Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2023

Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Cụ thể: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã cho em hiểu thêm về đặc điểm thiên nhiên và tính cách con người Nam Bộ vùng châu thổ Cửu Long Giang.

xác định luận điểm chính, luận điểm phụ, luận cứ trong bài văn sau :''Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là...
Đọc tiếp

xác định luận điểm chính, luận điểm phụ, luận cứ trong bài văn sau :

''Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

1
31 tháng 1 2019

ai nhanh mình k cho

bàn luận về vân đề Thiên Nhiên và con người trong Đất rừng Phương Nam

Nhan đề đã nêu rõ vấn đề ấy

28 tháng 3 2020

* bn tham khảo nha*

Câu 1 :Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người.Quê hương là cái nôi đầu tiên cho ta trưởng thành.Quê hương dõi theo từng bước ta đi trong cuộc đời.  Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra. Bản thân học sinh chúng ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước.

Câu 2 :

Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.Thân em vừa trắng, lại vừa trònThân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.Bảy nổi ba chìm với nước nonBảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnĐây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôiNhững câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:Mà em vẫn giữ tấm lòng sonNgười phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.

học tốt

Câu 1 : 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình.

   Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành.

   Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Câu 2

Bánh trôi nước một bài thơ vô cùng sâu sắc ở hai nghĩa : đen và bóng . Mượn hình ảnh những chiếc bánh trôi để phê phán và cảm thương cho người phụ nữ thế hệ xưa . Đây : 1 bài ca tình người vô cùng sâu sắc . Thân người gái mỏng manh , đau khổ triền miên phải sống 1 cuộc sống oan ức , lệ thuộc nhưng vẫn giữ đc phẩm chất trong sáng , thủy chung thật đáng thương nhưng cũng thật kiên cường và bất khuất

Nguồn h7

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Thông tin về nhà văn Bùi Hồng:

+ Bùi Văn Hồng (05/12/1931), quê ở Phù Việt, Thạch Hà, Hà Tĩnh.

+ Tham gia công tác Đoàn từ 8/1945; công tác tuyên huấn, tổ chức Đảng ở quê từ 1948.

+ Bắt đầu viết và in các truyện ký, phê bình sách từ 1951.

+ Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp ngành Văn. Từng làm Trưởng ban và Tổng biên tập NXB Kim Đồng.

+ Tác phẩm chính: Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968); Cá rôn ron không vâng lời mẹ (truyện đồng thoại, 1969); Hoa trái đầu mùa (phê bình tiểu luận, 1987); Mười năm ghi nhận (phê bình tiểu luận, 1997); Cô gái bướng bỉnh (truyện ký, 2001); Hương cây - mối tình đầu của tôi (truyện ngắn - 2002); Từ mục đồng đến Kim Đồng (tức Mười năm ghi nhận, có bổ sung, 2002); Mai đây đi hết con đường... (chân dung và hồi ức, 2007)

+ Giải thưởng văn học: Tặng thưởng của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng và Hội Nhà văn Việt Nam cho tập Trên đất Cẩm Bình (truyện ký, 1968).

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở...
Đọc tiếp

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1
Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
                                  (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 1)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Vấn đề nhật dụng được nêu ra trong văn bản này là gì?
3. Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trong đoạn trích?
4. Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên.
5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu “Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói”. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn này thuộc kiểu câu gì?
6. Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
7. Vì sao người mẹ lại “không ngủ được”? Những lý do ấy cho em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con?  Tình cảm của người mẹ trong văn bản dành cho con gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em hãy viết 1 chuỗi khoảng 7 câu ghi lại những cảm xúc của mình.
8. Theo em, “thế giới kì diệu” mà người mẹ nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Vì sao người mẹ lại gọi đó là “một thế giới kì diệu”?
9.  Từ văn bản và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?

0
Bài 1: Trong phần cuối của văn bản “Cổng trường mở ra”, người mẹ đã khích lệ con bằng những lời nói rất ý nghĩa:“Đi đi con. Hãy can đảm lên. Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thê giới kì diệu sẽ mở ra.”(Ngữ văn 7, tập 2)a. Qua những lời nói trên, em có cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ dành cho người con?b. Người mẹ nói: “…bước qua cánh...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong phần cuối của văn bản “Cổng trường mở ra”, người mẹ đã khích lệ con bằng những lời nói rất ý nghĩa:

Đi đi con. Hãy can đảm lên. Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thê giới kì diệu sẽ mở ra.

(Ngữ văn 7, tập 2)

a. Qua những lời nói trên, em có cảm nhận gì về tình cảm của người mẹ dành cho người con?

b. Người mẹ nói: “…bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em hiểu “thế giới kì diệu” ở đây là gì?

c. Có ý kiến cho rằng: Người mẹ trong bài văn này đang tâm sự với con, nhưng lại có ý kiến cho rằng bà mẹ đang tâm sự với chính mình. Ý kiến của em như thế nào?

d. Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 câu) nói lên cảm nhận của em về tấm lòng của người mẹ.

2
16 tháng 9 2021

Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành.

Câu 2 trang 8 Ngữ văn 7 tập 1

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trả lời:

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng "cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ". Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,...).

Câu 3 trang 8 Ngữ văn 7 tập 1

Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

Trả lời:

Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.

Câu 4* trang 8 Ngữ văn 7 tập 1

Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trả lời:

Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.

