Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Đây là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, được trích trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, năm 1961. Tinh thần đoàn kết một lòng luôn thể hiện sâu sắc trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, tạo nên sức mạnh vô địch, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Hiện nay, đoàn kết thể hiện ở sự thống nhất trong toàn Đảng, các cấp, các ngành, các địa phương nhằm thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những ngày qua, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới và diễn biến phức tạp ở Việt Nam, chúng ta lại thấy ở các địa bàn trong toàn quốc, từ thành thị đến nông thôn, từ biên giới ra hải đảo luôn sáng lên tinh thần đoàn kết chống dịch trong bức tranh tối màu và u ám của đại dịch đã rất lâu mới xuất hiện trên quy mô toàn cầu. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự hưởng ứng của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân trong thực hiện chủ trương, đường lối “chống dịch như chống giặc”, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 và sẵn sàng chấp nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể chậm lại khi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng. Sự lựa chọn này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, cả hệ thống chính trị và toàn dân đang đoàn kết một lòng thực hiện nghiêm túc chủ trương cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16-CT/TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương trong chiến dịch phòng, chống COVID-19. Đó là sự đoàn kết của đội ngũ chiến binh áo trắng không quản ngại hiểm nguy, có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào để chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân, tổ chức xét nghiệm và cách ly những người nghi nhiễm. Phối hợp hiệp đồng với đội ngũ y bác sĩ là lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các cơ quan thông tin truyền thông, các ban, ngành, đoàn thể quần chúng và các lực lượng khác có liên quan đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tại các chốt gác, khu vực cách ly ở khắp các tuyến, địa bàn trong cả nước. Tinh thần đoàn kết thể hiện qua những nghĩa cử cao đẹp của đội ngũ cán bộ trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp và các cá nhân đã chung tay đóng góp; người nhiều, người ít tổng cộng hàng trăm tỷ đồng và nhiều loại thiết bị y tế cần thiết như khẩu trang, máy thở, quần áo bảo hộ y tế... Ngày ngày, lại có những tấm gương nhân ái, người tốt, việc tốt ở khắp các địa bàn, được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện sự đoàn kết trong phòng, chống dịch bệnh, nào như: Gói hỗ trợ của Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng; các ngân hàng giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh; hình thành các điểm tặng thực phẩm hàng ngày với khẩu hiệu “Ai cần cứ đến lấy, nếu khó khăn hãy cứ đến lấy, hãy lấy một gói mì tôm mỗi ngày”; thành lập các điểm phát khẩu trang miễn phí; nhắn tin ủng hộ quỹ phòng, chống dịch COVID-19... Phải thấy rằng đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái. Càng trân trọng hơn khi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong bối cảnh đại dịch lây lan toàn cầu. Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam đã lan tỏa và vượt ra ngoài biên giới để cùng chung sức với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Mặc dù còn khó khăn nhưng Việt Nam đã có những hành động hết sức thiết thực, điển hình như tham gia ủng hộ tiền, vật tư y tế, khẩu trang cho các nước láng giềng là Trung Quốc, Lào, Campuchia để phòng, chống dịch. Đồng thời, tích cực phối hợp với cơ quan chức năng các nước trong vấn đề bảo hộ công dân nước ngoài ở Việt Nam và công dân Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến phòng, chống dịch bệnh. Những ngày qua, liên tục các trường hợp người nước ngoài ở Việt Nam dương tính với vi rút SARS-CoV-2 được điều trị và chữa khỏi. Những người này đã cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, chữa trị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời cảm thấy may mắn khi trong những ngày dịch bùng phát họ được có mặt ở Việt Nam, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tính mạng và sức khỏe của họ được bảo đảm hơn. Bên cạnh đó, với kết quả đạt được rất đáng khích lệ đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang chia sẻ những kinh nghiệm quý rút ra nhằm giúp các nước tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh. Như vậy, có thể thấy tinh thần đoàn kết dân tộc đã và đang được khơi dậy và phát huy cao độ những ngày qua trong nỗ lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới, nhất định dịch bệnh sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi.
