Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!!!
- Hoàn cảnh: sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh. Lợi dụng cơ hội đó, cuối năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân ồ ạt tràn vào nước ta.
- Diễn biến chính:
+ Trước thế mạnh của giặc Thanh, quân Tây Sơn chủ động rút lui khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng và gấp rút xây dựng phòng tuyến thuỷ bộ ở Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy 5 đạo quân Tây Sơn, tiến về Thăng Long.
+ Từ đêm 30 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn lần lượt tiêu diệt các đồn luỹ của quân Thanh đóng ở phía nam Thăng Long. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, cánh quân do Quang Trung chỉ huy tiến đánh và hạ đồn Ngọc Hồi. Cùng thời gian này, đạo quân của Đô đốc Long tấn công và hạ dồn Đống Đa.
- Kết quả: Quân Thanh nhanh chóng tan vỡ. Tôn Sĩ Nghị hốt hoảng tháo chạy về nước.
- Ý nghĩa:
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của dân tộc.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, bất khuất đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Anh.
Đến đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp len, dạ. Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của phường hội. Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.
- Tiền đề kinh tế dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
Giữa thế kỉ XVI, công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa tại 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ ngày một thể hiện sự phát triển vượt bậc rõ rệt. Các công trường thủ công phổ biến mạnh mẽ ở phía Bắc.Còn ở miền Nam, kinh tế về đồn điền, trang trại được đầu tư và có những chuyển biến rõ rệt.
- Tiền đề kinh tế dẫn đến cách mạng tư sản Pháp.
Cuối thế kỉ XVIII, công - thương - nghiệp ở Pháp đã rất phát triển, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Các trang thiết bị, máy móc được sử dụng ngày một nhiều với những cải tiến phù hợp với nhu cầu sản xuất. Còn về ngoại thương có bước tiến mới, các công ty ở Pháp đẩy mạnh thị trường buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhiều nước châu Âu và châu Á.
- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
+ Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á; giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo,…
Tham khảo:
- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Anh:
+ Đầu thế kỉ XVII, Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Sác-lơ I. Nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán và là chỗ dựa của tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh.
+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới.
- Tiền đề chính trị dẫn đến chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
+ Đến giữa thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa dọc theo bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mỹ. Chính phủ Anh thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ. Ví dụ như: đạo luật về ruộng đất năm 1763 ngăn cấm dân di cư về phía tây; các sắc luật về thuế mới năm 1764 đánh vào hàng nhập cảng; luật tem thuế năm 1765 đánh vào các hàng nhập khẩu,...
+ Những chính sách cai trị và đạo luật hà khắc của thực dân Anh đã xâm phạm đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của Bắc Mỹ, làm cho quan hệ giữa chính quốc với nhân dân thuộc địa ngày càng trở nên căng thẳng.
- Tiền đề chính trị dẫn đến cách mạng tư sản Pháp:
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.
+ Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế đã kìm hãm sự phát triển của đất nước, gây nên những bất bình sâu sắc trong nhân dân đồng thời cản trở việc kinh doanh làm giàu của giai cấp tư sản.
Tham khảo!!!
♦ Cải cách về kinh tế:
- Năm 1477, Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.
+ Chính sách lộc điền ban cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tử phẩm theo quy chế thống nhất.
+ Chính sách quân điền phân chia ruộng đất công cho các hạng từ quan lại, binh lính, dẫn định đến người tàn tật, phụ nữ goá, trẻ mồ côi,..
- Nhà nước cũng thực hiện chính sách khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.
♦ Cải cách về văn hoá:
- Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.
- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới.
+ Quốc Tử Giám được trùng tu, mở rộng trên quy mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện.
+ Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì thi Hương, thi Hội, thi Đình định kì.
+ Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, vinh quy bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Tham khảo!!!
- Minh Mạng từng bước hoàn thiện bộ máy chính quyền trung ương. Hệ thống cơ quan chủ chốt của triều đình gồm: Viện cơ mật, Nội các, Đô sát viện, Lục bộ, Lục khoa, Lục tự, các cơ quan chuyên môn. Bên cạnh đó là các chức quan đại thần.
