Bài tập: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ “Mây và sóng” (Ta-go)

 “Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từ chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

2 tháng 10 2023

tham khảo

Nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ (5 mẫu) - mẫu 1

Đoạn văn tham khảo

          Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hoàng Trung Thông góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!

Nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các bài thơ (5 mẫu) - mẫu 2

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới. Đó là cách tác giả tạo nên cấu trúc hai đoạn thơ đầu trong bài. Chúng được sắp xếp theo một trình tự: Những điều hấp dẫn đang mời gọi đứa trẻ; Đứa trẻ rất háo hức nhưng nghĩ đến tình cảm mẹ dành cho mình nên đã từ chối. Việc lặp lại hình thức hai đoạn thơ đầu trong bài cũng là một cách lặp rất... thơ! Người đọc tưởng như đến đoạn ba, cũng sẽ tiếp tục là một sự "cám dỗ" nào đó và em bé sẽ vượt qua. Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: "Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung". Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Bài tham khảo: Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa:

Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

5 tháng 11 2024

chịu

 Dàn Ý Ghi Lại Cảm Xúc Về Bài Thơ Những Cánh Buồm:1. Mở đoạn:- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.2. Thân đoạn:a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:- Lòng cha dâng lên nỗi niềm...
Đọc tiếp
 Dàn Ý Ghi Lại Cảm Xúc Về Bài Thơ Những Cánh Buồm:

1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ.
2. Thân đoạn:
a. Cảm xúc về nội dung: Thông qua văn bản, nhà thơ muốn ngợi ca tình cảm gia đình, cụ thể là tình cảm cha con gắn bó, khăng khít.
* Tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con thân yêu:
- Lòng cha dâng lên nỗi niềm hạnh phúc khi dắt tay con đi trên bãi cát "dưới ánh mai hồng". => Cha luôn nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc bên con.
- Đối với con, cha luôn âu yếm, nhẹ nhàng:
+ Cha xoa đầu, mỉm cười nhìn con.
+ Cha từ tốn giải thích cho con sự bao la, rộng lớn của đất trời: "Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà,/ Vẫn là đất nước của ta,/ Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.".
- Cha giống như cánh buồm, luôn che chở, đồng hành cùng con trên bước đường hướng đến tương lai.
- Người cha dâng lên niềm hạnh phúc, vui sướng khi thấy ước mơ của mình ngày trước trong khát vọng, hoài bão của con hiện tại.
* Tình cảm sâu sắc và niềm tin yêu của con dành cho cha:
- Cha là người có thể giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của con: "Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời/ Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?".
- Con mong "Cha mượn cho con buồm trắng nhé,/ Để con đi..." => Lời nói đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con.
b. Cảm xúc về nghệ thuật:
- Yếu tố miêu tả được kết hợp hài hòa với tự sự.
- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: "lênh khênh", "rực rỡ", "rả rích", "phơi phới", "thầm thì",...
- Các biện pháp tu từ độc đáo: điệp ngữ "không", ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Ánh nắng chảy đầy vai".
3. Kết đoạn:
Khái quát được cảm xúc về bài thơ.

0

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ của ông rất chân thực và giàu chất chiêm nghiệm đặc biệt là cảm xúc sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình

13 tháng 3 2023

- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

+ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo làm thơ và giữ nhiều chức vụ quan trọng: Thứ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa V; Ông là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin…

+ Một số tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô (thơ, 1973); Cửa thép (ký, 1972); Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974); Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (thơ, 1990);

+ Đặc điểm thơ văn:  Giàu sức suy tư, cảm xúc dồn nén mang màu sắc chính luận.

- Khi nghĩ về cha mẹ, điều làm em xúc động nhất là sự quan tâm, ân cần và dịu dàng của cha. Cha chăm chút cho em từng chút một cẩn thận và yêu thương vô bờ.

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở...
Đọc tiếp

PHIẾU ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 7 BUỔI 1
Bài 1:Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
   “…Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
                                  (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 7- tập 1)
1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Ai là tác giả?
2. Vấn đề nhật dụng được nêu ra trong văn bản này là gì?
3. Xác định và nêu ý nghĩa các phó từ có trong đoạn trích?
4. Tìm các từ ghép có trong đoạn trích trên.
5. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu “Mẹ sẽ đưa con đến trường, nắm tay con dắt qua cánh cổng rồi buông tay mà nói”. Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn này thuộc kiểu câu gì?
6. Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
7. Vì sao người mẹ lại “không ngủ được”? Những lý do ấy cho em hiểu gì về tình cảm của mẹ dành cho con?  Tình cảm của người mẹ trong văn bản dành cho con gợi lên trong em những cảm xúc gì? Em hãy viết 1 chuỗi khoảng 7 câu ghi lại những cảm xúc của mình.
8. Theo em, “thế giới kì diệu” mà người mẹ nhắc đến trong đoạn trích trên là gì? Vì sao người mẹ lại gọi đó là “một thế giới kì diệu”?
9.  Từ văn bản và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn 5-7 câu nêu lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Đề (1):

Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.

Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:

“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi…”

Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:

“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”

Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.

Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.

Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ, bao gồm cả thế hệ cha và thế hệ con. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.