Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Tham khảo!
♦ Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế
- Hệ quả tích cực:
+ Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Tạo nhiều cơ hội học tập và giao lưu, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại.
- Hệ quả tiêu cực:
+ Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia.
+ Đặt các quốc gia đứng trước những thách thức như: giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống,…
+ Gia tăng nguy cơ bị phụ thuộc, giảm tính tự chủ và nguy cơ tụt hậu đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển không bền vững.
♦ Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới: Toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với các nước phải vượt qua.
- Cơ hội: làm gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như: vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, thị trường….
- Thách thức:
+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế với các nước như: xây dựng thương hiệu sản phẩm; chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp; hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập; nâng cao trình độ phát triển kinh tế….
+ Các vấn đề về xã hội và môi trường như: chênh lệch giàu nghèo, y tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.
Tham khảo!
- Hệ quả tích cực:
+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
- Hệ quả tiêu cực: làm xuất hiện các vấn đề như: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Tham khảo:
Khu vực hóa kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể liên kết với nhau, rút ngắn được khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. Ví dụ: Liên minh Châu Âu liên kết với nhau về các mặt chính trị, kinh tế và quân sự đã tạo đà phát triển cho các nước thành viên, hiện nay các thành viên EU đều là các cường quốc về kinh tế.
- Việc liên kết với nhau để hình thành một tổ chức khu vực giúp các nước giải quyết các vấn đề chung của khu vực, nâng cao vị thế so với các khu vực khác. Đồng thời khu vực hóa còn nâng cao được sức cạnh tranh của khu vực và khai thác được lợi thế của các thành viên trong khu vực.
- Khu vực hóa kinh tế bổ sung cho toàn cầu hóa kinh tế từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.
Tham khảo:
1. Phát huy được lợi thế so sánh để phát triển
Lợi thế so sánh luôn biến đổi phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước. Nước nào có nền kinh tế càng kém phát triển thì lợi thế so sánh càng suy giảm. Đa số các nước đang phát triển chỉ có lợi thế so sánh bậc thấp như lao động rẻ, tài nguyên, thị trường.... Đó là một thách thức lớn đối với các nước đang phát triển. Nhưng toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng mang lại cho các nước đang phát triển những cơ hội lớn mới, nếu biết vận dụng sáng tạo để thực hiện được mô hình phát triển rút ngắn. Chẳng hạn, bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ.... các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp và trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có các ngành sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tiên tiến tạo ra những hàng hoá - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hoá - dịch vụ trên thị trường thế giới. Để làm được việc đó các nước đang phát triển có cơ hội tiếp nhận được các dòng vốn quốc tế, các dòng kỹ thuật - công nghệ mới và kỹ năng quản lý hiện đại. Nhưng cơ hội đặt ra như nhau đối với các nước đang phát triển, song nước nào biết tận dụng nắm bắt được chúng thì phát triển. Điều đó phụ thuộc vào nhân tố chủ quan, vào nội lực của mỗi nước.
Việc phát huy tối đa lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa của các nước đang phát triển là nhằm tận dụng tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Tỷ trọng mậu dịch thế giới trong tổng kim ngạch mậu dịch thế giới của các nước đang phát triển ngày một tăng (1985: 23%, 1997: 30%). Các nước đang phát triển cũng ngày càng đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, tỷ trọng hàng công nghiệp trong cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng tăng (1985: 47%, 1998: 70%) và các nước đang phát triển đang nắm giữ khoảng 25% lượng hàng công nghiệp xuất khẩu trên toàn thế giới.
