Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện. Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.
Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:
Hình ảnh đối lập trong đoạn thơ khiến e có suy nghĩ : Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.
tác giả muốn nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta” dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy.
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà , tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa , càng yêu thêm quê hương ta.
Bài làm
Bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi nhà thơ còn là một cậu bé 11 tuổi. Thế mà bài thơ lại có tầm suy nghĩ của người lớn: chín chắn, chững chạc làm sao.
Tứ thơ của bài thơ được phát triển bắt đầu từ ý khái quát: hạt gạo được kết tinh từ những hương vị ngọt ngào của quê hương. Đó là hương đồng gió nội, là bài ca lao động, là lời ru của mẹ, là vị phù sa màu mỡ của đất đai quê nhà. Nhưng hạt gạo cũng còn được làm ra từ trong khó khăn của thiên tai, từ trong khói lửa của chiến tranh. Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Các khổ 2 và 3 của bài thơ tập trung thể hiện những “đắng cay”mới có được hạt gạo dẻo thơm. Trong một bài ca dao ông cha đã từng nhắc nhở: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo ngon một hạt đắng cay muôn phần”. Vị đắng cay mà Trần Đăng Khoa muốn nói đến là nỗi vất vả trong khắc phục thiên tai để sản xuất của người nông dân. Những bão lụt, hạn hán dồn dập… Điệp từ “có” kết hợp với số từ “bảy”, “ba”, “sáu”, nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Những năm 60, 70, giặc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc. Chúng hòng phá hoại những thành quả xây dựng ta, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Những trai làng phải lên đường đánh giặc:
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Ở quê nhà là các bà, các chị. Họ vừa phải sản xuất vừa phải chiến đấu để bảo vệ thành quả lao động của mình, bảo vệ quê hương bình yên với đồng lúa thẳng cánh cò bay. Ngày ấy, hình ảnh các cô gái súng quàng vai, lưng đeo băng đạn cả khi cày khi cấy trở thành một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam. Đó là sự kết hợp đẹp giữa chiến đấu và sản xuất:
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông
Những năm tháng gian khổ ấy, các em thiếu nhi cũng muốn đóng góp một phần nhỏbé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước:
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Các em tham gia một cách tự giác, chăm chỉ. Sự chăm chỉ ấy được bài thơ thể qua các từ: sớm, trưa, chiều. Sự đối lập giữa sức vóc bé nhỏ với công việc người lớn mà các em tham gia được tác giả khắc hoạ một cách khá ngộ nghĩnh và xúc động.
Khổ cuối, tác giả nâng giá trị của hạt gạo thành “Hạt vàng làng ta”. Hạt gạo quý như hạt vàng. Điệp khúc “Hạt gạo làng ta” ở mỗi khổ thơ thể hiện được sự trân trọng tự hào của nhà thơ đối với quê hương. Ta có thể nhận ra những “hạt vàng” lấp lánh trong bài thơ.
Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.
Em thấy những người làm ra hạt gạo mất rất nhiều giọt mồ hôi, công sức. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn tới những người đã làm ra hạt gạo.Vì thế, chúng ta phải trân trọng từng hạt gạo. Qua bài thơ, em lại càng yêu quý, ngưỡng mộ những người đã làm ra những hạt gạo quý giá đó.
Trong những nhà thơ gần gũi, gắn liền với quê hương, đất nước, không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Đăng Khoa. Thơ của ông thấm đượm tính giản dị, gần gũi với nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ. Trong những tác phẩm của ông, bài thơ "Hạt gạo làng ta" đã gửi gắm thông điệp sâu sắc cho người đọc. Bài thơ đã cho thấy sự trân quý, giữ gìn hạt gạo của nhà thơ. Từ đó, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn, sự yêu quý đến những người nông dân đã làm ra hạt gạo để mỗi bữa cơm chúng ta có được những hạt cơm thơm ngon để ăn. Những người nông dân ấy vất vả, một năng hai sương mới có thể trồng lên những hạt lúa thơm ngon như vậy. Hạt gạo làng ta không chỉ mang giá trị vật chất, phục vụ đời sống còn người mà nó còn mang cả giá trị tinh thần vô giá, thể hiện sự trân trọng và nâng niu những thành quả do con người làm ra. Như vậy, khi đọc xong bài thơ, dư âm của nó vẫn còn âm vang và để lại nhiều ý nghĩa trong lòng độc giả.