Câu 5 trang 8 Ngữ văn 7 tập 1

Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Trả lời:

Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".

>> Tham khảo: Soạn bài Cổng trường mở ra ngắn nhất

Câu 6 trang 8 Ngữ văn 7 tập 1

Người mẹ nói: "... bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu "thế giới kì diệu" đó là gì?

Trả lời:

 "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

Tác giả Lí Lan 

  • Năm sinh 1957
  • Quê quán: Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • Cuộc đời: Tám năm đầu đời Lý Lan sống ở quê mẹ (Quảng Đông, Trung Quốc), sau khi mẹ mất thì theo gia đình về Chợ Lớn định cư.
  • Con người: là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng
  • Tác phẩm tiêu biểu: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản văn nghệ, 2008)…
  • Phong cách nghệ thuật: dịu dàng, đằm thắm và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết

Tác phẩm Cổng trường mở ra

- Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ):

  • Văn bản Cổng trường mở ra được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000
  • Văn bản ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con

- Thể loại: văn bản nhật dụng

- PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm (tự sự là PTBĐ chính)

- Ngôi kể: ngôi thứ ba

- Tóm tắt văn bản: Trước ngày tựu trường của con, người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật - một ngày hội thực sự của toàn xã hội - nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

16 tháng 9 2021

10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" của Lý Lan hay nhất

Lí Lan sinh năm 1957 là một phụ nữ đa tài, vừa là nhà giáo, nhà văn và đồng thời là một dịch giả nổi tiếng. Các tác phẩm chính: Chàng nghệ sĩ (truyện dài, 1978), Cỏ hát (truyện ngắn, 1983), Ngôi nhà trong cỏ (tập truyện, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1984), Bí mật giữa tôi và thằn lằn đen (Nhà xuất bản văn nghệ, 2008),… mang đậm phong cách dịu dàng, đằm thắm và dạt dào cảm xúc trên từng trang viết. “Cổng trường mở ra” được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000. Văn bản ghi lại chân thực cảm xúc của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm đã được ibook tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Mục lục

  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 10
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 9
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 8
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 7
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 6
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 5
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 4
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 3
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 2
  • Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 1

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 10

“Ngày mai con vào lớp Một”, con đã “lớn lên” nhiều lắm. Mọi thứ đồ chơi như chiếc xe thiết giáp, những chú rô-bốt nhựa, đoàn quân thú,... trước đây con thường bày ra khắp nơi trong nhà, nhưng chiều nay, con đã giúp mẹ, “hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp đồ chơi” sau khi nghe mẹ nói: “Ngày mai đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi”. Cậu con trai lên 7 đã “lớn lên” về mặt tâm hồn qua tiếng nói yêu thương lời khích lệ của mẹ hiền. Đêm nay, tuy con “háo hức” như trước đây “vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa”, con cũng ý thức được “ngày mai thức dậy cho kịp giờ” nhưng rồi con đã nằm ngủ một cách ngon lành “dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. Mẹ hiền âu yếm nhìn con thơ nằm ngủ với bao xúc động và tràn ngập thương yêu: “Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”.

Có thể nói đó là những giây phút hạnh phúc nhất của người mẹ, hanh phúc của tình mẫu tử. Trong lúc con nằm ngủ ngon lành thì người mẹ lại “không ngủ được”. Suốt ngày mẹ “không tập trung được vào việc gì cả”. Tối đến, sau khi buông mùng ém góc, đắp mền cho con nằm ngủ, rồi người mẹ “bỗng không biết làm gì nữa”. Đó là cảm xúc nôn nao, hồi hộp, xao xuyến. Khi đã lên giường nằm, người mẹ vẫn “ trằn trọc”. Trằn trọc không phải vì mẹ lo lắng. “Mẹ tin là con không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học” vì ba năm về trước, hồi mới lên ba, con đã vào lớp mẫu giáo, giờ đây tuần lễ trước ngày khai giảng, “con đã làm quen bạn bè và cô giáo mới, tập xếp hàng, tập đi, tập đứng để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này”.

“Mẹ tin đứa con của mẹ... lớn rồi”. Sự chuẩn bị cho con trước ngày khai trường, mẹ đã “chuẩn bị rất chu đáo”. Chẳng còn điều gì lo lắng nữa, nhưng mẹ “vẫn không ngủ được”. Mẹ xúc động nhớ lại bao kỷ niệm sâu sắc thời ấu thơ của mẹ. Tiếng đọc bài trầm bổng của mẹ, của các bạn nhỏ ngày xưa, đêm nay lại vang lên bên tai mẹ: “ Hằng năm, cứ vào cuối thu...Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”...Mẹ lại muốn khắc ghi vào lòng về cái ngày: “hôm nay tôi đi học”. Với mẹ, ấn tượng về ngày khai trường đầu tiên ấy “rất sâu đậm”. Mẹ nhớ mãi “sự nôn nao, hồi hộp” khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường, “nỗi chơi vơi hốt hoảng” khi cổng trường đóng lại, mà bà ngoại đứng ngoài cánh cổng... Lý Lan đã rất “sống” với kỷ niệm tuổi thơ về ngày khai trường đầu tiên khi vào lớp Một. Nhớ bà ngoại, tình thương con, nỗi niềm về thời thơ ấu,... những cảm xúc mãnh liệt ấy, thiết tha ấy cứ “rạo rực”, cứ “bâng khuâng” cứ “xao xuyến” mãi trong lòng. Tâm trạng đẹp ấy về tình mẫu - tử được tác giả diễn tả một cách nhẹ nhàng, tinh tế mà thấm thía.

Phần tiếp theo, Lý Lan lại chuyển qua một nét suy tư của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật “là ngày lễ của toàn xã hội”. Người lớn nghỉ việc để đưa con đến trường, các quan chức vào buổi sáng đều chia nhau đi dự lễ khai giảng ở khắp các trường lớn nhỏ; đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Ở Nhật, giáo dục là quan trọng hàng dầu, các quan chức Nhà nước bằng hành động muốn cam kết rằng “không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai”. Chính sách về giáo dục được Nhà nước “điều chỉnh kịp thời” vì ai cũng cảm thấy sâu sắc trong “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”. Ở đây, sự suy nghĩ miên man của người mẹ về ngày khai trường ở Nhật... đã thể hiện ước mơ của người mẹ muốn đứa con yêu của mình được hưởng một nền giáo dục tiến bộ nhất, các trẻ em được chăm sóc giáo dục với tất cả tình thương của xã hội và đất nước.

Phần cuối, Lý Lan nói lên tâm trạng và ý nghĩ về ngày mai của mẹ. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường. Mẹ cầm tay con và dắt qua cánh cổng, rồi buông tay ra... cử chỉ ấy vừa yêu thuơng, chăm sóc, vừa tin cậy, tin tưởng. “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đây là câu văn hay nhất trong bài “Cổng trường mở ra”. Mẹ tin tưởng và khích lệ con “can đảm lên” đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh bay vào bầu Trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy, “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách đi học, đến với mái trường thân yêu. Lớp học mới, trường mới, bạn bè mới, thầy giáo mới, cô giáo mới. Tuổi thơ được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày “lớn lên”, mở mang trí lệ, trường thành về nhân cách, học vấn, bước dần vào đời. Trường học là thế giới kì diệu tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay, hầu hết được vun trồng trong thế giới kỳ diệu đó.

Con vào lớp Một, với mẹ, đứa con khác nào một người chiến sĩ can đảm lên đường ra trận. Tình thương con gắn liền với niềm hi vọng bao la của mẹ hiền với đứa con thơ. Vì thế, chúng ta phải phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi... Tóm lại, bài “Cổng trường mở ra” đã chỉ rõ ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ, trong tâm hồn mỗi con người. Qua việc diễn tả biến thái tâm trạng “không ngủ được”, Lý Lan đã thể hiện một cách xúc động tình mẹ thương con, niềm hi vọng về tương lai học hành tốt đẹp của con. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình và Tổ quốc, vì thế chúng ta phải ý thức một cách sâu sắc rằng: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Thế giới kì diệu ấy là cả một chân Trời văn hóa, khoa học bao la...


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 10

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 9

Cổng Trường Mở Ra là một trong những sáng tá hay và hấp dẫn của tác giả Lý Lan. Thực sự rằng ở trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên thế nhưng trong ngày đó thì cảm xúc của người mẹ cũng thật lạ. Tâm trạng lo lắng, xốn xang khi con bước vào trường – bắt đầu một năm học mới. Tá phẩm thể hiện được tâm trạng của người mẹ và khẳng định tình yêu của mẹ đồng thời nêu ra được vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

Ngay trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Lý do chính là vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao và như cứ sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Hễ mà mẹ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của người mẹ lúc này đây cũng lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ dường như cũng đã muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một và vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, me chính là người đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng.

Lý Lan viết một tác phẩm mang đậm chất trữ tình, không có sự việc, không có cốt truyện mà chủ yếu là ở việc thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ trước ngày trọng đại của cuộc đời đứa con yêu dấu. Ta như nhận thấy được cũng cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau. Người con là một cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, thật ngây thơ, thật dễ thương. Tuy là vào ngày mai đã là học sinh lớp Một rồi thế nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa đơn giản giống như cậu ăn một cái kẹo. Còn người mẹ thì lại bồn chồn lo lắng. Trong khi cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, và chỉ khác một điều là cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi.

Ngày đến trường thì mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, lo cả cho cậu một tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả Lý Lan như đa thật tinh tế miêu tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, luôn luôn yêu thương của người mẹ.

Như bình thường, khi con trai đã ngủ, người mẹ lại lúi húi sắp xếp đồ chơi mà đứa con bầy la liệt khắp nhà. Thế nhưng hôm nay đã có điều khác lạ đó chính là chú bé đã hang hái dọn dẹp cùng mẹ vì cậu biết được rằng mai cậu chính là học sinh lớp một, cậu ý thức được mình đã lớn và phải giúp mẹ. Điều này dường như cũng đã lại trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Khi mà mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con mãi không sao ngủ được.

Khi mà mọi thứ, tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo rồi thế nhưng mẹ vẫn cứ bồi hồi khó tả. Cứ mỗi khi nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng về những bài học trước đây mẹ cũng được học như dội về, bao nhiêu ký ức đẹp đẽ như dội về trong mẹ. Mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Thế rồi đoạn văn miêu tả người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình mới thật hay và dễ đi vào lòng người biết bao nhiêu.

Có thể thấy được cũng chính từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên khi bước vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tụ nhiên. Để rồi, ta nhận thấy được bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi người mẹ nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ lùng.

