Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các yếu tố miêu tả làm cho bài thuyết minh về quy trình hoạt động trở nên rõ ràng, chi tiết, giúp người đọc; người nghe dễ hình dung hơn về các công đoạn, cách xử lí… của đối tượng.
- Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả là:
+ Vòng nhỏ nhất có đường kính … khoảng 50cm.
+ Chiếc nón bài thơ xứ Huế … đặt nằm ở giữa.
Các yếu tố tự sự trong đoạn này là:
- Ở nhiều nơi trên thế giới … trường học bị tàn phá.
- Người dân ở … ép phải tảo hôn.
Tác dụng của các yếu tố thuyết minh trong văn bản: Giúp cho văn bản trở nên cụ thể, hấp dẫn và thuyết phục người đọc, người nghe.
- Yếu tố thuyết minh: Kể về hình ảnh ông lão đánh cá kiên cường không khuất phục chiến đấu hết mình.
- Yếu tố tự sự: Miêu tả cuộc chiến của ông lão với con cá khổng lồ.
- Yếu tố miêu tả: Miêu tả hình ảnh ông lão khi chiến đấu với con cá khổng lồ (“mồ hôi ướt đẫm người, lão mệt thấm xương”; “hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ”; “mồ hôi xát muối vào mắt lão”)
→ Các yếu tố trên giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, giàu sức biểu cảm hơn.
* Đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”.
- Yếu tố tự sự: giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực theo hướng tây nam – đông bắc; nơi cuối con đường là chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.
- Yếu tố trữ tình: như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên; nơi cuối con đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng…nhỏ nhắn như những vành trăng non.
=> Tác dụng: Tăng sức biểu cảm cho câu văn; lột tả được hết những vẻ đẹp của sông Hương khi đi qua.
* Phân tích đoạn văn: “Hình như trong khoảnh khắc … Tứ Đại Cảnh”.
- Yếu tố tự sự: toàn bộ nền âm nhạc Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này; Nguyễn Du bao năm lênh đênh…Tứ Đại Cảnh.
- Yếu tố biểu cảm: Đã nhiều lần tôi thất vọng... nhà hát.
=> Tác dụng: Tăng sức biểu cảm cho câu văn, giúp người đọc hình dung được dòng sông của thi ca.
Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.
- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.
- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.
- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.
- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.
- Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh.
- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.
- Kết hợp hài hòa giữa các yếu tố: miêu tả, biểu cảm, nghị luận…
- Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.
Yếu tố thuyết minh được sử dụng trong đoạn văn là:
+ “Khối các môn học cốt lõi mà sinh viên trong thế kỉ XXI cần có là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ toàn cầu (tiếng Anh), Nhân văn, Toán, Kinh tế… Trách nhiệm dân sự”.
+ “Khối kiến thức chung liên ngành… phá rừng…)”