Tham khảo
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp ngày nay, chúng ta luôn thấy được những hành động đẹp đẽ của con người với nhau, trong đó có những đội ngũ y tế phải miệt mài, làm việc ngày đêm không nghỉ để mong được một ngày dịch bệnh sẽ qua đi và mọi người quay về lại cuộc sống như trước. Trong những ngày tháng qua, chúng ta đã thấy những đội ngũ y bác sĩ phải gồng mình lên, không kể gian khổ mà chăm sóc những người bị nhiễm bệnh.Những y bác sĩ đó là những người có chuyên môn cao về y tế, có tri thức, sẵn sàng hi sinh để cứu dân, cứu nước, không ngại khó khăn mà tình nguyện lao vào những tâm dịch và kết quả lúc nào cũng không làm chúng ta thất vọng về họ.Em nghĩ rằng những học sinh hay những người dân như chúng ta cần ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân," Ai ở đâu,ở yên đó", để những đội ngũ y bác sĩ không cảm thấy áp lực mà còn có tinh thần chiến đấu với dịch bệnh. Chúng ta cần chung tay để bảo vệ sức khỏe, chung tay đẩy lùi covid và chiến thắng đại dịch
Trong những ngày đau thương nhất của đất nước (2-9-1969) khi: “Bác đã lên đường, theo tổ tiên/ Mác – Lênin, thế giới Người Hiền” (Tố Hữu: “Bác ơi!”), đã xuất hiện những bài thơ nóng hổi thời sự và sâu nặng tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đó là những thi phẩm vượt qua được sự thử thách của thời gian.
Trong số đó, bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như để lại một ấn tượng sâu sắc, đậm đà về tình cảm của những chiến sỹ Cảnh vệ trong một lễ tang lớn có nhiệm vụ bảo vệ thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Gọi họ là những tiêu binh cũng đúng. Gọi họ là những chiến sỹ Cảnh vệ cũng đúng. Gọi họ là những người thầm lặng làm nhiệm vụ vinh dự nhất, càng đúng. Ai đã từng đặt chân đến đất nước Liên Xô (trước đây), đã dừng chân ở thủ đô Moskva, đã từng chiêm ngưỡng Lăng Lênin trên Quảng trường Đỏ, thì sẽ có cái cảm xúc tương tự khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thủ đô Hà Nội.
Đó là những không gian lí tưởng bởi sự yên tĩnh tuyệt đối, bởi sự phối cảnh tuyệt vời giữa tự nhiên và nhân tạo. Và hơn hết là nơi tập trung trí tuệ và tình cảm của cả một dân tộc khúc xạ qua lãnh tụ anh minh của mình. Đó là trung tâm văn hóa tâm linh. Đó là nơi lịch sử ngưng đọng.
Bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như mở đầu bằng chính câu thơ của Người viết “Trăng vào cửa sổ đòi thơ” (trong bài “Tin thắng trận”, 1948). Ngày Bác Hồ ra đi vĩnh viễn, đó là một sự thật. Nhưng nhà thơ trong vai một chiến sỹ Cảnh vệ thì lại thấy dường như “Bác vừa chợp mắt, xin chờ trăng ơi”. Cái cảm giác này là có thật khi nhà thơ Việt Phương cũng viết: “Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi” (“Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”).
Trong không gian Hội trường Ba Đình lịch sử ngày ấy, hàng triệu người Việt Nam còn lưu giữ trong ký ức: Bác Hồ nằm đó, yên nghỉ giấc ngàn thu sau 79 mùa xuân sống và cống hiến toàn bộ sức lực, tình cảm và trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhà thơ trong vai một người chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được tiếp cận bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã như cố gắng nói thật nhỏ với mọi người: “Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa/ Trăng trăng ơi, hãy yên lặng cúi đầu/ Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu/ Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ”.
Ngày ấy hàng vạn người đi viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình lịch sử. Trong không khí đau thương và trang nghiêm, kính cẩn ấy, người chiến sỹ Cảnh vệ gánh vác một nhiệm vụ vô cùng quan trọng – giữ trật tự, bình yên cho cuộc lễ tang tiễn đưa một người con vĩ đại nhất của dân tộc về nơi an nghỉ cuối cùng.
Không hẳn là mệnh lệnh phát ra từ các phương tiện kỹ thuật, mà là mệnh lệnh của trái tim: “Hỡi ai đó không được rời đội ngũ/ Theo hàng hai đi lặng lẽ tiến dần/ Đừng khóc òa, hãy rón rén bàn chân/ Bước nhẹ nữa, Bác Hồ vừa chợp mắt”.
Trong không gian tuyệt đối yên tĩnh và linh thiêng đó đã có nhiều nước mắt tiễn đưa (như nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa” trong bài thơ “Bác ơi!”), đã có những tiếng khóc được kìm nén.
Nhà thơ trong vai người chiến sỹ Cảnh vệ đã trước hết biết tiết chế tình cảm của mình để thi hành nhiệm vụ. Anh chia sẻ trong đau đớn khôn nguôi: “Hỡi ai đó, cắn chặt môi, hãy cố/ Đừng để cho tiếng nấc động tai Người/ Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi”.