Người mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Ta nhận thấy được thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Thực sự cũng chính nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng với tình thầy trò, tình bạn bè và đó cũng lại còn là một tình yêu quê hương, đất nước, là đạo lí làm người. Cũng chính là nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành thì con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh, tươi đẹp hơn.

Tác giả Lý Lan cũng bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc đã như đưa chúng ta về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn Cổng Trường Mở ra mà tác giả giúp cho chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, thêm với đó là tầm quan trọng của giáo dục với mỗi người trong việc hình thành và rèn luyện nhân cách.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 9

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 8

Mỗi khi vào ngày khai giảng tôi luôn sống lại cảm giác khi ngày đầu tiên mới bước chân vào trường tiểu học. Mới ngày nào, giờ đây tôi đã trở thành học học sinh lớp 7 nhưng những kỉ niệm, cảm giác về ngày đầu tiên đi học vẫn luôn in đậm trong tâm trí tôi. Tâm sự này càng đặc biệt hơn khi đọc bài văn Cổng trường mở ra của nhà văn Lý Lan.

Có lẽ, bất kì ai cũng đều trải qua một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp đẽ, tóc được tết gọn gàng để đi cùng nắm tay cha mẹ để bước chân vào trường học. “Cổng trường mở ra” tuy là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của về tuổi thơ, về lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình. Nhưng dường như nó cũng làm sống dậy trong mỗi người đọc những kỉ niệm như vậy về tuổi thơ của mình.

Cả bài văn là tâm trạng suy nghĩ miên man của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày khai trường vào lớp Một. Hình ảnh người mẹ và đứa con tuy có sự đối lập nhưng lại hài hòa một cách đặc biệt. Đứa con nhỏ thì vô tư, ngây thơ chỉ háo hức một chút sau đó ngủ ngon lành. Còn người mẹ vừa nghĩ đến tâm trạng của con, vừa sống lại với tuổi thơ đến trường của bạn thân, vừa nghĩ tới ngày khai trường long trọng và sau đó, tưởng tượng đến giây phút dắt tay con đến trường để con bước vào thế giới kì diệu.

Bài văn không hề có những chi tiết mạnh hay hành động kịch tính chỉ là những dòng tâm trạng suy nghĩ miên man của nhân vật người mẹ. Nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú, say mê, và vui vẻ bởi chính những tình cảm trong bài văn. Đó là những lời chia sẻ về những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả hay của nhân vật người mẹ, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình, có sự hạnh phúc vui vẻ khi nhớ lại quá khứ. Đọc bài văn, trong tâm trí mỗi chúng ta đều hiện lại những tình cảm và kí ức quá khứ của chính mình.

Cả bài văn là những câu viết về tâm trạng của người mẹ và của đứa trẻ sắp vào lớp Một. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Đêm nay con cũng có niềm háo hức, sự hồi hộp vậy mà bây giờ giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm và không có mối quan tâm nào khác ngoài việc thức dậy cho kịp giờ. Tâm trạng của con cũng chính là tâm trạng của một đứa trẻ: ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, thanh thản ngủ một cách ngon lành.

Đây cũng là tâm trạng của bất kì đứa trẻ nào khi bước chân đi học. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được: “mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…”. Mẹ cứ nhìn con ngủ… đi xem lại những thứ đã chuẩn bị rồi mẹ lên giường trằn trọc mà chẳng thể ngủ được… Nhân vật người mẹ nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình. Tâm trạng của mẹ dường như hồi hộp, khẩn trương hơn gấp mấy lần đứa con nhỏ: thao thức, bồn chồn triền miên trong suy nghĩ, không thể nào ngủ được. Đây cũng là tâm trạng tự nhiên của người mẹ khi nghĩ lại quá khứ, lo lắng cho đứa con khi bước chân vào thế giới mới.

Mẹ độc thoại mà dường như là đối thoại với chính đứa con bé bỏng của mình. Người mẹ đang tâm sự với ai ở đây? Vừa tâm sự với con nhưng chủ yếu đang nói với chính mình, đang ôn lại những kí ức của mình. “Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bỗng: “Hàng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Cách viết này có tác dụng làm nổi bật được tâm trạng của người mẹ đối lập với đứa con bé bỏng của mình và cũng bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thành sâu sắc.

Đoạn văn cuối cùng đã thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ. Đoạn văn đã thâu tóm cô đúc lại nội dung và ý nghĩa của toàn bài. Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu văn như lời nhắn nhủ thì thầm của người mẹ nói với con mình phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với con, đó là thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết. Hãy can đảm và bước chân vào thế giới mới đang chào đón con.

Bài văn là những tình cảm của người mẹ dành cho đứa con của mình. Tác giả cũng giúp độc giả sống lại với kỉ niệm quá khứ. Qua đó, chúng ta còn thấy được ý nghĩa lớn lao của sự giáo dục, của nhà trường đối với những đứa trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 8

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 7

"Tùng...tùng...tùng". Tiếng trống ngày khai trường đã trở nên quen thuộc, trở thành một phần không thể thiếu đối với những ai đã, đang và sẽ là học sinh. Không khí ngày hội khai trường thật khó diễn tả bằng lời. Có điều gì đó vui vẻ, lại có một chút bồi hồi, xao xuyến, lâng lâng... Không chỉ là cảm xúc của những bạn học sinh, những bậc cha mẹ cũng có những cảm xúc và suy tư khó tả trong ngày khai trường của những đứa con. Cổng trường mở ra là một tác phẩm như thế.

Cổng trường mở ra viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên của đứa con. Những suy tư, trăn trở về vai trò của nhà trường, của nền giáo dục đối với mỗi con người khi đến trường cũng là một trong những điều đáng lưu tâm của câu chuyện này. Câu chuyện được kể theo mạch cảm xúc của người mẹ. Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con "Mẹ không ngủ được". Mẹ suy nghĩ rất nhiều, không phải vì mẹ lo lắng cho con bởi "Mẹ tin là con không bị bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học" vì trước đây, con cũng đã đi học, đã làm quen với môi trường giáo dục.

Thế nhưng, mẹ vẫn không thể chợp mắt vì nhớ lại kỉ niệm xưa. Kỉ niệm đó như một hình ảnh, một cuốn phim quay chậm với miền kí ức tươi đẹp "Hằng năm, cứ vào cuối thu...Mẹ tôi âu yếm nắm lấy bàn tay dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"...Mẹ cũng nhớ lại kỉ niệm đó của chính mình, khi bà ngoại dắt tay mẹ đến trường với những cảm xúc khó tả.

Cậu bé có một tâm trạng khác với người mẹ. Cậu bé lớp một hiện lên với hình ảnh thật vô tư, hồn nhiên. Cậu bé ngủ một cách ngon lành, nhẹ nhàng, chỉ có một suy nghĩ làm sao để đến trường đúng giờ. Cậu bé đang sống như đúng độ tuổi của mình, ngây thơ, hồn nhiên, vô tư, vô lo nghĩ về mọi thứ. Điều này khác hoàn toàn so với tâm trạng của người mẹ của cậu.

Lý Lan tiếp tục thể hiện ý nghĩa của câu chuyện qua phần cuối của câu chuyện về việc khẳng định vai trò của nhà trường, của giáo dục qua lời nói của người mẹ: "Đi đi con...thế giới kỳ diệu sẽ mở ra".

Thế giới kỳ diệu ở đây là thế giới mới, là những hành trang mới mà người con sẽ bước đi trên con đường đời. Đó không chỉ là thế giới nhà trường có bạn bè, thầy cô mà ngày mai con sẽ bước tới mà còn là cánh cổng tương lai với những chặng đường sau này con bước tiếp. Con sẽ xa rời vòng tay mẹ, đi đến những chân trời mới, chinh phục những tri thức mới. Chính vì thế, mẹ lo rằng "mỗi một sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau".

Những trang văn khép lại nhưng ý nghĩa của văn bản vẫn còn vẹn nguyên. Những dư âm đặc biệt về một cánh cổng, một thế giới diệu kì đang mở ra trước mắt con. Tác phẩm còn thể hiện tình cảm của người mẹ sâu sắc, hết mực yêu thương đối với người con của mình. Những thông điệp truyền tải về tình mẫu tử, bài học về giáo dục sẽ còn mãi sau những câu chữ của Lý Lan.

Cổng trường mở ra là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 7, ngoài bài làm văn Phát biểu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra, học sinh và thầy cô giáo có thể tìm hiểu thêm những bài làm văn khác như Phát biểu cảm nghĩ về bài Cổng trường mở ra, Phân tích nhân vật người mẹ trong Cổng trường mở ra, Cảm nhận về bài Cổng trường mở ra , hay cả các phần Soạn bài Cổng trường mở ra. Các bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho quá trình học tập tốt hơn nhé.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 7

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 6

“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” Đoạn văn ấy cứ mãi khắc sâu trong tôi sau khi đọc xong văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan cùng với bao tâm trạng vui mừng, buồn lo khó tả của người mẹ.

Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM. Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.

Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình.

Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được. Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen.

Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”. Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.

Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.

Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.

Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 6

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 5

Lật mở những trang sách đầu tiên của Cổng trường mở ra do Lý Lan sáng tác, người đọc như được sống lại những năm tháng học trò hồn nhiên, ngây thơ mà cũng đầy bỡ ngỡ vào ngày đầu đến trường. Bài văn đã ghi lại cảm xúc của người mẹ vào trước ngày con cắp sách đến trường – một thời khắc quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Qua đó, tác giả nói lên vai trò, tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ.

Người mẹ trong tác phẩm đã lựa chọn thời điểm rất có ý nghĩa với con cũng là thời điểm có ý nghĩa với mỗi học sinh để bộc lộ những tâm trạng, suy nghĩ của bản thân. Đó là đêm đầu tiên trước ngày khai giảng, lựa chọn thời điểm, tình huống đặc biệt này giúp người mẹ có điều kiện thể hiện những tình cảm sâu sắc nhất dành cho con.

