Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ | Ánh sáng (trăng) [1] | Âm thanh (đàn - âm nhạc) [2] | Hình ảnh thể hiện sự tương giao của các giác quan [3] |
1 | - giọt ánh sáng (giọt nước lấp lánh sáng) - rơi tàn (giọt nước sáng rơi tan thành từng hạt nhỏ) - ngân (bạc) | - giọt đàn (âm thanh vang từng tiếng) - rơi tàn (âm thanh vang vọng và lặng dần) - ngân (âm vang) | … giọt rơi tàn như lệ ngân |
2 | Bóng hình sáng mờ, chuyển động. | Âm thanh ngân rung | … bóng sáng bỗng rung mình |
3 | Viên sỏi trắng sáng phản chiếu ánh sáng | Âm thanh những viên sỏi va vào nhau trong vắt. | Long lanh tiếng sỏi… |
4 | - ánh nhạc: không gian tỏa sáng. - biển pha lê: không gian trong trẻo, lạnh lẽo. | - ánh nhạc: âm thanh réo rắt. - biển pha lê: âm thanh vang vọng khắp không gian. | … ánh nhạc: biển pha lê… |
- Cảm nhận về sự kết hợp giữa các cảm giác và tác dụng nghệ thuật của sự kết hợp ấy trong bài thơ: Không gian trong trẻo, vắng lặng, càng về cuối càng bao la, lộng lẫy; âm thanh trong vắt; cảm giác lạnh lẽo rợn người; hình ảnh nửa hư, nửa thực... Sự giao thoa cảm giác đó mang lại sự hàm súc cho câu thơ, khuấy động tất cả các giác quan, giúp người đọc hình dung một thế giới nghệ thuật với nhiều cung bậc, chiều kích khác nhau.
- Ý nghĩa nhan đề: Sự kết hợp giữa nguyệt (ánh trăng - ấn lượng thị giác) và cầm (đàn – ấn tượng thính giác), đồng thời có sự giao thoa với ý nghĩa của từ ghép nguyệt cầm (đàn nguyệt, một loại đàn dây cô).
- Em không học tốt môn Toán. Các bài học cô giáo giảng trên lớp đôi khi em không theo kịp. Điều đó dẫn đến em bị hổng rất nhiều kiến thức và ngày càng tự ti hơn. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, em đã cố gắng nói ra cho cô giáo. Ngay sau đó, cô đã dành các buổi tự học để hướng dẫn riêng cho em các phần em không hiểu. Thật tốt là sau đó, em đã cải thiện được điểm số môn Toán của mình.
- Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn ở khổ thơ đầu tiên đem nhiều vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc hơn so với hình ảnh trăng và đàn trong tác phẩm nghệ thuật khác:
+ Hình ảnh trăng nhập vào dây đàn gợi ra sự giao hòa của trăng - đàn và gợi ra sự thống nhất giữa chúng.
+ Người đọc choáng ngợp trước vẻ đẹp hòa hợp ấy, đồng thời cảm nhận hơi lạnh vô hình len lỏi, tác động vào tâm trí, trong dòng cảm nhận “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh”.
=> Đây là nét tài hoa tạo nên một Xuân Diệu khác biệt. Hiếm có thể thấy một hình ảnh trăng và đàn ở tác phẩm nào lại hàm ý, đặc sắc như “Nguyệt Cầm” - Xuân Diệu.