Nhưng không phải vì cần tập trung ý chí làm nhiệm vụ thiêng liêng được giao mà người chiến sỹ Cảnh vệ không kịp nhận ra vẻ đẹp của Người. Ngay lúc này đây anh vẫn cảm nhận được: “Bác nằm đó bộ kaki Bác mặc/ Chưa kịp thay, Người vừa ngả lưng nằm/ Nếu ta đoán không lầm, Bác vừa mới đi thăm/ Một xóm thợ, xem nơi ăn, chốn nghỉ/ Nhưng không phải – vì khi ta ngắm kỹ/ Trên má Bác Hồ còn in dấu chiếc hôn/ Các cháu nhi đồng lớp học đầu thôn/ Được Bác ghé thăm, Bác cho bá cổ”.
Cái điệp khúc “Bác Hồ vừa chợp mắt ngủ đó thôi” đã biến bài thơ không phải là tiếng khóc đau đớn tiễn đưa một Con Người viết hoa về cõi vĩnh hằng, mà thành lời tâm sự chân tình, chân thành nhất của một người con với Người Cha như là đang yên lặng nghĩ suy trong tư thế – hóa thân vào đất trời.
Có nghẹn ngào đau đớn đi chăng nữa thì nước mắt cũng không làm mờ được hình ảnh Bác Hồ trong tâm khảm người chiến sỹ Cảnh vệ: “Trước giường Bác, ta nghẹn ngào đứng ngắm/ Mái tóc bạc lẫn với màu gối trắng/ Râu Bác thưa cũng bạc trắng một màu/ Ta muốn làm đứa con nhỏ vuốt chòm râu/ Từng sợi bạc dãi dầu, sương, nắng, gió/ Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ/ Người quên Người, dành hết thảy cho ta”.
Đau thương là có thật và vô hạn, nhưng đau thương không làm người sống nhụt chí khí. Trái lại đau thương cho ta thêm sức mạnh khi thấm thía rằng Bác Hồ luôn luôn bên cạnh chúng ta “Hỡi ai đó xiết chặt thêm đội ngũ/ Người vẫy ta kia, môi Bác mỉm cười/ Bác giữa Ba Đình rực rỡ nắng tươi/ Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống/ Bác dẫu ngủ, kẻ thù đừng hi vọng/ Ánh sáng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đời/ Bác thức tỉnh ta: giữ lấy kiếp người/ Ta thức tỉnh, nguyện bên Người vĩnh viễn”.
Sinh thời Bác Hồ canh cánh một nỗi niềm mênh mang có được cơ hội vào thăm đồng bào miền Nam – Thành đồng Tổ quốc – đi trước về sau, đang ngày đêm gian khổ đánh giặc cứu nước. Bác Hồ đã mỗi sáng cùng những chiến sỹ Cảnh vệ tập võ thuật để nâng cao sức khỏe. Đã có bức ảnh đẹp về những thế võ điêu luyện được Bác Hồ thể hiện.
Nhà thơ Việt Phương trong bài thơ “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương” đã viết: “Con biết lòng Người quyết sống cho miền Nam/ Con biết lòng Người quyết sống cho Việt Nam và thế giới”. Vì thế mà “Ngoài bảy nhăm, Bác vẫn thường ném bóng/ Cái gạt tàn thuốc lá đã hàng năm thôi không nóng trên bàn/ Mỗi ban mai Bác luyện chân như ngày xưa tập trèo sườn núi vắng”.
Trở lại bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” của nhà thơ Hải Như. Sẽ có người đặt câu hỏi, đó có phải là bài thơ được viết trực tiếp từ tấm lòng và tâm tình của một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được trực tiếp bảo vệ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lễ tang Người?
Như đã nói ở trên, đây là bài thơ của nhà thơ Hải Như. Nhà thơ hòa vào nỗi đau thương lớn của Nhân Dân ngày lãnh tụ ra đi. Nhà thơ “ướm mình” vào vai một chiến sỹ Cảnh vệ có vinh dự được làm tiêu binh trong ngày Quốc tang.
Nhà thơ cất tiếng nói của không chỉ riêng cá nhân mình mà là tiếng nói của Nhân Dân trước sự hóa thân vào đất trời của một Con Người viết hoa vĩ đại “Hỡi ai đó, từ Cà Mau về đủ/ Tạm dừng bên nhường bước bạn bè xa/ Hỏi có ai giàu hơn Bác Hồ ta/ Người chợp mắt, cả năm châu cùng đến/ Trên giường Bác, chúng tôi không thắp nến/ Đã có trăng sao ôm ấp quanh Người/ Bác yêu trăng như yêu một con người/ Trong thơ Bác trăng với hoa là bạn/ Giao thừa tới, từ nay đâu tiếng Bác/ Chúc đồng bào chiến sỹ giọng ngân vang/Giọng của Bác Hồ làm ấm cả không gian/ Nghìn thế hệ mai sau còn ấp ủ”.
