Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tại Mi-an-ma, các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 – 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ. Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mi-an-ma.
Tại Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 – 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
Tại Cam-pu-chia, sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân
nổ ra như cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 – 1892), của A-cha Xoa (1863-1866),...
Tại Lào, phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.
Tham khảo:
- Ở Miến Điện:
+ Thực dân Anh phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm (1821 - 1885) mới chiếm được Miến Điện.
+ Phong trào chiến tranh du kích lan rộng trong cả nước, khiến cho thực dân Anh bị tổn thất nặng nề.
+ Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược, thực dân Anh phải tiếp tục đối phó với cuộc chiến tranh du kích kéo dài hơn 10 năm sau.
- Trên bán đảo Đông Dương, từ nửa sau thế kỉ XIX, phong trào chống thực dân Pháp xâm lược cũng từng bước lan rộng.
+ Ở Việt Nam, từ năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chúng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp phải mất 26 năm (1858 - 1884) mới áp đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
+ Ở Campuchia, nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866), Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.
- Ở Inđônêxia:
+ Từ cuối thế kỉ XVI, phong trào đấu tranh chống thực dân Hà Lan bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825 - 1830).
+ Sau cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô, phong trào đấu tranh vẫn tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở Inđônêxia, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- Ở Phi-líp-pin: cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bùng nổ ở Philíppin từ năm 1521, rộng ra các đảo khác và kéo dài hơn ba thế kỉ. Trong số đó, cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744 - 1829).
Tham khảo:
♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.
+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.
+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.
♦ Ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á: sau hơn 4 thế kỉ thống trị, thực dân phương Tây đã tạo ra một số thay đổi ở khu vực Đông Nam Á, như: gắn kết khu vực với thị trường thế giới, du nhập nền sản xuất công nghiệp, xây dựng một số cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển một số yếu tố về văn hóa,… Tuy nhiên, chế độ thực dân đã để lại những hậu quả nặng nề đối với các quốc gia Đông Nam Á.
Tham khảo:
Ở In-đô-nê-xi-a:
- Tháng 10-1873, nhân dân A-chê đã anh dũng chiến đấu chống lại 3 000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này. Quân Hà Lan tuy chiếm được hoàng cung nhưng vẫn không chinh phục được A-chê.
- Tiếp đó là các cuộc khởi nghĩa ở Tây Xu-ma-tơ-ra (1873-1909), Ba Tắc (1878-1907), Ca-li-man-tan (1884-1886).
- Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra mạnh mẽ, điển hình là cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1890 do Sa-min lãnh đạo.
- Các tổ chức chính trị của công nhân ra đời như: Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908),…
Ở Phi-lip-pin:
*Phong trào đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha:
- Khởi nghĩa ở Ca-vi-tô (1872).
- Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Philíppin xuất hiện 2 xu hướng chính trong phong trào giải phóng dân tộc: xu hướng cải cách và xu hướng bạo động.
* Phong trào đấu tranh chống Mỹ:
- Năm 1898 Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, hất cẳng Tây Ban Nha và chiếm Philíppin.
- Nhân dân Philíppin anh dũng chống Mĩ đến năm 1902 thất bại.
=> Philíppin trở thành thuộc địa của Mĩ.
- Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa chống Pháp. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa.
- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia: xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều người Việt Nam tham gia, có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…
- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào - Việt….
*Khái quát chung:
VN,Lào,CpC là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét tương đồng về Lịch sử, văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ 19.
Năm 1930 ĐCS Đông Dương ra đời đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc VN,Lào,CPC trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.
*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954):
11/3/1951 Liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được thành lập , biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
-Tình đoàn kết giữa VN-Lào .
+8/4-15/8/1953: Bộ đội VN phối hợp cùng quân dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa,1 phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với trên 30 vạn dân.
+Trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 liên quân Việt-Lào mở nhiều chiến dịch tiến công để làm bước đầu phá sản kế hoạch NaVa .
+ Đầu t12/1953 : Liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công Địch ở Trung Lào tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thi xã Thà Khẹt , bao vây uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xê-nô.
+Cuối t1/1954: Liên quân Việt-Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu , toàn tỉnh Phongxali . Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mỏ rộng thêm gần 1 vạn km2.
Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở VN, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho 3 nước VN-Lào-CPC.
*Trong kháng chiến chống Mĩ.
-VN-Lào:
Sau khi Pháp thất bại ở chiến trường Đông Dương , Mĩ đã thế chân Pháp để chiếm đóng Lào, biến Lào trở thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy, nhân dân VN lại cùng sát cánh với nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
+Từ 24-25/4/1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết của 3 nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+Từ 12/2-23/3/1971 : Quân đội VN có sự phối hợp của quân dân Lào đã tập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn ,loại khỏi vòng chiến đấu 22000 tên địch, buộc chúng phải rút khỏi đường 9-Nam Lào,giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
+Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN từ 1954-1973, quân dân Lào đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn (21/2/1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc Lào.
+T5-T12/1975: Hòa theo thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân VN, quân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong cả nước, thành lập nước CHDCND Lào(2/12/1975).
VN-CPC:
-Từ 30/4-30/6 quân đội VN có sự phối hợp của quân dân CPC đã đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn , loại khỏi vòng chiến đấu 17000 tên địch , giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với trên 4,5 triệu dân.
+17/4/1975: Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN , thủ đô PhnomPenh được giải phóng , nhân dân CPC kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đưa đất nước CPC bước vào 1 thời kì mới.
Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyến thăm cấp cao , nhiều hiệp định về kinh tế-văn hóa được kí kết ở VN-Lào-CPC. Mối quan hệ hữu nghị giữa 3 dân tộc ngày càng phát triển khi cả 3 nước đều trở thành thành viên của ASEAN , đều phấn đấu vì lợi ích chung của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX do sự chênh lệch quá lớn về tương quan lực lượng. Thực dân Pháp có sức mạnh của một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, quân đội hùng mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại nên đủ sức đàn áp các phong trào đấu tranh thiếu trình độ tổ chức của các nước Đông Dương
Đáp án cần chọn là: B
Tham khảo:
Nhận xét về hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.
- Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Tham khảo:
- Tại Mianma:
+ Các cuộc kháng chiến chống thực dân Anh xâm lược (1824 - 1826, 1852 và 1885) đã diễn ra mạnh mẽ.
+ Đến năm 1885, sau sáu thập kỉ, người Anh mới xâm chiếm được toàn bộ Mianma.
- Tại Việt Nam: cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra quyết liệt trong gần ba thập kỉ (1858 - 1884), gây cho quân Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
- Tại Campuchia: sau khi vua Nô-rô-đôm kí hiệp ước thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1863), nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra như: cuộc khởi nghĩa của hoàng thân Xi-vô-tha (1861 - 1892), của A-cha Xoa (1863-1866)....
- Tại Lào: phong trào chống Pháp bùng nổ mạnh mẽ sau khi hiệp ước bảo hộ của thực dân Pháp được kí vào năm 1893.