Đoạn văn tham khảo
Tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du là một vẻ đẹp đặc biệt, có sức thu hút đối với các độc giả và nhà thơ yêu thơ ca. Vẻ đẹp của tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du nằm ở sự sắc sảo, tinh tế của từ ngữ, những hình ảnh sống động được miêu tả qua những câu thơ vừa ý nghĩa vừa hài hòa. Trong những bài thơ của Nguyễn Du, biện pháp đối đóng vai trò rất quan trọng để tạo ra sự tương phản và sâu sắc trong hình tượng. Một số câu thơ của Nguyễn Du sử dụng biện pháp đối như: "Hoa đào thắm lắm, mai thâm càng đậm", "Trăng tròn khuyết vẫn là trăng, đêm ngày qua lại vẫn đêm ngày", "Con người trồng rau người ăn, nhân sinh trông cạn nước còn tình". Những câu thơ này khiến cho người đọc phải tựa cảm với những tình cảm sâu sắc và hình ảnh đẹp tinh tế. Bên cạnh đó, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du còn mang đến sự cảm thụ về đời sống, tình cảm và thăng trầm của cuộc đời. Sự đối lập và tương phản trong từng câu thơ càng làm cho người đọc cảm thấy sâu sắc và đẹp mắt hơn. Với những ai yêu thích văn chương và thơ ca, tiếng Việt trong thơ Nguyễn Du chắc chắn là một nét đẹp đặc trưng và duyên dáng đặc biệt trong kho tàng văn học Việt Nam ta.
Âm thanh “long lanh tiếng sỏi” là một thứ âm thanh lạ kỳ, độc đáo. Tiếng sỏi thường sẽ khô, lạch cạch, còn “long lanh tiếng sỏi” giống như miêu tả một vật lấp lánh, dễ vỡ.
- Trong những năm học Tiểu học, em đã làm cán bộ lớp. Điều đó yêu cầu em vừa phải cố gắng học tốt và sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trường, lớp. Điểm số của em luôn đạt loại giỏi và cũng được thầy cô, bạn bè yêu quý.
- Hồi học lớp 2, có giai đoạn em viết chữ rất xấu và ẩu. Bố em dạy dỗ không được, có lần vì tức quá, bố em đã bắt chép phạt bài văn đến khi nào viết sạch đẹp mới được đi ngủ. Hôm đó em đã phải thức rất khuya, tay mỏi nhừ vì chép phạt. Nhưng nhờ đó mà em đã hình thành ý thức viết chữ sạch đẹp đến ngày hôm nay. Em rất biết ơn bố vì đã nghiêm khắc dạy bảo em từ những điều nhỏ nhất.
Câu | Biện pháp lặp cấu trúc | Tác dụng |
a | 1. Lặp cấu trúc trong từng dòng thơ: trăng thương/ trăng nhớ đàn buồn đàn lặng 2. Lặp cấu trúc hai dòng thơ: Trăng thương, trăng nhớ, hơi trắng ngẩn. Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm! | Làm cho cấu trúc câu thơ ngắt thành những nhịp ngắn, mô phỏng tiếng đàn đang bắt đầu tấu lên, rải từng nốt chậm rãi. |
b | 1. Lặp cấu trúc hai câu sau: (1) Sự thật là từ miều thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. (2) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp. 2. Lặp cấu trúc giữa các vế câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Đây là phép lặp cấu trúc cụm chủ vị trong cùng một câu ghép. 3. Lặp cấu trúc hai câu sau: (1) Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. (2) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. 4. Lặp cấu trúc thành phần câu: Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay. 5. Lặp cấu trúc hai cụm chủ vị nòng cốt của hai câu: (1) ... dân tộc đó phải được tự do! (2) Dân tộc để phải được độc lập! 6. Lặp cấu trúc các bổ ngữ: thủ thân và lực lượng tính mạng và của cải. | Tạo giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định những sự thật lịch sử không thể chối cãi. |
c | Lặp cấu trúc: Gió, gió thổi rào rào/ Trăng trắng lay chấp chơi. Đây là phép lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ. | Nhấn mạnh sự chuyển động tươi mới của mọi sự vật trong trời đất. |
d | Lặp cấu trúc: vào một khoảng vườn mà không có hoại đi trong mùa xuân mà không thấy bướm. | Nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của rau cần đối với lượng của món cháo ám. |
Khi nghe tiếng đàn trong một đêm trăng, mọi thứ trở nên huyền ảo hơn, trong không gian le lói ánh trăng, tiếng đàn vang lên nghe cô đơn, u sầu hòa trong màn đêm thinh lặng.