Cùng là đêm trước ngay khai trường nhưng giữa mẹ và con lại là hai tâm trạng hoàn toàn khác nhau. Nếu người con đêm trước ngày khai giảng “ngủ dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”, mang trong mình tâm trạng háo hức nhưng chỉ cần những lời dỗ ngọt ngào của mẹ là em đã chìm vào giấc ngủ, mối bận tâm duy nhất chính là làm sao dậy cho đúng giờ để đến kịp ngày khai giảng. Đó quả là một đứa bé ngây thơ, hồn nhiên và hết sức đáng yêu. Không chỉ vậy, cậu bé còn là một đứa bé có ý thức, tự nhận thấy sự trưởng thành của bản thân khi bước vào lớp một. Nếu như mọi ngày đồ chơi bày bừa, để mẹ phải dọn dẹp, thì hôm nay dường như cậu đã ý thức được sử trưởng thành của mình bởi vậy cậu đã dọn gọn gàng đồ chơi giúp mẹ. Trong sâu thẳm cậu bé ý thức mình đã khôn lớn, chuẩn bị bước vào một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, bởi vậy có trách nhiệm giúp đỡ bố mẹ.

Trái ngược lại với cậu bé là hình ảnh người mẹ hiền dịu, yêu thương con cùng với đó là biết bao cung bậc cảm xúc khác nhau. Vào đêm trước ngày khai trường mẹ không sao ngủ được, mặc dù đồ đạc mẹ đã chuẩn bị cho con: quần áo mới, tập vở mới,… người mẹ đã dặn lòng phải ngủ nhưng không sao ngủ được. Vì sao vậy? Không chỉ vì mẹ quá lo lắng cho con bởi mọi thứ đã được mẹ chuẩn bị kĩ lưỡng cả về điều kiện vật chất (quần áo, giày nón,…) cho đến điều kiện tinh thần (con đã từng đi học mẫu giáo, biết về trường lớp; trong kì nghỉ hè mẹ đã đưa con đến thăm trường trước). Điều làm mẹ thao thức chính là vì bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đến trường của chính mình: “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu …

Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp . Thì ra khi thấy con chuẩn bị bước vào một ngưỡng cửa mới, mẹ cũng hồi hộp nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình. Đến đây người đọc dường như cũng đang được sống lại chính khoảnh khắc đẹp đẽ, hồi hộp ấy. Ngày đầu tiên đi học của mẹ chính xác là ngày đầu tiên đến trường, được gặp gỡ thầy cô mới, bạn bè mới và nơi đây cũng là nơi chắp cánh những mơ ước của mẹ. Ấn tượng về ngày đầu tiên đến trường của mẹ “rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng ngoài cái thế giới mà mẹ bước vào”. Chỉ với đoạn văn ngắn,, sử dụng hàng loạt các từ mang giá trị biểu cảm cao: bâng khuâng, xao xuyên, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng người mẹ đã làm sống dậy những cung bậc cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường. Đó là những cảm xúc trong sáng, đẹp đẽ của tuổi học trò.

Từ những cảm xúc bâng khuâng khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường, mẹ nói về vai trò của giáo dục đối với mỗi người. Mẹ lấy câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật để nhấn mạnh về vai trò của giáo dục đối với thế hệ tương lai, đối với đất nước. Đặc biệt trong câu văn kết bài: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” càng khẳng định hơn nữa ý nghĩa của giáo dục với con người. Cánh cổng ấy sẽ mở ra cho mỗi người tri thức, tình cảm, vun đắp những ước mơ.

Để thể hiện trạng thái cảm xúc của người mẹ tác giả đã lựa chọn hình thức kí như những dòng tâm sự của mẹ nói với con. Bên ngoài có thể thấy mẹ đang đối thoại với con nhưng thực chất đây chính là những lời độc thoại. Lựa chọn hình thức phù hợp đã giúp tác giả bộc lộ trọn vẹn, đầy đủ nhất những cung bậc cảm xúc của nhân vật. Ngoài ra, văn bản được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, ngọt ngào. Lời văn như lời ru đưa con chìm vào giấc ngủ, đồng thời giọng văn cũng rất phù hợp với hình thức kí được viết như những lời tâm sự, giãi bày của nhân vật.

Tác phẩm khép lại để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc không chỉ vì giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng mà còn bởi nội dung hết sức sâu sắc. Cổng trường mở ra đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của mẹ với con, qua đó thấy được sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội đối với trẻ em. Đồng thời con cho thấy vai trò to lớn của nhà trường đối với thế hệ tương lai.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 5

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 4

Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.

Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.

Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình.

Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ.

Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.

Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả.

Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.

Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 4

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 3

Có lẽ trong tuổi thơ cắp sách đến trường, ai cũng háo hức mong chờ trước ngày khai giảng. Kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học sẽ là ấn tượng khó phai nhất trong quãng đường học sinh. Bạn vui mừng ? Hồi hộp? Mong đợi? Nhưng có khi nào bạn từng nghĩ đến cảm nhận của mẹ khi nhìn thấy bạn tung tăng trong ngày tự trường sẽ như thế nào? Lý Lan đã rất thành công khi diễn tả cảm xúc đặc biệt ấy của một người mẹ trong tác phẩm “Cổng trường mở ra”.

Là một bài văn nhẹ nhàng, trữ tình, không có tình huống gay cấn hay cốt truyện nhưng lại đưa độc giả xuyên suốt theo dòng cảm xúc bồi hồi, xao xuyến của người mẹ trước ngày trọng đại của đứa con yêu. Cùng là đêm ấy, người mẹ đã lo lắng đến không cả ngủ được, tưởng tượng một số tình huống xảy ra và chuẩn bị trước nhiều tâm trạng. Trong khi đó, đứa con đã say giấc nồng, “giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo”. Quả thực, thời điểm hiện tại đối với cậu còn rất ngây thơ, hồn nhiên, cậu không thể biết được điều gì mình cần lo lắng. Trước buổi tự trường, cậu cũng lo lắng háo hức nhưng chỉ một câu nói của mẹ giống như những lần đi chơi xa: “Ngủ đi, thôi không sáng mai dậy trễ không kịp xe” là cậu đã nhắm mắt, buông mình tựa nghiêng trên gối mềm.

