Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hì...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2024

Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phai tươi cười mua vui cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm nổi bật nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Qua việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.

Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).“Tiếng cười ở đây không giống tiếng cười vỡ lở tung toé, tiếng cười phá ra như kiểu tiếu lâm, mà là tiếng cười ra nước mắt, xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã khai thác triệt để những mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi...
Đọc tiếp

Bài tập: Đọc đoạn văn sau đây và cho biết người viết đã phân tích yếu tố hình thức nào của truyện “Kép Tư Bền” (Nguyễn Công Hoan).

“Tiếng cười ở đây không giống tiếng cười vỡ lở tung toé, tiếng cười phá ra như kiểu tiếu lâm, mà là tiếng cười ra nước mắt, xuất phát từ một chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Tác giả đã khai thác triệt để những mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát ấy: mâu thuẫn giữa tâm trạng Tư Bền và vai trò anh đóng, mâu thuẫn giữa tiếng cười của khán giả và tiếng khóc thầm của người đóng kịch, mâu thuẫn giữa cảnh tưng bừng trong rạp hát và cảnh ông bố chết lặng lẽ ở nhà. Kép Tư Bền buộc phải đóng một vai kịch. Hành động trong truyện càng đi tới thì tình huống càng bị thảm hơn. Người nghệ sĩ chân chính trong xã hội kim tiền không có tự do vì trong xã hội này, tình yêu và nghệ thuật đã biến thành hàng hoá.”.

1
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Người viết đã phân tích chi tiết truyện. Qua đó làm nổi bật lên mâu thuẫn trong cảnh ngộ bi đát mà Tư Bền gặp phải. Dù trong lòng anh đang lo lắng cho bệnh tình của người cha mà ngoài mặt phai tươi cười mua vui cho người khác. Tiếng cười sung sướng vui vẻ của khán giả càng làm nổi bật nỗi đau đớn, lo lắng trong lòng Tư Bền. Qua việc phân tích yếu tố hình thức chi tiết truyện, người viết đã đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận về nhân vật và sự việc; giúp người đọc có những manh mối quan trọng để hiểu được phẩm chất, tính cách, số phận của nhân vật, chủ đề và ý nghĩa của tác phẩm truyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Chọn đáp án: D.

Bài tập: Trong các đoạn văn sau, người viết đã tập trung phân tích yếu tố hình thức nào trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu (Trích theo Chu Văn Sơn, “Thơ, điệu hẩu và cấu trúc". NXB Giáo dục, 2007),- Đoạn 1: Cái động thái bộc lộ đầy dủ nhất thần thái Xuân Diệu có lẽ là với vàng. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời,...
Đọc tiếp

Bài tập: Trong các đoạn văn sau, người viết đã tập trung phân tích yếu tố hình thức nào trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu (Trích theo Chu Văn Sơn, “Thơ, điệu hẩu và cấu trúc". NXB Giáo dục, 2007),

- Đoạn 1: Cái động thái bộc lộ đầy dủ nhất thần thái Xuân Diệu có lẽ là với vàng. Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt. Cho nên, đặt cho bài thơ rất đặc trưng của mình cái tựa để lợi vàng, hắn đó phải là một cách tự bạch, tự hoạ của Xuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình.".

- Đoạn 2:

Ta thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây và cỏ rạng

Có thể nói, câu thơ Và non nước, và cây, và cỏ rạng là không thể có đối với thi pháp trung đại vốn coi trọng những chữ đúc. Thậm chí, đối với người xưa, đó sẽ là câu thơ vụng. Tại sao lại thừa thãi liên từ và đến thế? Vậy mà, đó lại là sáng tạo của nhà thơ hiện đại Xuân Diệu. Những chữ và hiện diện cần cho sự thể hiện nguyên trạng cái giọng nói, cái khẩu khí của thi sĩ. Nó thể hiện đậm nét sắc thái riêng của cải tôi Xuân Diệu. Nghĩa là thể hiện một cách trực tiếp, tươi sống cái cảm xúc ham hố, tham lam đang trào lên mãnh liệt trong lồng ngực yêu đời của thi sĩ!”

