Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thứ tự kể trong văn tự sự | Kể theo thứ tự tự nhiên (kể xuôi) | Kể theo thứ tự ngược |
Khái niệm | Kể các sự việc liên tiếp nhau, việc gì xảy ra truớc kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết | Đem kết quả hoặc sự kiện hiện tại kể ra truớc, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó |
Tác dụng | Dễ theo dõi, dễ nhớ, dễ hiểu | Gây bất ngờ, gây chú ý, thể hiện tình cảm nhân vật |
Sự việc chính trong truyện Thạch Sanh:
- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch sanh
- Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
- Đi canh miếu và diệt chằn tinh
-Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Hồn chằn tinh và đại bàng báo oán, Thạch sanh bị bắt oan vào ngục.
- Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.
- Thạch Sanh đối đầy với 18 nước.
- Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.
Tác dụng của thứ tự kể trong văn bản thằng Ngỗ là:
- Làm cho người đọc cảm giác cuốn hút.
- Là loại thứ tự kể khó.
Câu 1: Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.
Câu 2: những năng lực cần có khi làm văn miêu tả
Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.
Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.
Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:
– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.
– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.
– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.
– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
Câu 3 : Muốn tả cảnh cần :
+Xác định được đối tượng miêu tả;
+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.
Ví dụ :
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn
a)Những hình ảnh tiêu biểu : Thầy cô giáo, cảnh lớp học (bàn ghế, bảng đen, bàn thầy cô, khẩu hiệu trên tường), các bạn học sinh (ghi đề bài, chuẩn bị làm bài, tư thế viết..) chú ý tả chung cả lớp và tả kĩ một, hai bạn.
b)Thứ tự miêu tả : Có thể theo thời gian. Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, hộp bài cho thầy, cô.
Câu 4 :
Muốn tả người cần:
+Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);
+Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu
+Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự
Ví dụ : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Câu 5 :
* Bố cục bài văn tả cảnh:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:
+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).
+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).
- Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
* Cách miêu tả:
- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)
- Thân bài:
+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..
+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).
Câu 6 :
Bước 1: Tìm hiểu đề
Bước 2: Quan sát tìm ý
Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)
Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
Bước 5: Kiểm tra lại bài.
Ps: phần B mình sẽ để riêng ra nhé !
Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!
2/ - Là trình bay 1 chuỗi các sự vật, sự việc này dẫn đến sự vật, sự việc kia, cuối cùng dẫn đến kết thúc, Thể hiện 1 ý nghĩa
- Dàn ý chung
+ MB: Giới thiệu ccaau chuyện (Hoàn cảnh,không gian, thời gian, nhân vật,...)
+ TB : Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến sự việc
+ KB: Kết thúc câu chuyện ( Có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc 1 chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa )
6/ - Nguyên Nhân
- Diễn biến
- Kết quả
Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.
- Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:
+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới
+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp
+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng
+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.
- Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.
=> Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.
Câu 2:
Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:
+ (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
+ (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;
+ (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;
+ (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;
Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)
Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.
II. Luyện tập
Câu 1:
- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:
+ (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;
+ (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;
+ (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;
+ (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;
+ (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:
+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.
+ Giải thích vì sao hiện nay "tôi và Liên"vui buồn có nhau.
Câu 2: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".
a. Mở bài:
+ Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
+ Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài:
- Cảnh dọc đường đi:
+ Phong cảnh, những nét đặc biệt.
+ Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
- Đến nơi:
+ Hoạt động đầu tiên.
+ Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
- Kết thúc chuyên đi:
+ Chuẩn bị trở về.
+ Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
c. Kết bài:
+ Suy nghĩ về chuyến đi.
+ Mong ước.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, cho biết các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?
Tóm tắt các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
- Một ông lão nghèo đánh cá ven biển, bắt được một con cá vàng, con cá kêu van, hứa trả ơn, ông lão đã thả con cá xuống biển.
- Về nhà, ông lão kể cho mụ vợ nghe, mụ mắng ông là đồ ngốc và bắt ông lão ra biển năm lần để thực hiện các yêu cầu của mình.
- Lần thứ nhất đòi một cái máng mới
- Lần thứ hai đòi một toà nhà rộng
- Lần thứ ba đòi làm nhất phẩm phu nhân
- Lần thứ tư đòi làm nữ hoàng
- Lần thứ năm đòi làm Long Vương, để bắt cá vàng hầu hạ. Cá vàng nổi giận lấy lại tất cả các thứ đã cho, ông lão trở về thấy mụ vợ đang ngồi bậc cửa trong túp lều rách nát bên cạnh cái máng lợn sứt mẻ.
- Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên,... Câu chuyện có sự phát triển và có những hồi kết và đó là bài học quý giá, có nguồn gốc câu chuyện, diễn biến câu chuyện, đỉnh điểm của câu chuyện và kết thúc câu chuyện.
2. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã….Liệu thằng bé có rút được bài học này không?
Thứ tự thực tế của các sự việc trong bài văn đã diễn ra như thế nào? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì?
