1.Viết 3 câu có sử dụng biện pháp liệt kê, nội dung liên quan đ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ chêm xen.

- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.

- Thực hành viết câu có sử dụng phép chêm xen dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.

Lời giải chi tiết:

- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.

- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.

8 tháng 3 2023

- Đọc Dưới bóng hoàng lan (của nhà văn Thạch Lam), ta thấy lòng bình yên đến lạ!

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng được xem như một bản tuyên ngôn độc lập chủ quyền của nước ta – giống Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.

- Thạch Lam (1910 – 1942), được mệnh danh là một con người thấu hiểu, bao dung, bình dị, sâu sắc trên từng trang viết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học: văn học chức năng và văn học nghệ thuật, văn chính luận và trữ tình, văn xuôi và thơ, chữ Hán và chữ Nôm,...

- Trong truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch Lam), khi trở về với không gian quen thuộc, Thanh vừa vui sướng, hạnh phúc, vừa có cảm giác quen thuộc, gần gũi như chưa bao giờ chia xa.

- Trong bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (số 43) của Nguyễn Trãi, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè nhiều màu sắc với: xanh của cây hoè, đỏ của thạch lựu, đỏ của hoa sen. 

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần lý thuyết về phép tu từ liệt kê.

- Nắm chắc nội dung các văn bản đã học.

- Thực hành viết câu có sử dụng phép liệt kê dựa trên những nội dung liên quan đến các văn bản học.

Lời giải chi tiết:

- Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta càng thêm tự hào vì những chiến công hiển hách của nghĩa quân Lam Sơn qua các trận đánh: trận Chi Lăng, trận Mã An, trận Tây Kinh, Đông Đô, Tốt Động…

- Trong Bảo kính cảnh giới, Nguyễn Trãi đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về mùa hè, không còn là nắng gặt, phượng hồng, mà là hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì,…

- Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan đã đem đến cho người đọc một khung cảnh yên bình qua vùng thiên nhiên vùng quê với con đường gạch rêu phủ, bức hoa tường thấp yên tĩnh, giàn thiên lí hoa thơm, cùng cây hoàng lan bóng tỏa.

8 tháng 3 2023

- Đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, ta càng thêm tự hào vì những chiến công hiển hách của nghĩa quân Lam Sơn qua các trận đánh: trận Chi Lăng, trận Mã An, trận Tây Kinh, Đông Đô, Tốt Động…

- Trong Bảo kính cảnh giới, Nguyễn Trãi đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới về mùa hè, không còn là nắng gặt, phượng hồng, mà là hòe lục, thạch lựu hiên, hồng liên trì,…

- Tác phẩm Dưới bóng hoàng lan đã đem đến cho người đọc một khung cảnh yên bình qua vùng thiên nhiên vùng quê với con đường gạch rêu phủ, bức hoa tường thấp yên tĩnh, giàn thiên lí hoa thơm, cùng cây hoàng lan bóng tỏa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo

a.

Cuối tuần này, câu lạc bộ Tiếng Anh của trường em tổ chức một chuyến đi chơi. Chúng em đã có dịp đến thăm hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Câu lạc bộ có khá đông thành viên, nhưng chỉ có mười người tham gia chuyến đi. Cả nhóm đã hẹn nhau sẽ tập trung ở trước cổng trường. Cùng đi với chúng em có cô Mai - cố vấn của câu lạc bộ. Khoảng bảy giờ, các thành viên trong câu lạc bộ đã đến đông đủ. Mọi người bắt đầu xuất phát ra bến xe để bắt xe buýt ra hồ Gươm. Xe đi mất khoảng bốn mươi phút. Trên đường đi, chúng em trò chuyện vô cùng vui vẻ. Hồ Gươm nằm ở quận Hoàn Kiếm. Hồ có diện tích không rộng lắm. Nước hồ có màu xanh trong vắt, cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc, không khí mát mẻ, dịu dàng. Tháp Rùa nằm ở chính giữa hồ, mang vẻ cổ kính. Đi qua cầu Thê Húc cong cong sẽ đến đền Ngọc Sơn nổi tiếng. Hồ gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi sau khi đi đánh giặc trở về trả lại gươm cho thần Kim Quy. Khi đi dạo xung quanh hồ, cả nhóm đã gặp rất nhiều vị khách nước ngoài. Chúng em đã có dịp được trò chuyện với họ bằng tiếng Anh. Cả nhóm đã trau dồi được rất nhiều điều bổ ích. Buổi trưa, cả nhóm cùng ghé vào thưởng thức bún chả - một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Chúng em cũng đã có rất nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng nhau. Chuyến đi tuy ngắn nhưng đã giúp em có được nhiều trải nghiệm bổ ích. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy, để học hỏi thêm nhiều điều.