Mặc dù người mẹ đã cố nhủ mình bao nhiêu lần nhưng cũng không thể nhắm mắt lại và buông dòng suy nghĩ. Bởi mẹ nhận ra rằng con trai của mẹ đã lớn. “Mọi ngày, dỗ con ngủ rồi mẹ dọn dẹp nhà cửa”… “Mẹ lượm những chiếc xe thiết giáo dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô bô bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi và giữa nhà là đoàn quân thú dàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra và không ngày nào kết thúc bằng thắng lợi của phe nào”. Nhưng, hôm nay, cậu con trai lại hăng hái làm thay mẹ và giúp mẹ dọn sạch từ hồi chiều.

Theo dòng suy nghĩ, người mẹ lại nhớ đến buổi đầu tiên đi học của mình. “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Đoạn văn được miêu tả rất tinh tế, xúc động vì nó gợi lên bao nhiêu kí ức về thời thơ ấu của mỗi người. Ngày mai thôi, người mẹ cũng vậy, lo sợ con sẽ bơ vơ lạc lõng khi lại thấy mẹ đang đứng bên ngoài thế giới của con.

Nhưng, mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên còn đường học tập trước mắt và con đường đời đầy chông gai của chính con sau này. Những ngày trước con còn bé bỏng, mẹ chọn trường học cho con cũng chọn trường gần chỗ mẹ làm, để có thể ngó con từng chút một. Nhưng giờ đây, con của mẹ đã lớn, nên mẹ yên tâm phần nào, “con hướng ngoại, dễ hoà đồng, thích nghi môi trường tốt, năng động và độc lập”…

Người mẹ cũng hiểu được tầm quan trọng và vai trò của giáo dục đối với con yêu. Mẹ lấy ngày khai giảng của nước Nhật làm điển hình cho con hiểu được tầm quan trọng ấy. “Ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ”… Cùng với giải thích: “Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.

Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”, người mẹ muốn con thật sự chú tâm và coi trọng việc học hành. Muốn con hiểu được rằng, học tập là chìa khoá đưa con đến tương lai và thực hiện ước mơ mà con mong muốn.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, Lý Lan đã đưa ta về một thế giới tuổi thơ đầy bồi hồi háo hức với kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học. Qua đó cũng thể hiện tình cảm thiêng liêng mà người mẹ dành cho con, lo lắng chăm lo cho con từng chút một, từ những điều nhỏ nhặt nhất. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 3

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 2

Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy, mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì. Bài văn Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan đã phản ánh tâm trạng của một người mẹ trước ngày đưa con đến lớp, tình thương yêu vô hạn của mẹ đối với con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống mỗi con người.

Đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo chuẩn bị mọi thứ cho con, phần vì trong kí ức mẹ đang xôn xao sống dậy những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. Cứ nhắm mắt lại là hình ảnh buổi đầu đi học của người mẹ lại hiện lên hết sức rõ ràng. Người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường lớp Một vào kí ức của con, để rồi vài chục năm sau nó vẫn còn nhớ. Ngày mai, mẽ sẽ đưa con đến trường và nhắc con hãy can đảm để bước vào thế giới diệu kì sau cánh cổng.

Bài văn đậm chất trữ tình, không có sự việc, không có cốt truyện mà chủ yếu là thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ trước ngày trọng đại của cuộc đời đứa con yêu dấu. Cùng một hoàn cảnh nhưng tâm trạng của hai mẹ con lại khác hẳn nhau. Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ thật dễ thương. Tuy ngày mai đã là học sinh lớp Một nhưng đêm nay, giấc ngủ đến với cậu vẫn dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Người mẹ mải mê ngắm nhìn con đang say giấc nồng: Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Đây chính là những phút giây hạnh phúc của người mẹ, không gì đổi được.

Cậu bé háo hức chờ đợi ngày mai tới trường cũng giống như háo hức chờ đợi một chuyến đi chơi xa, chỉ khác ở chỗ cậu cảm nhận rằng mình đã lớn rồi. Hôm nay, mẹ đã lo cho cậu đủ cả, nào là quần áo mới, giầy nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Tác giả tả rất đúng tâm trạng vô tư của đứa con để từ đó làm nổi bật tâm trạng lo lắng, yêu thương của người mẹ.

Mọi ngày, khi con trai đã ngủ, người mẹ lại lúi húi sắp xếp đồ chơi mà đứa con bầy la liệt khắp nhà: chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa ... đoàn quân thú dàn trận ntrong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long ... Nhưng hôm nay, có điều lạ là chú bé hăng hái tranh với mẹ dọn dẹp bởi vì mẹ nói: Ngày ami đi học, con là cậu học sinh lớp Một rồi. Dù không hiểu lắm nhưng chắc chú bé cũng lờ mờ hiểu rằng mình đã lớn nên muốn giúp đỡ mẹ.

