệt); cũng có thể giữa rừng khuya sương muối, trăng làm bạn với người chiến sĩ đứng chờ giặc tới: “Đêm nay rừng hoang sương muối / Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới / Đầu súng trăng treo.” (Đồng chí – Chính Hữu). Vầng trăng tri kỷ cũng là vầng trăng bạn bè, thủy chung cùng nhau chia sẻ tâm sự.
Không gian bài thơ rộng mở như trải rộng mênh mông “đồng – sông – biển – rừng” theo những thước phim của ký ức “hồi nhỏ - hồi chiến tranh” nhẹ nhàng sâu lắng để khơi gợi những kỷ niệm dạt dào in dấu ấn sâu đậm thành nỡi nhớ. Đến khổ thơ thứ hai là một lời giải vì sao trong quá khứ, trăng và người là tri âm tri kỉ. Bởi vì lúc đó, con người sống hòa mình với thiên nhiên, gắn bó gần gũi với thiên nhiên, hồn nhiên như cành cây ngọn cỏ…
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.”
Những từ “trần trụi”, “hồn nhiên” thật dung dị, gần gũi như tâm hồn của người lính Chính bởi vậy người lính đã có lúc “ngỡ không bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”. Từ vầng trăng tri kỷ giờ đây nó trở thành vầng trăng tình nghĩa. Tuy nhiên, từ “ngỡ” đặt ở đầu câu thứ ba giúp người đọc dự cảm về một điều chẳng lành sẽ xảy ra. Bởi vì “ngỡ” là nghĩ vậy thôi, một lúc nào đó con người sẽ lãng quên.
Quy luật vận động không ngừng nghỉ, sự đời vẫn có những éo le, những điều xảy ra mà người ta không thể nghĩ trước được. Thoắt một cái, mọi sự việc đều đã thay đổi:
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường.”
Mọi sự bất đầu chỉ vì mấy tiếng thật đơn giản “Từ hồi về thành phố”. Lại một lần nữa ta bắt gặp từ “hồi”. Hồi ở đây vừa chỉ thời gian (quãng thời gian khi về thành phố) vừa chỉ sự trở về. Về thành phố là về với cuộc sống hiện đại với đầy đủ tiện nghi, là về với cuộc sống hòa bình không bom rơi đạn lạc. Không gian cũng có sự thay đổi. Nếu như hai khổ đầu mở ra một không gian khoáng đạt, mênh mông, tràn ngập thiên nhiên với đồng ruộng, núi rừng. Giữa không gian bao la ấy, trăng và người hồn nhiên, vô tư bầu bạn quấn quít, dễ nhìn thấy nhau và cũng dễ tìm thấy nhau. Nhưng ở đây khi về với thành phố, không gian sống bỗng như bị bó hẹp lại: đâu thấy rừng thấy biển, đâu thấy đồng thấy sông, mà vây quanh người ta là đường phố, nhà cửa san sát, là ánh điện cửa gương, là những tòa nhà cao tầng, những cái ngõ chật hẹp, là căn phòng buyn-đinh ngột ngạt… Con người như bị nhốt lại, bị bó hẹp trong những cái hộp khổng lồ…
Sống trong không gian bé nhỏ ấy, con người không còn “trần trụi với thiên nhiên – hồn nhiên như cây cỏ”. Người ta cũng chẳng nhớ đến trăng, chẳng cần trăng. Bởi đêm nào thành phố chẳng rực rỡ ánh đèn. Bởi vậy mà “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”. Giọng điệu thơ có gì đó hờ hững, có gì đó lạnh lùng. Hình như tình cảm “tri kỷ - nghĩa tình” đã bị đẩy vào góc xa thẳm của ký ức, con người đã vội quên đi để hòa nhập trong nhịp điệu cuộc sống mới nơi thành thị. Hình ảnh so sánh là một sự đối lập với tình cảm chân thành của một thời quá khứ “ngỡ không bao giờ quên”. Nếu hồi nhỏ, hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ, vầng trăng là tình nghĩa thì giờ đây nó chỉ là người dưng qua đường. Quan hệ giữa người và trăng đã hoàn toàn thay đổi. Có gì đó phũ phàng, có gì đó nghẹn đắng. Bây giờ giữa vầng trăng và người hoàn toàn xa lạ với nhau, hầu như không quen biết gì nhau. Lời thơ pha chút mỉa mai nhưng chân thành. Câu thơ của Nguyễn Duy chẳng khuyên gì ai, chẳng trách gì ai nhưng hình như đằng sau là hồi chuông, là vị đắng đọng lại trong lòng người về một hiện thực xã hội, về thái độ vô tình của con người trước quá khứ.
Tuy nhiên như người ta vẫn nói mọi chuyện trong cuộc đời đều không thể lường trước được. Cuộc đời nhiều khi vẫn có những bất thường xảy ra và chuyện bất thường đó đã được nhà thơ kể lại ở khổ thơ tiếp theo:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn.”
Hai tiếng “thình lình” mở đầu cho khổ thơ thật đúng lúc. Nhờ có sự thình lình bất thường đó ta mới biết rằng hóa ra cái ánh đèn kia không phải là vĩnh cửu, cái ánh sáng của phòng buyn – đinh kia không là muôn đời. Và hóa ra con người ta cũng có lúc “vội bật tung cửa sổ” để tìm ánh sáng cho mình. Câu thơ này thật có ý nghĩa, bởi đây đâu chỉ là cánh cửa sổ bằng sắt hay bằng gỗ của căn phòng mà đây còn là cánh cửa của tâm hồn, của tình cảm, chính cánh cửa này đang được bật tung. Phải đồng thời bật tung hai cánh cửa số ấy thì mới có được chuyện “đột ngột vầng trăng tròn”. Thực ra đột ngột là dành để chỉ tâm trạng con người chứ không phải trăng chờ người bật tung cửa sổ mới bất ngờ đột ngột xuất hiện. Con người có mở cửa hay không mở cửa thì vầng trăng vẫn cứ chiếu sáng, vẫn luôn tràn đầy như thế. Từ “tròn” ở đây không chỉ là một khái niệm hình học, nó còn là sự tròn đầy trọn vẹn của nghĩa tình.
Chính cái vẻ tròn đầy bất diệt của vầng trăng đã đưa đến cho người lính cảm xúc dâng trào:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
“Mặt nhìn mặt”, ấy là mặt người với mặt trăng, nhưng ở đây không phải là cái nhìn “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương” của Lí Bạch mà là sự đối diện với người tri kỉ, đối diện với chính mình, nhìn lại mặt mình. Một cái nhìn đầy áy náy, xót xa. Nếu như với Lí Bạch, vầng trăng khiến thi sĩ nhớ “cố hương” da diết thì ở đây nhờ nhìn thấy vầng trăng, người lính đã trở về chính mình, nhận ra gốc gác, tìm lại được chính mình. Khi nhìn thấy người bạn tri âm tri kỷ ngày nào, người lính bỗng dâng trào một niềm xúc động ngỡ ngàng. Hai tiếng “rưng rưng” gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm. “rưng rưng” là chưa khóc nhưng nước mắt đang chực trào ra. Nó như cảm xúc mơ hồ của kẻ xa quê lâu ngày đang trên đường trở về làng cũ bỗng thoáng thầy gốc đa đầu làng. Nó như nỗi lòng của đôi bạn thân sau nhiều năm chinh chiến lạc mất tin nhau, nay bỗng gặp nhau đúng trong ngày chiến thắng. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm tư nhà thơ bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu. Điệp ngữ “như là” có tác dụng nhấn mạnh, biểu hiện cảm xúc đến thật dồn dập. Cùng một lúc, cả quá khứ như hiện về, mọi kỷ niệm như được đánh thức. Kỷ niệm thời ấu thơ chơi đùa trên cánh đồng quê, bơi lội trên dòng sông quê,… kỷ niệm lúc trưởng thành ở rừng cùng đồng đội chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, chia sẻ những mất mát đau thương… Đoạn thơ hay nhất ở chất thơ bộc bạch chân thành, hàm súc và biểu cảm, giàu hình tượng dễ đi vào lòng người. Chính sự lan tỏa của ánh trăng đã gợi lại nhưng gì đã qua, đánh thức tình cảm tốt đẹp trong mỗi con người. Người lính vui sướng vì gặp lại vầng trăng nhưng cũng thấy ăn năn vì thái độ vô tình lãng quên quá khứ.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Khổ cuối của bài thơ thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
Bốn câu thơ chia thành hai cặp có nhiều hình ảnh đối lập nhau. Cặp câu thứ nhất đối lập giữa cái tròn vành vạnh của trăng – nghĩa là cái vẹn nguyên, cái tròn đầy bất diệt với sự vô tình vô cảm của con người. Cặp câu thứ hai đối lập giữa cái “im phăng phắc” của vầng trăng với cái “giật mình” của nhà thơ, của người lính. “Giật mình” vì điều gì? Có lẽ là vì ân hận, giật mình để tự nhắc nhở mình đừng làm kẻ phản bội, đừng làm kẻ vô ơn vô tình. Phải nói hai tiếng giật mình cuối cùng của bài thơ như một tiếng chuông rất khẽ nhưng ngân vang rất xa và đọng lại rất lâu. Như vậy khổ thơ cuối đúng là khổ thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triệt lí trong âm điệu trầm lắng suy tư của tác phẩm. “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn, nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta. Đôi khi im lặng lại chính là sự trừng phạt nặng nề nhất. Cũng qua hình ảnh “tròn vành vạnh” và “im phăng phắc” của vầng trăng, tác giả khẳng định một điều, con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên quá khứ nghĩa tình thì luôn tròn dầy bất diệt.
Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Còn nhớ năm xưa, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève được kí kết, trong buổi chia tay đầy lưu luyến giữa cán bộ về xuôi với đồng bào miền núi nhà thơ Tố Hữu cũng đã tự nhắc nhở mình, khi về với cuộc sống bình yên ở miền xuôi cũng không bao giờ được quên những năm tháng gắn bó cùng đồng bào nơi đây, được đồng bào yêu thương “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”, cùng kề vai sát cánh chống giặc:
“Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Và Ánh trăng cũng là một lời tự nhắc nhở như thế. Ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ bởi nó đặt ra vấn đề, thái độ “Uống nước nhớ nguồn” đối với quá khứ, với những người đã khuất và cả đối với chính mình. Trong cuộc sống hiện đại hối hả, con người càng dễ bị cuốn vào vòng xoáy tấp nập của cuộc sống, quay cuồng với danh lợi, tiền tài mà vô tình quên đi những thứ bình dị. Sự lãng quên ấy, sự quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án. Thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.
Bài thơ là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Bài thơ nhắc nhở một lẽ sống tốt đẹp của con người cũng là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bởi là con người thì trước hết phải biết sống có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung.
Tóm lại, bài thơ Ánh trăng với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ. Đọc bài thơ của Nguyễn Duy hẳn mỗi chúng ta cũng “giật mình” như thế.
1. Giải thích + Bàn luận: Ý kiến trên hoàn toàn đúng. Đó là không chỉ là tâm sự của một người lính vừa bước ra khỏi cuộc chiến mà còn là lời nhắc nhở con người nói chung: đừng quay lưng và quên đi những giá trị truyền thống đã gắn bó với mình.
2. Chứng minh.
- Em phân tích hành trình nhận thức của người lính để làm sáng tỏ ý kiến.
Bạn có thể tham khảo cái này nhé, mik cũng lấy trên mạng thôi :
Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh tráng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: vầng trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình.
Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ ngờ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.
Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẩn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.
Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.
Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:
Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Không phải là ngửa mặt nhìn lên trăng mà là ngửa mặt nhìn, lên mặt vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng có cái gì rưng rưng. Có thể là đôi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với xừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể chi người vô tình. Không hẳn là con người vô tình, hờ hững với nhừng gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống còn đang trong quá trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật mình cửa Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoà bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Không chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: hãy sống và lao động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.
I. Mở bài:
- “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai” (Anatole France). Thật vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống lâu đời của con người Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay.