Trả lời:
Thứ tự của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên đem kết quả của sự việc ra kể trước, tạo bất ngờ, gây chú ý cho người đọc, nổi bật ý nghĩa truyện:
- Ngỗ bỏ học lêu lổng.
- Ngỗ trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin.
- Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu thì không ai đến cứu.
- Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.
3. Ghi nhớ
- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết.
- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể các sự việc đã xảy ra trước đó.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thế ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiếu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thế là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh! Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó. Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thế ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xâu cho Liên. Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...
(Tự thuật của một học sinh)
Câu hỏi: Chuyện được kế theo thứ tự nào? Chuyện kế theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thê nào trong câu chuyện?
Trả lời :
- Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò: Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra. Đồng thời giải thích vì sao hiện nay “tôi và Liên vui buồn có nhau”. Yếu tố hồi tưởng tạo nên mạch kể ngược của câu chuyện, là cơ sở hợp lí cho thứ tự đảo ngược của các sự việc.
Câu 2: (Trang 98 - SGK Ngữ văn 6 tập 1) Cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa". Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Trả lời :
Dàn ý tham khảo
A. Mở bài:
- Lần đầu tiên em được đi xa trong trường hợp nào?
- Giới thiệu lý do tại sao có chuyến đi chơi xa, chuyến đi đó gồm có những ai?
B. Thân bài:
- Nơi xa mà em đến đó là nơi nào? (miền núi, vùng biển, nông thôn, thành thị).
- Chuyến đi đó nhằm mục đích gì? (tham quan hay về nghỉ hè, thăm ông bà)
- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi xa ấy? (con người, phong cảnh, những điều khiến em ấn tượng về nơi đó)
- Chuyến đi ấy đã giúp em rút ra được bài học gì?
- Tâm trạng của em qua chuyến đi ấy?
C. Kết bài:
- Chuyến đi kết thúc ra sao?
- Em mong ước hoặc hi vọng có được một chuyến đi như thế nào trong tương lai?
Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
Câu 1: Tóm tắt các sự việc trong truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá vàng hứa trả ơn, ông thả cá đi mà không đòi hỏi gì cả.
- Theo đòi hỏi của vợ, năm lần ông lão ra biển và kết quả:
+ Lần thứ nhất ông lão ra biển xin cá vàng cái máng lợn mới
+ Lần thứ hai ông lão ra biển xin cá vàng cái nhà đẹp
+ Lần thứ ba ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ được làm nhất phẩm phu nhân
+ Lần thứ tư ông lão ra biển xin cá vàng cho vợ làm nữ hoàng
+ Lần thứ năm ông lão ra biển theo đòi hỏi của mụ vợ xin cá vàng cho mụ ta làm Long Vương, bắt cá vàng phải hầu hạ.
- Vợ chồng ông lão trở lại cảnh nghèo khổ.
=> Các sự việc trong truyện đã được sắp xếp theo thứ tự tăng tiến, thể hiện ở năm lần ông lão ra biển cầu xin cá vàng: mỗi lần đòi hỏi của mụ vợ lại tăng thêm lên, ông lão tội nghiệp hơn, biển phản ứng dữ dội dần lên. Từ đó cho thấy lòng tham vô dộ của mụ vợ đã dẫn đến đến cục: hai vợ chồng ông lão trở lại nghèo như xưa.
Câu 2:
Thứ tự diễn biến các sự việc trong câu chuyện:
+ (1) Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
+ (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu;
+ (3) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;
+ (4) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;
Thứ tự diễn biến thực tế phải là: (4) → (3) → (2) → (1)
Thứ tự đảo ngược này, tạo sự bất ngờ, thú vị, người kể muốn nhấn mạnh ý nghĩa bài học của câu chuyện nên đã kể từ hậu quả xấu ngược lại đến nguyên nhân.
II. Luyện tập
Câu 1:
- Tóm tắt các sự việc theo thứ tự tự nhiên, thực tế:
+ (1) Liên mới ở quê ra, sống cùng khu tập thể với tôi;
+ (2) Tôi ghét Liên vì cô làm tôi kém cạnh;
+ (3) Tôi nghĩ xấu về Liên và đã có hành động không đẹp;
+ (4) Khi tôi vắng nhà, trời mưa, Liên đã rút hộ quần áo vào và đem trả lại;
+ (5) Tôi và Liên trở thành đôi bạn thân.
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện - nhân vật xưng "tôi".
- Sự việc trong câu chuyện được kể ngược: (5) - (2) - (3) - (4) - (5)
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò:
+ Hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra.
+ Giải thích vì sao hiện nay "tôi và Liên"vui buồn có nhau.
Câu 2: Hãy lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa".
a. Mở bài:
+ Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
+ Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài:
- Cảnh dọc đường đi:
+ Phong cảnh, những nét đặc biệt.
+ Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
- Đến nơi:
+ Hoạt động đầu tiên.
+ Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
- Kết thúc chuyên đi:
+ Chuẩn bị trở về.
+ Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
c. Kết bài:
+ Suy nghĩ về chuyến đi.
+ Mong ước.
Kể các sự việc liên tiếp nhau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.