>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.6162
2. Tăng nguồn vốn đầu tư
Kinh tế toàn cầu hóa, khu vực hóa biểu hiện nổi bật ở dòng luân chuyển vốn toàn cầu. Điều đó tạo cơ hội cho các nước đang phát triển có thể thu hút được nguồn vốn bên ngoài cho phát triển trong nước, nếu nước đó có cơ chế thu hút thích hợp. Thiết lập một cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư nội địa hợp lý là cơ sở để định hướng thu hút đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm các ưu đãi từ những điều kiện và môi trường đầu tư bên trong để thúc đẩy chương trình đầu tư của họ. Các nước đang phát triển đã thu hút và sử dụng một lượng khá lớn vốn nước ngoài cùng với nguồn vốn đó, vốn trong nước cũng được huy động. Theo Báo cáo đầu tư thế giới của UNCTAD, năm 1996 các nước đang phát triển tiếp nhận 129 tỷ USD FDI, đến năm 1999 FDI vào các nước đang phát triển tăng lên 198 tỷ USD, trong đó 97 tỷ USD vào Mỹ Latinh (Braxin chiếm 31 tỷ), 91 tỷ USD vào Châu Á (riêng Trung Quốc chiếm 40 tỷ).
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tạo ra sự biến đổi và gia tăng cả về lượng và chất dòng luân chuyển vốn vào các nước đang phát triển, nhất là trong khi các nước đang phát triển đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư cho phát triển. Chẳng hạn, lượng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển tăng khá nhanh: 1980: 30 tỷ USD; 1990: 60 tỷ USD; 1996: gần 200 tỷ USD; năm 1997 các nước đang phát triển thu hút tới 37% lượng vốn FDI toàn thế giới. Trong dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển thì dòng vốn tư nhân ngày càng lớn.
3. Nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ
Trước xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, các nước đang phát triển tuỳ theo vị thế, điều kiện lịch sử cụ thể và trình độ phát triển của mình đều có cách thức riêng phát triển theo con đường rút ngắn. Hai trong số nhiều con đường phát triển là: Thứ nhất, du nhập kỹ thuật - công nghệ trung gian từ các nước phát triển để xây dựng những ngành công nghiệp của mình như là một bộ phận hợp thành trong tầng công nghiệp hiện đại. Tuỳ thuộc vào khả năng vốn, trí tuệ... mà các nước đang phát triển lựa chọn một hoặc cùng lúc cả hai con đường phát triển nói trên. toàn cầu hóa, khu vực hóa cho phép các nước đang phát triển có điều kiện tiếp nhận các dòng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ của mình. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào khả năng của từng nước biết tìm ra chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp.
Trong quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận và thu hút những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, qua đó mà nâng dần trình độ công nghệ sản xuất của các nước đang phát triển. Do vậy, mà ngày càng nâng cao được trình độ quản lý và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa, khu vực hóa được đánh giá như một công cụ đặc hiệu để nâng cao trình độ kỹ thuật - công nghệ ở các nước đang phát triển. Bởi lẽ, trong quá trình tham gia vào liên doanh, liên kết sản xuất quốc tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, các dự án FDI... các nước đang phát triển có điều kiện tiếp cận những công nghệ, kiến thức và kỹ năng hết sức phong phú, đa dang của các nước đang phát triển.
4. Thay đổi được cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đòi hỏi nền kinh tế của các quốc gia, trong đó có các nước đang phát triển phải tổ chức lại với cơ cấu hợp lý. Kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Nhưng ở các nước phát triển những ngành có hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ cao, hàm lượng vốn lớn... đang chiếm ưu thế, còn ở những nước đang phát triển chỉ có thể đảm nhận những ngành có hàm lượng cao về lao động, nguyên liệu và hàm lượng thấp về công nghệ, vốn. Tuy nhiên, nếu nước đang phát triển nào chủ động, biết tranh thủ cơ hội, tìm ra được con đường phát triển rút ngắn thích hợp, thì có thể vẫn sớm có được nền kinh tế tri thức. Điều đó đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa sẽ dẫn đến tốc độ biến đổi cao và nhanh chóng của nền kinh tế toàn cầu, điều đó buộc nền kinh tế mỗi nước, muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nào bắt kịp dòng vận động chung thì phát triển, không thì dễ bị tổn thương và bất định. Mỗi nước đang phát triển cần phải tìm cho mình một phương thức để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích hợp để có thể phát triển rút ngắn. Hầu hết các nền kinh tế của các nước đang phát triển đều tiến tới mô hình kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế dựa vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến. Đây là một mô hình kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Nhưng nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế đòi hỏi chính phủ các nước phải có quan niệm đúng và xử lý khéo quan hệ giữa tự do hoá và bảo hộ ở mức cần thiết; đồng