- Nổi bật là bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
- Qua các tác phẩm, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung cao quí trong cuộc đời mỗi con người.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài )
- Hoàn cảnh sáng tác: và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu mang, đùm bọc,sẻ chia…-> khi viết những tác phẩm này, nhà thơ đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại.
- Gợi nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi người.Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn - đạo lí uống nước nhớ nguồn.
Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ “Ánh trăng” của Bằng Việt.
* Trong bài thơ này, truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình.
- Gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với thiên nhiên, quê hương.
- Trân trọng những sẻ chia trong những năm tháng gian lao, vất vả ở những năm tháng chiến tranh.
=> Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
- Nhắc nhở, thức tỉnh con người lối sống ân tình, ân nghĩa,đừng bao giờ lãng quên quá khứ.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha.
- Cảbài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ.
III. Kết bài:
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, gợi lại bao suy nghĩ , chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là những hình ảnh quen thuộc thôi mà con người lại có thể nhìn thấy bao điều? Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất bật hằng ngày, nó bảo vệ con người khỏi những cám dỗ tầm thường. Và trên hết, nó luôn hướng con người đến những giá trị bền vững của cuộc sống.
I. Mở bài:
- “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai” (Anatole France). Thật vậy, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” đó là truyền thống lâu đời của con người Việt Nam. Truyền thống ấy đã được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay.
- Nổi bật là hai bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy và “Bếp lửa” của Bằng Việt.
- Qua các tác phẩm, các tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, những chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung cao quí trong cuộc đời mỗi con người.
II. Thân bài:
1. Khái quát ( Dẫn dắt vào bài )
- Hoàn cảnh sáng tác: Bằng Việt và Nguyễn Duy đều đã từng sống, trải qua những năm tháng khó khăn, thiếu thốn, khốc liệt của chiến tranh và được cưu mang, đùm bọc,sẻ chia…-> khi viết những tác phẩm này, hai nhà thơ đã được hưởng cuộc sống hoà bình, ấm no, hiện đại.
- Gợi nhắc đạo lí về lòng biết ơn, lối sống ân nghĩa, thuỷ chung đối với mỗi người.Dù là lòng thương nhớ, biết ơn bà hay ân tình với nhân dân, đất nước thì đều có chung một nét đẹp nhân văn - đạo lí uống nước nhớ nguồn.
2. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
* Đó là tình cảm của người cháu đối với bà khi đã trưởng thành, xa nhà. Nơi đất khách nhưng người cháu vẫn đau đáu nhớ về bà, nhớ về những năm tháng tuổi thơ xa cách cha mẹ, gắn bó với bà. Những năm tháng đói khổ được bà chăm sóc.
- Cháu nhớ bà, xót xa, thương cảm thấu hiểu cuộc đời của bà cơ cực, gian nan mà giàu đức hi sinh.
- Kỉ niệm thời thơ ấu bên bà: Bà chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu.
- Cuộc sống khó khăn, cuộc đời nhiều gian khổ nhưng tấm lòng bà vẫn bền bỉ, mênh mông, giàu đức hi sinh.
- Người cháu không nguôi nhớ về bà, nhớ về quê hương cội nguộn
=>Hình ảnh “bếp lửa” bình dị, thân thuộc=> hình ảnh kỉ niệm tuổi thơ, gian khó nhọc nhằn, ấm áp tình bà cháu, xóm làng=>hình ảnh quê hương, cội nguồn – nỗi nhớ trong lòng người xa quê.
=> Khẳng định giá trị nghệ thuật của bài thơ nhé!
3. Nét đẹp ân nghĩa, thuỷ chung trong bài thơ “Ánh trăng” của Bằng Việt.
* Trong bài thơ này, truyền thống ân nghĩa, thuỷ chung được thể hiện qua lời tâm tình của nhân vật trữ tình.
- Gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với thiên nhiên, quê hương.
- Trân trọng những sẻ chia trong những năm tháng gian lao, vất vả ở những năm tháng chiến tranh.
=> Ánh trăng là hình ảnh của thiên nhiên, là người bạn tri kỉ là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống.