Trái hẳn với tâm trạng thanh thản của đứa con, người mẹ đêm nay không sao ngủ được. Mọi việc đã xong, người mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Mẹ lên giường nhưng cứ trằn trọc suy nghĩ về con: Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Ngay cả ngôi trường mới, con cũng đã tập làm quen từ những ngày hè. Tuần lễ trước ngày khai giảng, con đã làm quen với bạn bè và cô giáo mới, đã tập xếp hàng, tập đi, tập đứng, để chuẩn bị cho buổi lễ khai trường long trọng này. Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong ngày đầu năm học.

Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị chu đáo và thực sự mẹ không lo lắng đến nỗi không ngủ được nhưng có một điều gì đó làm cho người mẹ bồi hồi khó tả: Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: "Hàng năm, cứ vào cuối thu... mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Thì ra những câu văn du dương và đẹp như thơ trong bài Tôi đi học của Thanh Tịnh mà người mẹ học thuộc lòng cách đây đã mấy chục năm, giờ lại hiển hiện rõ ràng trong kí ức, làm sống dậy những kỉ niệm dấu yêu của tuổi học trò.

Vậy là đã rõ, người mẹ không ngủ được vì bồi hồi nhớ lại buổi đầu tiên đi học của mình. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài thế giới mà mẹ vừa bước vào.

Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tụ nhiên. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.

Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi: Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban Giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục.

Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một lí có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới diệu kì sẽ mở ra".

Mẹ dắt tay con đến trường là đưa con đến với một thế giới kì diệu. Thế giới kì diệu ấy là ngôi trường của tuổi thơ, của những năm tháng đẹp nhất trong cuộc đời. Nơi ấy sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học cùng tình thầy trò, tình bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước ... và cao hơn cả là đạo lí làm người. Nhờ quá trình học tập trong nhà trường mà khi trưởng thành, con người sẽ trở thành những công dân có đạo đức, tài năng, đủ trình độ để xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh, tươi đẹp.

Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, nhà văn Lý Lan đã đưa chúng ta trở về thế giới êm đềm của tuổi thơ. Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và thấy được tầm quan trọng lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ và toàn xã hội.


Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 2

Bài văn phát biểu cảm nghĩ bài "Cổng trường mở ra" số 1

Người ta không dễ gì quên những kỷ niệm sâu sắc của tuổi thơ, nhất là kỷ niệm của ngày đầu tiên bước vào lớp một. Chính vì thế mà khi đọc những dòng tâm tình nhỏ nhẹ và sâu lắng trong văn bản "Cổng trường mở ra", chúng ta bỗng thấy bồi hồi xúc động và nhớ lại cái ngày đầu tiên đi học đáng nhớ, đáng yêu.

Cổng trường mở ra của Lý Lan là một bài ký giàu tình cảm. Nó làm cho người đọc xúc động thiết tha trước tấm lòng thương yêu sâu nặng của người mẹ đối với đứa con yêu bé bỏng của mình. Ngày con đi học, "con háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được". Ngày hôm trước con bỗng gọn gàng hơn, ngăn nắp và người lớn hơn. Thế nhưng đâu chỉ có con háo hức, lòng mẹ cũng trằn trọc, hồi hộp, nôn nao.

Suốt đêm hôm trước, mẹ không ngủ được. Mẹ thức, "mẹ đắp mền cho con, buông màn, ém góc cẩn thận, rồi bỗng không biết làm gì nữa". Mọi ngày mẹ còn dọn dẹp nhưng hôm nay mẹ không phải làm việc đó vì con đã làm rồi. Thế là mẹ cũng đi nằm nhưng nằm đấy mà không sao ngủ được. Mẹ phấp phỏng như chính mẹ đang đón chờ “buổi lễ khai trường long trọng ngày mai". Thế nhưng mẹ cũng không hoàn toàn lo lắng vì "Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo của con". Mẹ bồi hồi là vì điều khác, vì cứ nhắm mắt lại là tai mẹ lại vẳng nghe tiếng đọc bài trầm bổng đưa mẹ về những kỷ niệm ngày xưa và thế là mẹ lại sống về ngày trước.

Lối dẫn dắt của tác giả Lý Lan quả là sắc sảo và hấp dẫn. Từ sự chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của trẻ thơ, tác giả gợi về cả những kỷ niệm trong lòng của người lớn. Ồ! Hóa ra cái kỷ niệm về buổi đầu tiên bước vào lớp một ở trong tâm hồn của ai cũng trong trẻo, thánh thiện và bền vững như nhau. Tác giả kể tiếp: "Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học” ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Câu văn là một ước muốn về sự nối truyền cảm xúc. Mẹ mong cho con "một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng".

28 tháng 7 2016

"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Vai trò của nhà trường rất quan trọng với chúng ta

29 tháng 7 2016

sự kì diệu này không phải một phép thuật nhiệm màu nào đó của bà tiên , ông bụt trong truyện cổ tích mà là niềm vui , nỗi buồn , thử thách và kiến thức ta học hỏi , vượt qua đc khi tới trường.

nhà trường nắm vai trò rất quan trọng đối vs cuộc đời của mỗi con người vì sai lầm nhỏ của nền giáo dục ( nhà trường ) cũng có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả dặm sau này .

tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận đc sự quan tâm , chăm của gia đình và đc học tập , vui chơi dưới mái trường . Chính vì vậy mà tôi càng thêm yêu quý cũng như trân trọng gia đình và trường học của mình .