thời phải nắm bắt được các thông lệ và thể chế kinh tế bên trong, giải quyết đúng đắn việc kết hợp các nguồn lực bên ngoài thành nội lực bên trong để phát triển. Nền kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế muốn phát triển ổn định, đòi hỏi cơ cấu kinh tế bên trong phải đủ mạnh, cơ cấu xuất khẩu đa dạng, thể chế kinh tế linh hoạt và có năng lực thích ứng để đương đầu với những thay đổi của các điều kiện phát triển toàn cầu. Điều đó buộc các nước đang phát triển phải tìm ra con đường công nghiệp hoá rút ngắn thích hợp. Nhiều nước chọn mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, dựa vào tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp chế tạo. Phát triển công nghiệp chế tạo sẽ giúp nền kinh tế các nước đang phát triển nhanh chóng chuyển được nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và từng bước chuyển tới nền kinh tế tri thức. Sự dịch chuyển này đến đâu phụ thuộc vào trình độ thích ứng về tiếp nhận công nghệ, khả năng về vốn, khai thác thị trường. Dù bước chuyển dịch ở trình độ nào, nền kinh tế ở các nước đang phát triển đều chú trọng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ; đồng thời tập trung nỗ lực phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh. Chính vì vậy, cơ cấu kinh tế của nhiều nước đang phát triển đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi, chất lượng hàng hoá xuất khẩu được nâng lên theo hướng đạt các tiêu chuẩn quốc tế, tỷ trọng sản phẩm qua chế biến đã tăng từ 5,65% (năm 1980) lên 77,7% (năm 1994).
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia cơ cấu lại nền kinh tế của mình. Nền kinh tế toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, thì nền kinh tế của các nước đang phát triển, nếu muốn phát triển, không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng hoà nhập vào quỹ đạo vận động chung của nền kinh tế thế giới. Các nước phải bắt kịp các động thái của dòng vận động tiền vốn, kỹ thuật - công nghệ, hàng hoá - dịch vụ khổng lồ của thế giới. Tính bất định và mức độ dễ bị tổn thương với tính cách là hệ quả của những động thái này đang ngày càng gia tăng, nhất là đối với nền kinh tế các nước đang phát triển.
5. Mở rộng kinh tế đối ngoại
Toàn cầu hóa, khu vực hóa làm cho quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu và diễn ra hết sức mạnh mẽ do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra với tốc độ cao, càng đòi hỏi mạnh mẽ việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Và chỉ bằng cách đó mới có thể khai thác có hiệu quả nguồn lực quốc tế. Đồng thời, toàn cầu hóa, khu vực hóa, quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế càng đẩy mạnh thì càng tạo ra những cơ hội và thách thức mới mà chỉ có sự phối hợp quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại thì mới có thể tranh thủ được những cơ hội, vượt qua được những thách thức. Thực tế lịch sử cũng đã khẳng định rằng: ngày nay không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không thiết lập quan hệ kinh tế với các nước khác, và do vậy không một quốc gia nào, kể cả các nước đang phát triển, lại không thực hiện việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong hoàn cảnh quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa được thúc đẩy mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế đối ngoại trở thành một nhân tố không thể thiếu để thực hiện tái sản xuất mở rộng ở mỗi nước, nhất là những nước đang phát triển.
Tham khảo:
- Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng này làm tăng thêm đội ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm không đầy đủ. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, tình trạng thất nghiệp ở thành thị còn ở mức khá cao, nạn thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nghiêm trọng.
- Trong những năm tới, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lí thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo.
Tham khảo!
♦ Toàn cầu hóa kinh tế
- Biểu hiện:
+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.
+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.
+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.
+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.
+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.
+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.
- Hệ quả:
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.
+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.
+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…
- Ảnh hưởng:
+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
♦ Khu vực hóa kinh tế
- Biểu hiện:
+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.
+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau
- Hệ quả:
+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
- Ảnh hưởng:
+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững
Tham khảo!
- Ảnh hưởng tích cực:
+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.