- Nhắc nhở, thức tỉnh con người lối sống ân tình, ân nghĩa,đừng bao giờ lãng quên quá khứ.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Mỗi bài thơ là một hình ảnh, một mạch cảm xúc nhưng đều sâu lắng, thiết tha.
- Cả hai bài thơ đều khẳng định: hãy sống ân tình, thuỷ chung với quê hương, với quá khứ, với lịch sử và nhân dân. Chẳng ai hạnh phúc nếu không biết trân trọng, tri ân và chung thuỷ với quá khứ.
III. Kết bài:
“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, “Bếp lửa” của Bằng Việt gợi lại bao suy nghĩ , chiêm nghiệm về một lẽ sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời. Có bao giờ ta tự hỏi tại sao cũng chỉ là những hình ảnh quen thuộc thôi mà con người lại có thể nhìn thấy bao điều? Nó níu giữ con người khỏi bị trôi trượt đi bởi những lo toan tất bật hằng ngày, nó bảo vệ con người khỏi những cám dỗ tầm thường. Và trên hết, nó luôn hướng con người đến những giá trị bền vững của cuộc sống.
Như là một nỗi nhớ, một kỉ niệm đã từ lâu lại hiện về trong kí ức của nhà thơ Nguyễn Duy, Ánh trăng có phải là dòng cảm xúc từ quá khứ đến thực tại này chăng? Có cái gì đó như một nỗi ám ảnh đột ngột hiện về khiến nhà thơ giật mình. Những ý nghĩa sâu kín, Ánh trăng là nỗi niềm rất rộng của Nguyễn Duy mà ta phải đi tìm.
Ta nhận thấy trong bài thơ của Nguyễn Duy một niềm xúc cảm như bất chợt, bàng hoàng khi nhận ra sự hiện diện của người bạn tri kỉ - ánh tráng sau những tháng năm quên lãng. Đó cũng là lời thầm nhắc của nhà thơ về thái độ sống ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Đời người dù có đi đâu về đâu cũng không bao giờ xa vầng trăng tình nghĩa. Trăng trên bầu trời như người bạn sẵn sàng cùng ta sẻ chia tâm sự. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, vầng trăng là tri kỉ. Với Nguyễn Duy cũng vậy:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ hồi nhỏ cho tới lúc chiến tranh ở rừng. Đó là một khoảng thời gian dài, đủ để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ dàng gì mà người ta coi nhau là tri kỉ, vậy mà chính nhà thơ đã thừa nhận: vầng trăng thành tri kỉ. Điều này chứng tỏ đôi bạn ấy đã có sự sẻ chia, thấu hiểu và đồng điệu. Thời gian thật dài mà Nguyễn Duy chỉ gói gọn trong bốn dòng thơ ngắn gọn. Ta tưởng như có một nỗi lòng đang rưng rưng xúc động ẩn hiện trong lời thơ, chỉ chực trào lên. Phải chăng đây là những dòng hồi tưởng? Gói gọn cả một trời kỉ niệm trong những dòng thơ, Nguyễn Duy như cố giấu nỗi xúc động trong lòng mình.
Nhưng tấm lòng ấy vẫn dạt dào. Nó chưa thể vội vàng quay lưng với quá khứ đẹp đẽ:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Con người ấy đã sống hết lòng với thiên nhiên, chân thành và thắm thiết. Đối với thiên nhiên, con người cũng như cây cỏ là những người bạn không thể tách rời. Từ ngờ như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt. Nó gợi cho ta suy nghĩ về những điều còn chưa nói. Từ ngỡ như một lối rẽ đưa ý thơ đi theo một lối khác. Đó là giá trị của ngôn từ trong Ánh trăng, là tài năng của tác giả trong cách thể hiện mà ta không dễ gì nhận được ra.