- Nội các, Đô sát viện và Cơ mật viện có vai trò đặc biệt quan trọng:
+ Nội các: thành lập năm 1829 trên cơ sở Văn thư phòng, có nhiệm vụ giúp vua khởi thảo văn bản hành chính, tiếp nhận và xử lí công văn, coi giữ ấn tín, lưu trữ châu bản.
+ Đô sát viện: thành lập năm 1832, có nhiệm vụ can gián nhà vua và giám sát, vạch lỗi các cơ quan, quan lại các cấp từ trung ương đến địa phương, giám sát việc thi hành luật pháp và quy định của triều đình.
+ Cơ mật viện: thành lập năm 1834, có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội.
- Quyền lực tập trung vào tay nhà vua, chế độ giám sát được chú trọng và tăng cường.
+ Lục khoa có nhiệm vụ giám sát Lục bộ và các cơ quan;
+ Ở kinh đô có Giám sát ngự sử 16 đạo (phụ trách giám sát các địa phương).
- Hệ thống văn bản hành chính được chuyên môn hoá và quy định chặt chẽ. Việc xét xử và giải quyết kiện tụng cũng được quan tâm đặc biệt.
Tham khảo!!!
- Dựa trên cơ sở vị trí địa lí, điều kiện kinh tế, cư dân sinh sống, hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam Việt Nam thường được chia thành:
+ Hệ thống đảo tiền tiêu. Ví dụ: Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,...
+ Các đảo lớn. Ví dụ: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm,...
+ Các đảo ven bờ. Ví dụ: các đảo thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ,...
+ Hai quần đảo xa bờ là: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khoảng từ 15°45'B đến 17°15'B và từ 111°Đ đến 113°Đ, trải rộng trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000 km2; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 170 hải lí và cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí.
- Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa trên 200 hải lí về phía đông nam, nằm trong khoảng từ 6°50'B đến 12°0'B và từ 111°30'Đ đến 117°20’Đ, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí.
Tham khảo!!!
- Từ khoảng những năm 30 của thế kỉ XVIII, xã hội Đại Việt từng bước lâm vào khủng hoảng:
+ Ở Đàng Ngoài: chính quyền Lê - Trịnh suy thoái, không chăm lo đời sống nhân dân. Nhiều năm mất mùa, đói kém. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục bùng nổ, đặc biệt là dưới thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740).
+ Ở Đàng Trong: năm 1765, Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa khi còn nhỏ tuổi. Đại thần Trương Phúc Loan thao túng mọi việc, tham lam vô độ. Tầng lớp quý tộc, quan lại ở Đàng Trong sống hưởng lạc, xa xỉ. Do chế độ thuế khoá nặng nề và ngoại thương suy tàn, nền kinh tế Đàng Trong rơi vào khủng hoảng. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc. Ở nhiều nơi đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của dân nghèo, người dân tộc thiểu số.
=> Trong bối cảnh đó, phong trào Tây Sơn đã nổ ra.
- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam:
+ Việt Nam nằm ở Đông Nam Á - khu vực được coi là ngã tư giữa lục địa Á - Âu và châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trên tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời và quan trọng giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
+ Liền kề Trung Quốc, án ngữ Biển Đông, lại nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo nên Việt Nam là địa bàn “tiền tiêu” của Đông Nam Á từ phía bắc, là “cửa ngõ” để tiến vào bán đảo Trung - Ấn từ phía đông và Trung Quốc từ phía nam.
=> Với vị trí chiến lược nổi bật, trong nhiều thế kỉ, lãnh thổ Việt Nam thường xuyên là đối tượng nhòm ngó, can thiệp hoặc xâm lược của các thế lực bên ngoài. Trong suốt tiến trình lịch sử, Việt Nam là địa bàn cạnh tranh địa chính trị, xác lập và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới.