Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những lưu ý về cách viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên:
+ Cần xác định được vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu phù hợp và câu hỏi nghiên cứu.
+ Các kết quả nghiên cứu cần trình bày đầy đủ, ngắn gọn, thuyết phục người đọc.
+ Ngôn ngữ chính xác, khách quan. Các tài liệu tham khảo cần ghi nguồn dẫn đầy đủ.
Mỗi nghiên cứu dù là khảo sát hay thực nghiệm đều nhằm tìm hiểu, chứng minh, phân tích, lí giải một vấn đề nào đó của tự nhiên, xã hội, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Điều này làm nên ý nghĩa, tác dụng của nghiên cứu đối với cuộc sống của loài người và của vạn vật.
Cần trình bày phương pháp nghiên cứu để người đọc hiểu rõ kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các phương pháp nào, có phù hợp hay không. Mỗi nghiên cứu có thể chỉ có kết quả tin cậy trong một phạm vi nhất định, một thời điểm nhất định, do vậy, cần nêu rõ phạm vi khảo sát hoặc thực nghiệm.
- Các tác giả đã đề ra những câu hỏi nghiên cứu:
+ Thực trạng công tác bảo tồn chim các khu bảo tồn như thế nào?
+ Có giải pháp nào để quản lí đa dạng chim nói riêng, tài nguyên thiên nhiên nói chung?
- Kết quả nghiên cứu đã lần lượt trả lời được các câu hỏi nghiên cứu vì kết quả khảo sát đã giải đáp những câu hỏi nghiên cứu bằng những dẫn chứng, số liệu cụ thể, đồng thời từ đó cũng đã đề xuất được một số giải pháp để khắc phục việc quản lí đa dạng chim nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung.
Công nghệ AI đang đóng một vai trò quan trọng của thế giới hiện nay, nó ngày càng được cải tiến và phát triển rộng rãi. AI được ứng dụng ở mọi lĩnh vực với nhiều kỹ năng khác nhau như nhận diện mặt và giọng nói. Ngoài ra đối với các phương tiện giao thông hiện nay, Al được lắp đặt trên các xe ô tô tự lái giúp giảm rất nhiều những chi phí, an toàn môi trường và giảm thiểu tai nạn. Chính những bước tiến thần kỳ đó đã giúp cho công nghệ AI ngày càng đóng góp vai trò to lớn đối với nhân loại.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết trên đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài thuyết minh như sau:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng của bài thuyết trình
- Thân bài:
+ Giới thiệu các công đoạn làm ra sản phẩm
+ Giới thiệu nguyên liệu làm ra sản phẩm
+ Yếu tố biểu cảm được sử dụng lồng ghép vào quá trình thuyết minh
+ Miêu tả chi tiết các thao tác của quy trình
+ Yếu tố nghị luận
- Kết bài: Đánh giá và nêu cảm nhận chung về đối tượng
Văn bản gồm 4 phần:
- Phần 1: Tóm tắt
+ Nêu tên đề tài/ nhan đề báo cáo: Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam.
+ Tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.
- Phần 2: 1. Mở đầu:
+ Nêu vấn đề nghiên cứu, lí do thực hiện nghiên cứu và nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
- Phần 3: 2. Nội dung nghiên cứu:
+ Nêu cơ sở lí luận.
+ Trình bày kết quả khảo sát. Lí giải, phân tích ý nghĩa các dữ liệu.
+ Đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực trạng.
- Phần 4: 3. Kết luận và khuyến nghị:
+ Tóm tắt kết quả nghiên cứu
+ Trình bày danh mục tài liệu tham khảo.