Chiến tranh qua đi, hoà bình lập lại, cũng như nhiều chiến sĩ khác, Nguyễn Duy trở về nhưng không phải về với sông, với đồng, với bể mà là về với thành phố tấp nập, đông vui. Sống trong bình yên, đủ đầy với: ánh điện, cửa gương, người ấy dần quên đi người bạn tri kỉ hôm nào. Và không biết tự bao giờ trăng đã thành người dưng:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Ánh trăng bị lu mờ bởi ánh điện chiếu rọi. Vầng ánh sáng ấy vẩn hiện hữu bên ta, vẫn đồng hành từng bước bên ta vậy mà giờ đây ta lại vô tình, hờ hững. Có lẽ vầng trăng cũng biết đau, biết khóc khi trở thành người dưng qua đường. Vẫn là vầng trăng hồi nhỏ, vầng trăng lúc ở rừng nhưng sao ta lại không nhận ra? Lẽ nào ta đã lãng quên quá khứ, quên đi những năm tháng chiến đấu trường kì của dân tộc. Câu thơ không trực tiếp bộc lộ cảm xúc nhưng sức ám ảnh lại vô cùng mạnh mẻ.
Khổ thơ thứ tư là một bước ngoặt trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, để từ đó tác giả bộc lộ nỗi niềm của mình một cách rõ ràng hơn:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Trăng vẫn luôn toả sáng nhưng chỉ khi đèn điện tắt ta mới thực sự cảm thấy ánh trăng thật tuyệt vời. Khi không gian tối om, con người mong chờ ở một thứ ánh sáng mới! Và khi nhìn thấy ánh trăng thì con người đột ngột nhận ra người bạn tri kỉ: vầng trăng tròn. Hai từ láy thình lình, đột ngột thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó càng khiến nhà thơ bàng hoàng.
Nhìn lên trăng mà lòng tràn ngập niềm xúc động. Những kỉ niệm một thời tưởng như đã xa vắng nay lại trở về:
Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Không phải là ngửa mặt nhìn lên trăng mà là ngửa mặt nhìn, lên mặt vì với Nguyễn Duy lúc này, trăng đích thực là một con người có gương mặt, có ánh nhìn và tâm trạng. Chính nhà thơ cũng không rõ mình đang nghĩ gì, chỉ biết rằng có cái gì rưng rưng. Có thể là đôi mắt rưng rưng hay có thể là sự thức dậy của tâm hồn con người. Một cảm giác vừa như buồn vui, vừa như mừng tủi trào lên trong lòng đôi bạn. Khoảng trời xưa hồi sinh, đưa Nguyễn Duy trở về với năm tháng đã qua cùng với sông, với đồng, với xừng... Nhà thơ tiếc nuối quá khứ, khao khát mong gặp lại cảm giác thân thuộc ngày xưa.
Như một người bạn ân nghĩa thuỷ chung, vầng trăng vẫn trong sáng, tròn đầy phúc hậu:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Không trách móc hờn giận sự tình của con người, ánh trăng vẫn lặng lẽ soi bước ta đi. Trăng hiền hoà và bao dung như chính đồng bào, dân tộc ta vậy. Nỗi mặc cảm khiến nhà thơ phủ nhận chính mình: kể chi người vô tình. Không hẳn là con người vô tình, hờ hững với nhừng gì của quá khứ. Có chăng là do cuộc sống còn đang trong quá trình xây dựng với những lo toan bộn bề chi phối nhiều suy nghĩ của chúng ta. Quá khứ chỉ đi vào tiềm thức lặng yên chứ nó đâu có mất đi. Vì thế mới có cái giật mình cửa Nguyễn Duy ở câu thơ cuối. Phải chăng đó cũng là cái giật mình của chính chúng ta khi nhận ra được sự đánh thức từ Ánh trăng của Nguyễn Duy?
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoà bình. Những tháng ngày chiến đấu gian khổ của người chiến sĩ Nguyễn Duy đã không còn. Trong thời gian này tác giả là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng không vì thế mà Ánh trăng mất đi vẻ đẹp chân thực của mình. Dường như chẳng bao giờ Nguyễn Duy không mang trong mình nỗi niềm hướng về quá khứ, hướng về cội nguồn. Nó cho thấy một thái độ sống đẹp đẽ, thuỷ chung. Không chỉ có vậy, bài thơ Ánh trăng còn như một lời nhắn nhủ sâu kín, nhẹ nhàng: hãy sống và lao động hết mình nhưng đừng bao giờ phủ nhận quá khứ của dân tộc.
1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.
– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga
– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.
– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.
2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.
3.
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.
4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.