Không ai thay đổi được lịch sử. Lịch sử đã ghi: Ngày 2-9-1969 một Con Người vĩ đại đã ra đi như trong bài thơ “Gởi lòng con đến cùng Cha” của nhà thơ Thu Bồn đã viết: “Có Người thợ dựng Thành đồng/ Đã yên nghỉ tận sông Hồng mẹ ơi!/ Con đi dưới một vòm trời/ Đau thương nhưng vẫn sáng ngời lòng tin/ Đã ngừng đập một trái tim/ Đã ngừng đập một cánh chim đại bàng/ Niềm đau vô tận thời gian/ Nhớ thương nhưng chớ lệ tràn đẫm mi”.
Nhà thơ Hải Như trong bài thơ “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” đã mượn lời người chiến sỹ Cảnh vệ cất lên lời vĩnh quyết “Xin Bác ngủ giữa lòng đời lưu luyến/ Với Mác Lênin, giấc ngủ nghìn đời/ Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi…”. Cho đến tận hôm nay sau 47 năm ngày Người ra đi mãi mãi, toàn thể Nhân Dân vẫn chỉ nghĩ rằng “Nay Bác ngủ, chúng ta canh Bác ngủ”. Càng kính yêu lãnh tụ, càng cần phấn đấu theo Di chúc của Người, chúng ta càng “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” (Tố Hữu).
Đúng vậy cuộc đời này là của chúng ta. Chúng ta có nghĩa vụ phải viết tiếp các trang giấy tương lai, chứ ko phải là an phận và nghĩ rằng: "Số phận chúng ta là do Chúa sắp đặt!!!"Tôi đã từng đánh mất niềm tin vào cuộc sống này, vào bạn bè, vào tương lai, vào cả bố mẹ tôi nữa. Và khi đó tôi đã không biết mình phải làm gì để tiếp tục cuộc sống này, và tôi đã nghĩ đến cái chết để giải thoát. Nhưng tôi đã may mắn vì đã gặp một người. Người ấy đã đưa tôi về với bố mẹ, về với cuộc sống. Người ấy đã nói với tôi rằng: “Quá khứ chỉ là kỷ niệm, tương lai là những gì xa mờ ngoài tầm tay và hiện tại chính là món quà của cuộc sống nên người ta gọi nó là tặng phẩm”. Vì thế bạn cũng hãy luôn tự tin và luôn yêu đời nhé hỡi tất cả những người bạn mến thương. Hãy tự viết nên tương lai của mình.Món quà kỳ diệu của cuộc sống đó chính là những phút giây hiện tại. Hãy sống cho thật xứng đáng, hãy viết lên những trang giấy của mình những điều thật đẹp… để không bao giờ phải hối tiếc. Khi nào cảm thấy không ổn, bạn cũng nên nhìn về quá khứ một chút để rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ lặp lại những sai lầm trong quá khứ nưa. Còn khi nào cảm thấy lo lắng, bạn hãy hoạch định cho tương lai của mình và từ từ thực hiện với những phút giây hiện tại.Có thể nào xóa đươc quá khứ khi mà vêt thương do nó để lại vẩn còn hằn trong trái tim và da thit mình. Làm sao khi ta nhìn vào vêt thương đau đớn kia lại không nghĩ vế quá khư? Bạn có cách nào để cuộc sống này giống câu chuyện cổ tích kia không? hay vẩn chỉ la câu chuyện như bao câu chuyện khác? hảy tin tôi. Cuộc sôngsngàn lần không đơn giản!Quá khứ là để ta hồi tưởng, hiện tại là để cho ta sống, tương lai là để cho ta hướng tới. "CHÂN LÝ CHÍNH LÀ CUỘC SỐNG"
*Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hoá, điệp từ, đối lập, tương phản.
* - Nhân hoá: “ Điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”
Điệp từ: ...Trời xanh thành tiếng hát.
...Những kẻ quê mùa đã thành trí thức.
Tương phản đối lập:
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức( quê mùa > < trí thức )
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng ( tối tăm cần lao > < anh hùng )
*Tác dụng:
-Các biện pháp tu từ, nhân hoá, điệp từ, đối lập tương phản Chế Lan Viên vận dụng sáng tạo làm cho lời thơ giàu hình tượng và biểu cảm.
-Chất thơ lãng mạn cất cánh diễn tả khát vọng và niềm tin chói ngời của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc về viễn cảnh đất nước ta sau này, khi mà “giặc nước đuổi xong rồi”...Tổ quốc được độc lập, tự do, thanh bình “trời xanh thành tiếng hát”. Nhân dân được sống ấm no, hạnh phúc “điện theo trăng vào phòng ngủ công nhân”.
-Người lao động “quê mùa”, “ tối tăm” ...được học hành làm chủ đất nước. một sự đổi mới kì diệu nhờ cách mạng mang lại:
“Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tối tăm cần lao nay hoá những anh hùng”