- Liệt kê: “Nước hồ có màu xanh trong vắt, cây cối ven hồ đâm chồi nảy lộc như những ngọn lửa xanh biếc, không khí mát mẻ, dịu dàng.”

- Chêm xen: “hồ Gươm - một điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội”

9 tháng 3 2023

Câu văn sử dụng biện pháp chêm xen: Đây là những chất rắn có tính chất – như màu sắc, hình dạng hoặc từ tính - có thể thay đổi một cách độc lập để thích ứng với các kích thích như ánh sáng, nhiệt độ, áp lực hoặc độ ẩm.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Các câu văn có sử dụng biện pháp chêm xen là:

- Đây là những chất rắn có tính chất – như màu sắc, hình dạng hoặc từ tính – có thể thay đổi một cách độc lập để thích ứng với các kích thích như ánh sáng, nhiệt độ, áp lực hoặc độ ẩm.

- Nhìn chung, chức năng của chúng chia làm sáu loại – thay đổi màu sắc, cảm nhận, di chuyển, sưởi ấm/làm mát, tự khắc phục và thay đổi trạng thái (đóng băng hay tan chảy).

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?Câu 8: Em có nhận xét...
Đọc tiếp

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

Câu 8: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

 

Câu 9: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó?

Câu 10: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Câu 11: Bằng một đoạn thơ khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch, em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp.

 

6
4 tháng 5 2021

5, 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

6, 

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài Đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

7, 

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

8, 

- Âm hưởng của bài thơ tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.

- Cách gieo vần, nhịp kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.

- Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.

- Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Tạo nên sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.

9, 

 - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.

10, 

Hai câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

    - Biện pháp so sánh, nhân hóa đặc sắc.

    - Huy Cận miêu tả chân thực sự chuyển động của thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển đêm trở nên đẹp và kì vĩ, tráng lệ như trong thần thoại.

       + Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi.

11, 

Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

    - Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn huy hoàng, tráng lệ và giàu sức sống.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

       + Điểm nhìn của nhà thơ: giữa biển khơi bao la.

       + Tác giả cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời qua biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại, nhưng gần gũi, thân quen.

       + Câu thơ khiến ta hình dung cả đoàn thuyền chứ không phải con thuyền đơn độc ra khơi.

       + Từ “lại” diễn tả công việc lao động thường ngày, nhịp lao động trở nên tuần hoàn.

       + “Câu hát căng buồm với gió khơi”: khí thế lao động phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền cũng như sức mạnh lao động làm chủ cuộc đời và biển khơi.

    - Phân tích khổ thơ thứ 2:

       + Gợi sự giàu có của biển cả: cá bạc, đoàn thoi.

       + Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, nên thơ.

       + Hình ảnh nhân hóa “dệt” thể hiện sự giàu có.

       + Từ “ta” đầy hào hứng, tự hào không còn cái “tôi” nhỏ bé đơn độc, u buồn nữa.

    → Sự giàu có trù phú của biển cả hứa hẹn ngày ra khơi nhiều thành quả.

    Hình ảnh nói quá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

       + Con thuyền lúc này có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện.

       + Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài.

( Tự viết thành đoạn nhé)

4 tháng 5 2021
jshsjszdhhshx
. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà
30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ ngữ liệu ở cả ba phần.

- Đọc kĩ phần lý thuyết về khái niệm và tác dụng, dấu hiệu nhận biết của phép chêm xen.

- Chỉ ra và nêu tác dụng của phép chêm xen ở mỗi phần.

Lời giải chi tiết:

a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.

Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.

b) Phép chêm xen: ngày nào.

Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.

c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.

Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.

8 tháng 3 2023

a) Phép chêm xen: bên ngoài trời nắng gắt.

Tác dụng: bổ sung thông tin, giải thích cho lý do tại sao nhân vật Thanh lại lau mồ hôi trên trán.

b) Phép chêm xen: ngày nào.

Tác dụng: Bổ sung thông tin về thời gian trong kí ức của nhân vật.

c) Phép chêm xen: người luôn ngờ vực về nhân thân của ông.

Tác dụng: giải thích lý do tại sao thanh tra Gia – ve lại luôn rình mò, theo dõi người khác.