Dòng nào không phải là đặc điểm về hình thức của câu...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2018

Câu tục ngữ: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ

- Ngắn gọn: Số lượng từ: 7 từ

- Thường có vần, nhất là vần lưng: từ “gà” vần với từ “nhà”

- Hai vế đối xứng cả hình thức lẫn nội dung: “ráng mỡ gà” đối với vế “có nhà thì giữ”

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh: hình ảnh “ráng mỡ” ở chân trời báo hiệu trời sắp có mưa bão lớn.

Biểu cảm và cảm nghĩ cũng gần giống nha,nhưng :

 Biểu cảm là dạng văn viết bộc lộ tâm tư tình cảm của người viết về một sự vật sự việc hoặc về người, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh...

Cảm nghĩ là nêu cảm nghĩ của mik về 1 sự vật,sự việc hay 1 người

Bn dựa vào đây tl nhá

 - giống nhau :+ cùng đánh giá sự việc khách quan của mình và người đọc

+thể hiện tư tưởng tình cảm của mình vs sự việc hiện tượng nói đến

-khác :

+cảm nghĩ : có hình thức trái chiều yêu -ghét , xúc động -dửng dưng,ưa thích -không ưa thích .. 

+biểu cảm:khi viết văn biểu cảm chỉ chọn những đặc điểm ,sự việc thuộc tính nào đó có khả năng gợi cảm ,biểu hiện tư tưởng tình cảm của mình

1.Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. 2.Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó. 3.Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau: a/Nghĩa của câu tục ngữ. b*/ Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. c/ Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm...
Đọc tiếp

1.Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

2.Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó.

3.Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau:

a/Nghĩa của câu tục ngữ.

b*/ Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.

c/ Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ.(Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp, ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)

d/ Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

4.Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

- Ngắn gọn

- Thường có vần, nhất là vần lưng

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;

- Lập luậ chặt chẽ, giàu hình ảnh.

Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.

4
25 tháng 4 2017

Câu hỏi 2:

Trong quá trình đọc văn bản, ta nhận thấy 8 câu tục ngữ trong bài có thể chia làm 2 nhóm như sau:

Nhóm 1 là những câu tục ngữ nói về thiên nhiên gồm câu 1, 2, 3, 4. Nhóm 2 là những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất gồm có câu 5, 6,7,8.

Ngoài ra còn có những cách chia khác, tuy vậy cách chia như trên vẫn là hợp lí hơn cả.

Câu hỏi 3:

Câu 1: Đêm tháng năm chưa năm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

- Nghĩa của câu tục ngữ: đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười ngắn. Từ đây ta có thể dễ dàng nhận thấy ngày tháng năm dài, đêm tháng mười dài.

- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ: Dựa vào quá trình quan sát, trải nghiệm nhiều ngày, nhiều đêm, nhiều năm rồi đúc rút thành kinh nghiệm.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm từ câu tục ngữ để sắp xếp công việc, giữ gìn sức khoẻ cho phù hợp với thời gian của mùa đông và mùa hè.

Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- Nghĩa của câu tục ngữ: “mau” nghĩa là nhiều, “vắng” là thưa, ít. Nghĩa của cả câu tục ngữ là: Trời sẽ nắng nếu đêm trước trên bầu trời có nhiều sao, trời sẽ mưa nếu đêm trước ít sao (đây chỉ là kinh nghiệm mang tính tương đôi vì không phải hôm nào trời nhiều sao cũng nắng...)

- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm: Trên trời ít mây do đó xuất hiện nhiều sao và như vậy ngày mai sẽ nắng, ngược lại trời nhiều mây thì ít sao nên ngày mai trời thường có mưa.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm này để đoán thời tiết đang hoạt động sản xuất nông nghiệp và mùa màng.

- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức quan sát bấu trời, trăng, sao để dự đoán thời tiết và sắp xếp công việc hợp lí.

Câu 3: Ráng mỡ gà có nhà thì giữ.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Khi xuất hiện trên trời ráng mỡ gà tức là sắp có bão.

- Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm: Quan sát tự nhiên để dự báo thời tiết.

- Có thế áp dụng kinh nghiệm như trong câu tục ngữ để dự đoán bão.

- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người có ý thức trong việc gìn giừ nhà cửa, tài sản và phòng chông bão lụt.

Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Vào tháng bảy kiến bò ra nhiều là điềm báo sắp có bão lụt xảy ra (kiến là loại côn trùng nhạy cảm khi sắp có mưa chúng thường bò ra khỏi tổ đế di chuyển đến chỗ cao hơn)

- Cơ sở khoa học của kinh nghiệm: Được ông cha ta đúc rút từ việc quan sát thực tế

- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc dự báo thời tiết.

- Giá trị của kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ mùa màng, tài sản và tính mạng của con người.

Câu 5: Tấc đất tấc vàng.

- Nghĩa câu tục ngữ: Đất quý như vàng.

- Cơ sở thực tiền: qua thực tế ông cha ta đã nhận thấy đất đai có giá trị to lớn (đất thường được tính bằng đơn vị mẫu, sào thước, “tấc đất” là một mảnh đất nhỏ, “tấc vàng” lại hàm ý giá trị vật chất, tính bằng vàng).

- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc giữ gìn, bảo vệ và sử dụng hợp lí đất đai vì đất quý như vàng, đất cho lúa, ngô, khoai, sắn đế nuôi sông con người; đất cho cây trồng, vật nuôi giúp cho cuộc sống. Vàng ăn mãi cũng hết còn đất nếu biết khai thác hợp lí thì sê là nguồn lợi còn mãi với con người.

- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai đồng thời nêu cao ý thức về việc cải tạo đất.

Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

- Nghĩa câu tục ngữ: Trong nghề nông thì nuôi cá là đem lại giá trị kinh tế nhất, sau đó đến nghề làm vườn rồi đến nghề làm ruộng. Như vậy, câu tục ngữ cho chúng ta biết về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.

- Cơ sở thực tiễn: Nhận thức được giá trị của các nghề nêu trên ông cha ta đã cán cứ vào giá trị thực tế của các nghề, tuy vậy ở đây nó chỉ có giá trị tương đối.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm câu tục ngữ một cách linh hoạt vi không phải nơi nào câu tục ngử cũng đúng mà phải tuỳ thuộc vào diều kiện tự nhiên của mỗi vùng. (VD: ở miền núi thì nghề làm vườn mang lại giá trị kinh tế nhất, ở vùng đồng băng có thể áp dụng tương tự như trên)

- Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

- Nghĩa câu tục ngữ: Nêu lên thứ tự quan trọng của bốn yếu tô" trong nghề trồng lúa của nước ta. Nước có vai trò quan trọng hàng đầu sau đó mới đến phân và sự chăm chỉ cẩn mẫn của con người, cuối cùng là giống.

- Cơ sở thực tiễn: Thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhất là nghề trồng lúa nước đã có từ lâu đời, mà ông cha ta đã nhận thấy bốn yếu tố cần thiết đó là: nước, phân, sự chịu khó của người lao động và giống. Bôn yếu tố này kết hợp với nhau hài hoà mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp.

- Có thể áp dụng câu tục ngữ vào việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả khác.

- Giá trị của kinh nghiệm: Giúp người dân thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động. Điều đó có ý nghĩa to lớn đôi với nước ta - một đất nước mà phần lớn người dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp.

Câu 8: Nhất thì nhì thục.

- Nghĩa của câu tục ngữ: Nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.

- Cơ sở thực tiền: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.

- Có thể áp dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ.

- Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ đã đưa ra một kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp. Giúp cho người dân nhận thức được trong sản xuất phải biết dựa vào những thuận lợi do thời tiết mang lại, cây trồng sẽ có năng suất cao. Ngoài ra, cũng cần phải làm đất thật kĩ sẽ thuận tiện cho việc gieo trồng,

Câu hỏi 4:

Trong kho tàng văn học giân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một v: quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu của kinh ngh và trí tuệ của dân gian. Tục ngữ Việt Nam thường rất ngắn gọn, đối X nhau cả về nội dung và hình thức, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh.

Thật vậy, đọc - hiếu 8 câu tục ngữ được SGK giới thiệu, ta nhận t tục ngữ râ't ngắn gọn, có câu chỉ có 4 âm tiết như: “Tấc đất, tấc và hay: “Nhất thì, nhì thục”. Dù ngắn gọn, song các câu tục ngữ đã diễn đầy đủ, trọn vẹn một nhận xét, một phán đoán hay đúc kết một quy nào đó.

Các câu tục ngữ đều sử dụng vần, nhất là vần lưng. Chẳng 1 ”mười”- “cười”, “nắng”- “vắng”, “nhà”- “gà”., đã tạo cho các câu tục ngũ nên nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ, dề lưu truyền trong dân gian.

Mặt khác, trong tục ngữ thường có các vế đôi xứng với nhau ci hình thức và nội dung. VD: Mau (dày) sao thì nắng/ vắng sao thì (nắng > < vắng)

Hoặc: Đêm tháng năm/ chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười/ chưa cười đã tối.

(đêm >< ngày, tháng năm >< tháng mười, sáng >< tối)

Chính nhờ phép đối trên đã tạo cho các câu tục ngữ trở nên cân hài hoà, làm nổi bật sự trái ngược giữa ngày và đêm, giữa mùa hỉ mùa đông, nhân mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệ mưa, nắng. Qua đó, phép đôi cũng làm cho câu tục ngữ trở nên dễ nói nghe, dễ đi vào lòng người.

Một đặc điểm hết sức nổi bật của tục ngữ là lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. VD: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.” Với kết cấu là xứng và đối lập nhau theo từng vế, cấu trúc theo điều kiện - giả thiết: kết quả tạo nên sự chặt chè, dứt khoát và khẳng định. Kết cấu đó làm cho sự lập luận của tác giả dân gian được chặt chẽ và hàm xúc.

Bên cạnh việc lập luận chặt chẽ, các câu tục ngữ còn có cách nói hình ảnh. Bằng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như ẩn dụ, phóng tác giả dân gian đã nhấn mạnh vai trò của đất đai đối với người nông dân: “Tấc đất, tấc vàng”. Hoặc với biện pháp nói quá: “chưa nằm đã sáng”, “chưa cười đã tối”, người dân lao động xưa đã đưa ra một nhận xét thú vị về so sánh sự thay đổi thời gian ngày, đêm giữa các tháng.

Như vậy, có thể khẳng định: Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt nhừng kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ây là bài học thiết thực, là hành trang của nhân dân lao động.

26 tháng 4 2017

1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.
2. Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:
- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.
- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.
3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:
(1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
- Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.
- Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.
- Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,...
- Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.
(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
- Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.
- Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.
- Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.
(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
- Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.
- Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.
(4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.
- Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.)
Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.
(5) Tấc đất tấc vàng
Đất được coi quý ngang vàng.
Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).
Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.
Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).
(6) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,... Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.
Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.
(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.
Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.
(8) Nhất thì, nhì thục.
Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.
Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.
4. Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:
Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.
Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà,nhà thì giữ.
Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,...

21 tháng 12 2021

thể thơ lục bát ,ptbđ là biểu cảm

chủ đề là thể hiện tình cảm của người đi xa quê

thành ngữ là dãi nắng dầm mưa,thể hiện sự vất vả khó khăn

Trong gia đình, người tôi mà tôi yêu quý nhất là mẹ. Mẹ là người đã chăm sóc và lo lắng cho tôi từ nhỏ đến lớn, người đã dành cả cuộc đời vì tôi, yêu thương tôi nhất trên đời . Mẹ ơi, liệu trong trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con như mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng coni như mẹ không? Vâng! Mẹ, tình mẹ, đó là những thứ quý giá và...
Đọc tiếp

Trong gia đình, người tôi mà tôi yêu quý nhất là mẹ. Mẹ là người đã chăm sóc và lo lắng cho tôi từ nhỏ đến lớn, người đã dành cả cuộc đời vì tôi, yêu thương tôi nhất trên đời . Mẹ ơi, liệu trong trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con như mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng coni như mẹ không?

Vâng! Mẹ, tình mẹ, đó là những thứ quý giá và thiêng liêng nhất trên đời,là sự bao la mà không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được. Mỗi tôi người chúng ta ai sinh ra cũng đều có mẹ. Mẹ là người đã chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau sinh ra ta, cho ta cuộc sống này.

