Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
♦ Sự khác biệt về kinh tế
- Các nước phát triển:
+ Có quy mô GDP lớn và tốc độ tăng trưởng GDP khá ổn định.
+ Tiến hành công nghiệp hoá từ sớm và thường tiên phong dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới (như Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức,...).
+ Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất trong GDP.
+ Hiện nay, các nước phát triển đang tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
- Các nước đang phát triển:
+ Có quy mô GDP trung bình và thấp nhưng tốc độ tăng trưởng GDP khá cao.
+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá với tỉ trọng các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ có xu hướng tăng.
+ Một số nước đang phát triển bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
♦ Sự khác biệt về xã hội
- Các nước phát triển:
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu hụt lao động và tăng chi phí phúc lợi xã hội trong tương lai.
+ Quá trình đô thị hóa sớm, tỉ lệ dân thành thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.
+ Người dân có chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục có chất lượng tốt.
- Các nước đang phát triển:
+ Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm nhưng ở một số quốc gia vẫn còn cao.
+ Phần lớn các nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
+ Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, song tỉ lệ dân thành thị chưa cao.
+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở mức cao, trung bình và thấp; tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đang tăng dần.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục đang dần được cải thiện.
Tham khảo!
- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).
- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:
+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…
+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…
Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển là trình độ khoa học - kĩ thuật. Các nước phát triển thường có trình độ khoa học - kĩ thuật cao hơn các nước đang phát triển, tạo ra nhiều của cải vật chất hơn, năng suất lao động cao hơn...
=> Chọn đáp án B
Tham khảo: Dựa vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà phân chia các quốc gia trên thế giới thành hai nhóm nước (phát triển và đang phát triển) với sự tương phản rõ rệt nhau về các chỉ số như: tổng sản phẩm bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, HDI…
Các nước trên thế giới có sự khác nhau về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội nên được chia làm hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Các nhóm nước có sự tương phản rất rõ về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, sự tương phản này chủ yếu là do sự khác nhau về trình độ khoa học – kĩ thuật, chất lượng nguồn lao động,…
Đáp án: C
- Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người người (GDP/người) cao, đầu tư ra nước ngoài (FDI) nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
- Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI ở mức thấp.
Trong nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp, gọi chung là các nước công nghiệp mới NICS như: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Đài Loan, Bra-xin, Ác-hen-ti-na,...
- Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài lớn và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các nước khác nhau ở lĩnh vực thế mạnh của mình.
- Phần lớn các nước đang phát triển đềucó nợ nước ngoài và nhiều nước khó có khả năng thanh toán nợ.
- Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76, các nước đang phát triển: 65.
- Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.
1. Hai nhóm nước bao gồm: các nước phát triển và các nước đang phát triển.
2. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế bao gồm: khu vực I, II và III. (tương ứng: khu vực nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ).
3. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa cơ cấu kinh tế của hai nhóm nước, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế nội bộ các nhóm nước:
- Đặc điểm tự nhiên (vị trí, địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản, rừng), dân cư, xã hội và trình độ phát triển kinh tế khác nhau.
- Lịch sử phát triển đất nước khác nhau.
Tham khảo:
Cơ sở để so sánhCác nước đang phát triểnCác nước phát triển