- Đoạn 3: Là người đã tiếp thu ở mức nhuần nhuyễn phép tương giao (correspondence) của lối thơ tượng trưng, Xuân Diệu đã phát huy triệt để sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả thế giới (...). Có những câu thơ mà cảm giác được liên tục chuyển qua các kênh khác nhau. Thời gian được cảm nhận bằng khứu giác. Mùi tháng năm — thời gian của Xuân Diệu được làm bằng hương - chẳng thế mà thi sĩ cứ muốn buộc gió lại thương bay di là thời gian trôi mất, là phải nhạt phôi pha. Một chữ nhu cho thấy khứu giác đã chuyển thành thị giác. Nó nhắc ta nhớ đến hình ảnh giọt lệ chữ vị liền đó lại cho thấy cảm giác thơ đã chuyển qua vị giác. Và đây là một thứ vị hoàn toàn phi vật chất vị chia phải. Thì ra chữ rớm và chữ vị đều từ một hình ảnh ẩn hiện trong cả câu thơ là giọt lệ chia phôi đó.".

1

Tham khảo:

- Đoạn 1: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về nhan đề trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

- Đoạn 2: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

- Đoạn 3: Người viết tập trung phân tích yếu tố hình thức về bút pháp trong bài "Vội vàng" của Xuân Diệu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.

19 tháng 7 2023

Chọn D

19 tháng 7 2023

Bạn tham khảo!

Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

Chọn đáp án: B.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

“Kép Tư Bền” là một trong những truyện ngắn nổi tiếng nhất của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Trong bối cảnh vui tươi rộn rã ngồn ngộn tác giả khắc họa nên nỗi bất lực đớn đau cô độc của kẻ vẽ nhọ bôi hề mang lại tiếng cười trên sân khấu kia. Chỉ vài nét chấm phá, nhà văn đã vẽ một bức tranh sống động bởi sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong một xã hội mà đồng tiền được đặt lên đầu quả tim. Nguyễn Công Hoan dùng biến cố cha ốm nặng, để bắt đầu lát cắt đời sống kép hát của Tư Bền. Song nhà văn vẫn khéo léo dẫn dắt tình tiết rồi đẩy lên cao trào. Là khi kẻ ra sức pha trò trên sân khấu đó có một người cha đang lạnh dần từng phần cơ thể. Là khi người con hiếu thảo chẳng thể bên cha những phút cuối đời mà trong lúc đó lại phải cười và mang lại tiếng cười tiêu khiển cho bao người khác. Vì phải kiếm tiền mà kẻ nghèo không được tự do trong cả việc khóc cười, trong lúc muốn khóc lại phải cười. Chỉ bởi vì, cái cười của anh ta đã được trả tiền rồi. Nguyễn Công Hoan đều đã thành công lột tả những góc khuất, những oái oăm của cái nghề mua bán hỉ, nộ, ai, lạc… đồng thời thành công làm bật lên sự đụng chạm khốn khổ giữa cái giàu và cái nghèo trong xã hội kim tiền.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Tác phẩm “Kép Tư Bền” đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Với cốt truyện đơn giản đời thường nhưng tác giả Nguyễn Công Hoan đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc sâu lắng. Tác giả Nguyễn Công Hoan đi sâu vào số phận của Tư Bền, từ sung sướng vui vẻ đến muốn khóc cũng vẫn phải cười. Ban đầu kép Tư Bền được mọi người rất yêu mến, anh cũng vui vẻ với công việc của mình. Anh thành công trong sự nghiệp và đạt được sự công nhận của mọi người. Thế nhưng số phận trớ trêu, cha ốm anh phải vay tiền chữa bệnh cho cha, ngày cha mất anh vẫn đang gồng mình diễn kịch trên sân khấu. Qua câu chuyện của nhân vật Tư Bền, tác giả Nguyễn Công Hoan đã lên án xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, nói lên những bi kịch sau ánh đèn sân khấu hào quang của người nghệ sĩ, sự hy sinh cao cả của người nghệ sĩ cho khán giả. Đằng sau ánh hào quang được nhiều người tung hô, tôn trọng đó là những sự hi sinh, mất mát, phải hi sinh thời gian sự quan tâm với gia đình để cống hiến, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho công chúng. Dù trong thâm tâm, cuộc sống phải chịu những khó khăn hay lo lắng nhưng bước lên sân khấu họ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ về vai diễn của mình để không ảnh hưởng đến tác phẩm. Đồng thời nhấn mạnh xã hội phong kiến đã đàn áp, ách đô hộ của thực dân Pháp lúc bấy giờ khiến cho người nghệ sĩ phải hy sinh tất cả để từ đó chúng ta càng biết trân trọng những người nghệ sĩ hơn.