Cuộc đời của mẹ đã cực khổ nhưng khi hai chị em tôi ra đời,mẹ còn khổ hơn.

Từ khi chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, tôi đã may mắn nhận được vòng tay che chở, âu yếm của mẹ. Mẹ luôn là người dành cho tôi nhiều tình yêu thương nhất. Thời gian mới đó mà trôi nhanh quá, xuân này mẹ đã bước vào tuổi 50 rồi. Những nếp nhăn trên khuôn mặt mẹ giờ đang dần hiện ra. Có thể với ai đó, mẹ không phải là người đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, nhưng với tôi, mẹ là đẹp nhất! Mẹ không cao, không có khuôn mặt trái xoan và đôi mắt bồ câu như người khác mà mẹ chỉ có vẻ đẹp của trí tuệ,của tâm hồn. Đôi bàn tay của mẹ gầy guộc, nổi đầy những gân xanh. Nhưng cũng nhờ đôi bàn tay ấy mà tôi có được những giấc ngủ ngon, có những bữa ăn ngon lành… Mỗi khi cầm đôi bàn tay mẹ, lòng tôi lại cảm thấy thương mẹ vô cùng!
Trong mắt của một đứa tôi nít như tôi, thì mẹ sinh ra là để chăm sóc cho tôi. Tôi chưa bao giờ tự hỏi lòng mình rằng tại sao mẹ lại hy sinh vì tôi nhiều như thế, tại sao mẹ lại làm tất cả vì tôi, tại sao mẹ lại không lo cho cuộc sống riêng của mình…? Có lẽ vì mẹ là mẹ của tôi!. Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng,. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận, hối hận vì những lần mình đã làm mẹ buồn,mẹ khóc, mẹ lo lắng cho tôi đến bạc cả tóc.

Giờ tôi đã là cô nữ sinh trung học ,Tôi cứ ngỡ kể từ bây giờ mẹ sẽ đỡ khổ nhọc hơn ngày nào. Tôi cứ ngỡ rằng mẹ sẽ không còn khổ nữa, sẽ không còn cảnh mẹ đi khâu vá từng cái áo cho tôi, viết thật đẹp những cái nhãn vở để tôi đi khoe với bạn bè,…. ., thế nhưng tôi vẫn nhận được sự chăm sóc, yêu thương của mẹ như ngày còn thơ bé. Mẹ vẫn chăm lo cho tôi từng chút một, từ bữa ăn cho đến việc học hành. Mẹ luôn an ủi, ở bên động viên tôi mỗi khi tôi vấp ngã; chia sẻ niềm vui cùng tôi những lúc tôi đạt được thành công. Tôi thấy mình thật hạnh phúc và may mắn làm sao khi luôn có mẹ kề bên . Ngày ngày, tôi lại lớn lên nhưng tính cách của tôi vẫn ko thay đổi. Mổi lần hai chị em tôi nạnh nẹ nhau công việc nhà, mẹ lại âm thầm làm những việc ấy mà ko than phiền gì. Tôi biết những lúc như thế mẹ rất buồn vì tụi tôi ko hoàn thuận, ko ngoan.

Khi tôi lớn lên, mẹ sẽ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình hơn. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng, viết sao cho thật thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở, quần áo gọn gàng ngăn nắp để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy tôi gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy tôi nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”, mẹ tôi nấu ăn ngon lắm, ngon mà ai cũng phải ấm tắt khen.

Hồi đó tôi rất hay làm mẹ buồn. Lần mà tôi nhớ nhất là khi tôi biết được mật khẩu ổ khóa tủ của mẹ, tôi hay lén mở tủ khi mẹ đi làm để xem đồ trang điểm hay lấy tiền mua quà vặt. Mẹ thường để tiền trong một cái bóp rồi cất trong tủ để tiết kiệm. Vì không sống chung với bố nên mẹ trở thành trụ cột tài chính của gia đình, số tiền lương ít ỏi của mẹ đủ để nuôi ba mẹ con còn dư ra một ít mẹ để dành tiết kiệm vậy mà tôi đã lấy đi biết bao nhiêu tờ tiền từ mồ hôi nước mắt của mẹ. Mỗi ngày tôi một lớn, tôi lại biết suy nghĩ hơn và không lập lại hành động xấu hổ đó nữa nhưng tôi vẫn chưa đủ dũng cảm để nhận lỗi với mẹ.

