K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2016

t...ư...l...a...m...n...h...a...

12 tháng 5 2016

Giúp mk vs

 

3 tháng 8 2021
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền. Các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay Ý thức của người dân Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng và thờ ơ của người dân. Nhiều người cho rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của các cấp chính quyền...trong khi số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì cũng "chẳng ăn thua", và ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng đến mình nhiều. Và chính những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như tư duy bảo vệ môi trường của các thế hệ trẻ về sau. Người dân thờ ơ và thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường, khó làm gương cho trẻ em. Thật vậy, người lớn không làm gương để giáo dục trẻ em. Theo quan sát, tại các trường học, chúng tôi nhiều lần chứng kiến phụ huynh đưa con đi học đến cổng trường dừng lại ăn sáng và sau khi ăn xong, thay vì bỏ hộp xôi, hộp bánh vào thùng rác thì họ lại vứt ngay tại chỗ. Mặc dù, các trường học có treo rất nhiều tấm biến, khẩu hiệu cấm xả rác bừa bãi nhưng phụ huynh vẫn thản nhiên xả rác nơi công cộng thì rất khó hình thành ý thức tốt cho thế hệ trẻ. Việc phá hoại môi trường của một người chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu gọp nhiều người lại thì rất lớn. Một tờ giấy, vỏ hộp sữa, túi ni-lông,... tuy nhỏ nhưng tích tụ lại lâu ngày sẽ gây ô nhiễm, mất mỹ quan, rác thải đọng lại trong các lô-cốt gây ra tình trạng cống thoát nước bị nghẹt mỗi khi mưa lớn hay thủy triều lên. Các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, quan liêu, thiếu chặt chẽ Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Bên cạnh đó, chính sự quan liêu, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đang tiếp tay cho hành vi phá hoại môi trường. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Những hạn chế, bất cập trong bảo vệ môi trường Theo thống kê của Bộ Tư Pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất,... Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau.

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề môi trường vừa và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về chuyện môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Đây là đề thi nha :ĐỀ THI MÔN NGỮ Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề) Câu 1: (2 điểm)Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.” Câu 2: (3...
Đọc tiếp

Đây là đề thi nha :

ĐỀ THI MÔN NGỮ

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian đề)

Câu 1: (2 điểm)Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau:“ Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”

Câu 2: (3 điểm)Cho hai nhân vật là một giọt nước mưa còn đọng trên lá non và một vũng nước đục ngầu trong vườn. Hãy hình dung cuộc trò chuyện lí thú giữa hai nhân vật và kể lại bằng một bài văn ngắn không quá một trang giấy thi.

Câu 3: (5 điểm)Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó

Các bạn làm xong thì gửi bài vào gmail sau : haingoc0603@gmail.com nha

Nhớ làm vào Word 2003 nha

Chúc các bạn thi tốt

13
24 tháng 9 2016

các bạn không thi không được làm nha

24 tháng 9 2016

Làm tại đây à 

13 tháng 12 2020

Bài làm:  Bước vào sân trường, bỗng tôi nghe thấy tiếng lào xào ở đâu đó. Đi dò xung quanh, tôi nhìn thấy các loài cây cối đang bàn tán chuyện gì đó. Núp bên cửa ra vào nhf vệ sinh, tôi đã nghe được câu chuyện kinh tởm của chúng. Và nó như thế này này....

Bác bàng cao, to mà chúng tôi thowfng rất quý lại trở nên buồn bã và hay càu nhàu. Bác bảo:

- Dạo này dịch nhiều, các bé học sinh chẳng chăm chút gì cho tôi, mà ại còn xả rác rồi đi bậy xung quang tôi nữa. Thật buồn bực làm sao!

Chị na liền bảo:

- Cháu cũng giống bác, mà nhà trường chẳng nhắc nhở hay chăm sóc gì cả. Các em ấy còn chẳng có ý thức tự giác nữa cơ.

- Nói thật chứ, năm nay xui nhiều quá! Học sinh vô trách nhiệm mà các giáo viên hay lao công cũng chẳng quan tâm gì sất. - Cô xà cử nói.  

Rồi cứ như vậy, họ buồn bực kể hết các chuyện mọi người đã đối xử với họ. 

Đến giờ vào lớp, tôi nói riêng với gvcn, cô gật đầu đồng tình với tôi. Cô đã trao đổi với nhà trường và các giáo viên khác tổ chức, sắp xếp thời gian chăm sóc cây cảnh.

"Có lẽ, các bác cây sẽ vui hơn đó nhỉ!" - Tôi nghĩ.  

 

 

Tôi chỉ nghĩ được vậy thôi mong cậu thông cảm!

12 tháng 12 2020

ko biet

18 tháng 12 2019

Tôi là một trong những dòng sông thơ mộng và hiền hoà của ngôi làng xóm Ba. Ngày
trước tôi được coi là nơ mọi người lấy nước dùng cho sinh hoạt, bắt tôm cá, và những con
thuyền đi lại trên sông vì nước của tôi rất trong và mát. Nhưng cảnh tượng thơ mộng hiền
hoà đó đâu mất mà thay vào đó là một thế giới rác từ đâu xâm nhập tới lãnh thổ của tôi.
Tôi nghĩ chắc đây là ''trò đùa của người ngoài hành tinh'' nên quyết định theo dõi ai đã làm
như vậy. Thế rồi một ngày nọ, tôi trông thấy các bà nội trợ cùng với những bà con làng
xóm;xưa kia thường lấy nước của tôi về sinh hoạt nhưng tôi lại không nhờ họ lại đổ những
thứ rác thải, xác động vật chết..... lên tôi. Đến lúc đó tôi mới biết ai chính là ''người ngoài
hành tinh'' không ai khác chính là những người đổ rác thải, xác động vật chết.... xuống
dòng nước trong và mát của tôi. Bây giờ, dòng nước của tôi đã trở nên đục ngầu ,ô nhiễm
và không còn những vẻ đẹp thơ mộng, tươi mát của trước kia. Tôi rất hận những người đã
gây cho dòng sông này ô nhiễm vì những rác thải của họ. Tôi nghĩ những người đó là
những người chỉ quan tâm đến tình trạng của họ, không nghĩ đến những tác hại mà do
hành động của họ gây ra. Đó cũng chính là biểu hiện của sự ý thức bảo vệ môi trường của
mỗi người. Tôi không muốn họ biến tôi thành nơi đổ rác, nơi chôn xác những động vật
chết ở dưới lòng sông. Tôi thật sự rất căm hận và buồn vì ý thức của mọi người đối với môi
trường sống của họ. Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể
cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vậy nên ,
tôi nghĩ mọi người cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một
Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính họ cũng như của các thế hệ sau! Hãy
bảo về môi trường để bảo vệ cuộc sống!