Anh/chị hãy thuyết minh về...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Thân sinh là Nguyễn Ứng Long (sau đổi thành Nguyễn Phi Khanh) một nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) thời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con quan tư đồ (ngang Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình mà bên nội cũng như bên ngoại đều có hai truyền thống lớn: yêu nước và văn hóa, văn học.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, cùng cha làm quan dưới triều nhà Hồ. Năm 14074, giặc Minh cướp nước, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi khắc sâu lời dạy của cha, sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh ông tìm vào Lam Sơn theo Lê Lợi khởi nghĩa.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi hăm hở tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên do mâu thuẫn nội bộ triều đình, ông bị bắt giam và không còn được tin tưởng như trước, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn ở Côn Sơn.
    Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước. Năm 1442, Nguyễn Trãi bị oan án Lệ Chi viên và bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi sau đó cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm con cháu còn sống sót để bổ làm quan.

Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:             Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

            Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng có người đàn ông rất may mắn, ước gì được nấy. Tuy nhiên, đi kèm với sự may mắn đó là điều kiện: Bất cứ điều gì ông ta ước, người hàng xóm sẽ có gấp đôi. Người đàn ông chấp nhận, bởi lẽ mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó.

            Thế là khi ông ta sở hữu ngôi nhà đẹp, người hàng xóm liền có cả dinh thự lộng lẫy. Ông ta ước mình giàu có, người hàng xóm có hẳn một mỏ vàng. Không chịu được sự “bất công” đó, người đàn ông may mắn liền ước mình bị mù một mắt để người hàng xóm bị mù cả hai…

            Chính lòng đố kị đã tạo nên sự nhỏ nhen, biến thành cảm giác hận thù và suy nghĩ mù quáng cho ông ta: thà kém may mắn hơn một chút để người khác đau khổ hơn mình thay vì chọn điều ngược lại.

            Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.

(Trích Về những câu chuyện ngụ ngôn, nguồn Internet)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Tại sao tác giả ngụ ngôn lại cho rằng: mọi ước mơ được toại nguyện phải đi kèm với những điều kiện nào đó. (0.5 điểm)

Câu 3: Theo anh/chị, vì sao lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục? (1.0 điểm)

Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì tâm đắc nhất từ đoạn ngữ liệu trên? Vì sao? (1.0 điểm)

8
20 tháng 5 2021

hhj

 

Mở SGK 11 tập 2 trang 109. Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây. Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học     MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. KỊCH 1. Khái lược về kịch - Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:…………. -...
Đọc tiếp

Mở SGK 11 tập 2 trang 109.

Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây.

Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học

 

 

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:………….

- Đặc trưng của kịch:

+ Đối tượng phản ánh:………………

+ Hành động kịch:………………

+ Nhân vật kịch:………………..

+ Cốt truyện kịch: ………………….

+ Ngôn ngữ kịch:…………..

- Phân loại kịch:

+ Theo nội dung, ý nghĩa:…………

+ Theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:………….

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

(Tóm tắt ngắn gọn các yêu cầu vào vở )

II. Văn nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luậ.

- Khái niệm: Nghị luận là………………. Ví dụ:

- Phân loại:

+ Theo thời gian:…………………..

+ Theo đối tượng và vấn đề nghị luận:…………………….

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận: (Tóm tắt ngắn gọn vào vở)

III. Luyện tập

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Romeo và Juliet- Sechxpia) bằng việc trả lời câu hỏi sau:

- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào? - Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

 

13
2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

1 tháng 2 2024

Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.

9 tháng 10 2021

TL:

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

- Những đời vua mà ông Quán ghét: 

+ Đời Kiệt, Trụ mê dâm

+ Đời U, Lệ đa đoan

+ Đời Ngũ bá phân vân

+ Đời thúc quý

- Điểm chung giữa các triều đại: có chung bản chất là sự  suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.

=> Cơ sở của lẽ ghét: thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân.

- Những con người mà ông Quán thương: Nhan Tử, Gia Cát, Đồng Tử,...

- Điểm chung: Họ đêu là những bậc tiên hiền, thánh nhân, ngời sáng về tài năng và đạo đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân, nhưng đều không đạt sở nguyện.

=> Cơ sở của lẽ thương : Xuất phát từ tấm lòng thương dân sâu nặng, mong muốn cho dân được sống yên bình, hạnh phúc, người tài đức sẽ thực hiện được lí tưởng.

=> Tóm lại lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho dân được sống yên bình hạnh phúc, những người có tài có đức có điều kiện thể hiện chí nguyện của mình.

~HT~

9 tháng 10 2021

 Những điều ông Quán ghét (10 câu):

    + Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương, Ngũ Bá…

    + Điểm chung của vua chúa được nhắc tới: ăn chơi, hoang dâm vô độ, ham quyền lợi, tranh đoạt quyền lợi

    + Căn nguyên của sự ghét do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm dân lầm than, khốn khổ

- Lẽ thương của ông Quán (14 câu):

    + Nói tới những bậc hiền tài phải chịu lận đận, không được ước nguyện giúp đời: Khổng Tử, Nhan Uyên, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Hàn Dũ…

 

    + Những trí thức nho sĩ có tài, có đức, ngay thẳng nhưng không gặp thời

    + Tác giả tìm thấy bóng dáng mình trong ước mơ lập thân giúp đời

 
30 tháng 1 2024

Gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học: cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng; anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh. Nhưng sớm mồ côi cha mẹ (mồ côi cha từ năm 9 tuổi, mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi). Hoàn cảnh gia đình cũng có tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

Thời đại:

Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực

Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, cuộc sống của nhân dân cơ cực, lầm tham.

Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu nhất chính là khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Nghĩa quân Tây Sơn đã đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê, Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân xâm lược nhà Thanh sang xâm lược.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Tác dụng của các yếu tố thuyết minh trong văn bản: Giúp cho văn bản trở nên cụ thể, hấp dẫn và thuyết phục người đọc, người nghe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Bài viết trên sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.

=> Tác dụng: Giúp cho người đọc dễ hình dung hơn về đối tượng và quy trình thực hiện.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Tiêu đề của văn bản là một lời kêu gọi hành động, thúc đẩy chúng ta nhận ra sức mạnh của giáo dục để thay đổi cuộc sống và tạo ra một thế giới công bằng hơn. Nó nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta đều có trách nhiệm hỗ trợ giáo dục và truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo để tạo ra sự khác biệt tích cực trong thế giới.