Từ trước đến giờ mẹ luôn là người hy sinh cho con, mẹ chưa hề nghĩ gì đến bản thân mình cả, mẹ cũng chưa bao giờ đòi tôi phải trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu! Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Mẹ ơi có lẽ con là người hạnh phúc nhất trên đời khi có mẹ là mẹ của con. Con cảm ơn mẹ rất nhiều vì những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con. Mặc dù con chưa được việc gì lớn cho mẹ ngoài cố gắng học tốt nhưng Mẹ ơi,con sẽ ngoan hơn, con không làm mẹ buồn nữa đâu.

< Các bạn nhận xét, cho điểm giúp mình nghen!!!>

3
27 tháng 12 2016

Bài của bạn mình thấy có rất nhiều ý hay. Tuy nhiên, lối hành văn của bạn còn hơi cứng. Câu văn cũng chưa được mượt mà, chưa bộc lộ được nhiều cảm xúc. Nếu đề bài là: "Kể về mẹ". Thì mình sẽ cho bài của bạn 9đ. Nhưng đề TLV số 3 của lớp 7 là "Biểu Cảm về mẹ", vậy nên bài văn của bạn phải chú trọng về biểu cảm chứ đừng kể nhiều quá. Vì đề là biểu cảm nên mình chỉ cho bạn 7,5 (bài văn của cậu có nhiều ý hay lắm! Chỉ cần cậu chú trọng và bộc lộ một tí cảm xúc nữa mình chắc cậu sẽ được điểm 9 >_^)

27 tháng 12 2016

Bài viết khá tốt thanghoa 9 điểm

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghétgiặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phươngnhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Có ý kiến cho rằng: Doạn vCó ý kiến cho rằng: Doạn văn trên là mẫu mực về lập luận ( trình bày, sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này ko?Nếu có, hãy chỉ rõ

 

0

Năm nay tôi học lớp 6 có biết bao thầy giáo, cô giáo đã dạy cho tôi biết cảm nhận cái đẹp, những góc nhìn cuộc đời dưới nhiều con mắt khác nhau mà tôi đều vô cùng ghi nhớ, mang ơn. Nhưng có lẽ người giáo viên mà tôi cảm thấy gần gũi, yêu thương như có sợi dây đồng cảm vô hình liên kết giữa tôi và cô chính là cô Nguyễn Thị Minh Hằng – cô giáo chủ nhiệm của tôi. Ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6, biết tin giáo viên chủ nhiệm là một cô giáo giảng dạy bộ môn tiếng anh, tôi hơi hồi hộp, tò mò và có cảm giác thinh thích là lạ như linh cảm về một cô giáo mà sau này với tôi là một người mẹ hiền từ, tình cảm.

Cô có dáng người dong dỏng cao. Em cũng không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Nước da cô trắng hồng, mái tóc đen mượt óng ả luôn được buông xuống quá vai. Thỉnh thoảng, những làn gió mát thổi qua làm những gợn mây trên mái tóc ấy bồng bềnh nhấp nhô như sóng gợn. Đôi mắt cô to và đen lay láy ẩn dưới cặp lông mày thanh mịn. Em cứ tưởng như lúc nào cô cũng trang điểm nhưng kì thực không phải. Khuôn mặt cô trắng mịn như được thoa một lớp phấn hồng. Nụ cười luôn nở trên đôi môi hồng tươi mỗi khi tiếp xúc với mọi người, càng tôn thêm vẻ đẹp lộng lẫy của cô. Mỗi lúc cô nói chuyện, hay giảng bài trên lớp thì giọng cô phát ra âm hơi khàn khàn rất thu hút người nghe.

Mỗi ngày đến trường đối với tôi là một ngày vui, niềm vui ấy khó để diễn tả được. Tôi được đi học, được vui chơi với bạn bè, được cô giáo quan tâm chăm sóc. Cô giáo như người mẹ thứ hai của tôi, người mẹ hiền từ phúc hậu, dạy tôi những điều hay lẽ phải, biết cố gắng học tập, biết yêu thương mọi người. Đối với mọi học sinh dù là ngoan ngoãn hay nghịch ngợm cô đều dành tình cảm quan tâm sâu sắc. Suốt cả năm học cô tận tâm dạy dỗ chúng tôi. Có những bài giảng rồi mà chưa hiểu, cô từ từ giảng lại chậm và kĩ hơn cho đến khi chúng tôi thực sự hiểu rồi mới chuyển sang phần luyện tập. Người mẹ hiền từ ấy, đôi khi cũng rất nghiêm khắc răn dạy chúng tôi. Đó là khi chúng tôi sai, là khi lười biếng không học bài hay chưa ngoan. Những lúc như thế, tôi hiểu rằng, vì cô muốn chúng tôi tốt hơn, ngoan hơn mà thôi. Tấm lòng của cô dành cho chúng tôi thật không có lời nào tả hết được.

Ngày 20/11 đang đến gần, trong lòng tôi với biết bao cảm xúc: là sự trân trọng đối với những người mẹ hiền từ, 2000 những người suốt cả cuộc đời chở hết lứa học sinh này đến lứa học sinh khác đến bến bờ tương lai. Tôi cũng có một người mẹ hiền – đó là cô giáo tôi. Tôi muốn gửi thật nhiều lời tri ân, lời cảm ơn chân thành, tình cảm gắn bó của tôi đến với cô. “ Cô ơi, con xin hứa sẽ cố gắng học tập ngoan ngoãn để không phụ công cha mẹ thầy cô. Cuối cùng con xin chúc cô và gia đình mạnh khỏe hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống và cô trò mình mãi gắn bó thân thiết, cô nhé!!”

27 tháng 8 2021

Tham khảo nha

Trong cuộc đời mỗi con người, để thành công thì không thể nào thiếu đi những bóng dáng người thầy. Người xưa đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong tim em cũng có một người thầy cho riêng mình. Đó chính là thầy Minh - thầy giáo dạy môn Toán của tôi.

Thầy năm nay cũng đã gần bốn mươi. Thầy rất cao, khoảng 1m75. Khuôn mặt đầy nét cương nghị. Thầy thường mặc áo sơ mi trắng khi đi dạy, quần âu, dép xăng đan đơn giản. Mùa đông, thầy mặc một cái áo gió bên ngoài nữa là ổn. Tóc thầy còn đen, chưa bạc cái nào. Thầy quanh năm chỉ để một kiểu tóc, không hề thay đổi. Thầy có nụ cười rất duyên. Mỗi khi thầy cười, cả lớp cũng muốn cười theo. Em chưa thấy thầy bật cười thành tiếng bao giờ, chỉ là một nụ cười mỉm nhẹ. Mỗi lần cười, ánh mắt và gương mặt thầy đều bừng sáng. Làn da trắng cũng ửng đỏ lên trên gương mặt thầy mỗi khi cười. Thầy rất tâm huyết với học sinh. Thầy luôn cố gắng tìm tòi những bài toán hay, lạ để thúc đẩy sự phát triển về toán học của chúng em.

Từ ngày thầy mới tiếp nhận dạy môn Toán của lớp, em yêu Toán hẳn. Thầy đã truyền được cái lửa, cái tình yêu toán học của mình cho chúng em. hàng ngày thầy đến lớp, bước vào với một tâm thế đầy lửa của một người thầy yêu học trò. Cái thước dài để thầy vẽ hình lúc nào cũng có mặt. Tay thầy cầm phấn rất đẹp. Những nét chữ uyển chuyển được viết lên bảng một cách nhanh chóng. Chữ thầy rất rõ ràng, thầy vẽ hình, viết con số cũng rất đẹp.

Em rất yêu quý thầy bởi cái tâm thế của người dạy học. Những tâm huyết của thầy luôn là món quà vô giá mà thầy đã dành cho chúng em.