K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2017

sách gì hả bạn , bạn viết rõ ra đi

25 tháng 2 2017

Sách VNEN ấy bn

9 tháng 2 2017
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
Hồ Chí Minh
I. THỂ LOẠI
Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạng văn nghị luận.
Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,... tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.
Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,... của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.
Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
2. Bài văn có bố cục ba phần:
– Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
– Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
– Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:
– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.
– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.
4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.
Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.
5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là:
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
Câu kết đoạn của đoạn văn là:
"Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.
c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.
6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:
– Bố cục chặt chẽ.
– Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.
– Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
2. Cách đọc
Để đọc tốt văn bản này, cần chú ý:
- Đối với một văn bản nghị luận, điều trước hết là phải đọc rành mạch, rõ ràng để làm nổi bật những luận điểm, thái độ, cách đánh giá,... của tác giả về vấn đề được nêu ra.
- Ngoài hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ,... để tạo nên một giọng điệu lôi cuốn, hấp dẫn, tác giả đã sử dụng thủ pháp trùng điệp với các câu, các thành phần câu được lặp đi lặp lại theo một nhịp độ tăng tiến. Biện pháp nghệ thuật này giúp cho tác giả đi đến những kết luận cần thiết một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất tự nhiên. Khi sử dụng biện pháp này, các câu văn được kéo dài ra hơn bình thường, do đó gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc. Trước khi đọc thành tiếng, cần đọc thầm nhiều lần, ghi nhớ những câu dài để giữ hơi, giữ giọng cho phù hợp.
3. Tìm hiểu về cách liệt kê, đồng thời học cách lập luận trong bài để xây dựng đoạn văn.
Tham khảo đoạn văn sau:

Phòng của bé Nam (em trai tôi) lộn xộn thật. Từ giường tủ đến quần áo. Từ giấy vở, bút sách đến đồ chơi. Lúc nào cu cậu cũng bầy biện lộn tung hết cả.
8 tháng 2 2017

làm ơn giúp mk nhé! mk đang cần gấp!!! lolanghuhu

12 tháng 1 2017

Mình không chắc là đúng, nhưng vì mình muốn giúp bạn, bạn tham khảo nhé:)

C. HĐ Luyện tập

Bài 1

(1) Các câu a);b);c) phản ánh kinh nghiệm quan sát đoán hiện tượng thiên nhiên của nhân dân ta. Kinh nghiệm ấy, cho đến nay vẫn còn có giá trị. Vì nó giúp chúng ta có thể đoán trước các hiện tượng thiên nhiên để phản ứng kịp thời

(2) Các câu d);e);g) truyền đạt kinh nghiệm về thời gian trồng trọt, thu hoach, lợi ích cao hay thấp của nhân dân ta trong lao động sản xuất

(3) Đặc điểm của chúng là ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo về mặc nội dung,hình thức nghệ thuật là so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ,...

Bài 2

1. Trong văn bản tác giả đưa ra ý kiến,quan điểm về những thói quen tốt,xấu và hậu quả của thói quen xấu cũng như lợi ích của việc sửa thói quen xấu ấy.

2. Để thuyết phục người đọc tác giả đã đưa những lý lẽ cụ thể như: Những thói quen xấu rất khó bỏ nhưng lại dễ nhiễm, nhưng cũng có vài người biết phân biệt tốt xấu nhưng đã trở thành thói quen nên không sửa được. Hậu quả của thói quen xấu là gây hại cho m.n thậm chí là chính mình

3.Có, vì nó giúp chúng ta hiểu mặc dù thói quen xấu rất khó bỏ nhưng nếu ta cố gắng thì vẫn bỏ được và hãy bỏ ngay thói quen xầu và học hỏi những thói quen tốt bởi các thói quen xấu sẽ gây hại cho m.n thậm chí là chính mình

Chúc bạn học tốt:)

12 tháng 1 2017

tên bài là gj hả bạn

9 tháng 1 2017

Câu hỏi của bê trần

9 tháng 1 2017

ai đó giúp với Linh Phương Trần Ngọc Định Nguyễn Thị Mai Nguyễn Phương Thảo

Phan Ngọc Cẩm Tú Đỗ Hương Giang

21 tháng 12 2016

Bài nào bn?

23 tháng 12 2016

cho mk xin cái đề chứ bn

21 tháng 9 2016

Đây là toàn bộ bài soạn bạn có thể tham khảo nó vào bài soạn của chính mình. CHúc bạn học tốt!

1. Các bước tạo lập văn bản
Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:
a) Định hướng tạo lập văn bản;
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...
Lưu ý: Xem lại những kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1.  Hãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:
a) Điều em muốn nói trong các văn bản ấy có thực sự cần thiết không?
b) Các văn bản đã hướng tới những đối tượng giao tiếp cụ thể chưa? Việc sử dụng ngôi nhân xưng đã phù hợp với đối tượng (nghe, đọc) ấy chưa?
c) Em có lập dàn bài trước khi viết (nói) các văn bản ấy không? Các văn bản ấy thường được bố cục như thế nào? Đã chú ý tới nhiệm vụ của từng phần trong bố cục chung của văn bản chưa?
d) Sau khi hoàn thành văn bản, em có kiểm tra lại không? Kiểm tra những gì và đã từng sửa chữa ra sao?
Gợi ý: Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm. Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập.
2. Dưới dạng văn bản báo cáo thành tích học tập trong Hội nghị học tốt của trường, có bạn đã làm như sau:
(1) Chỉ kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được thành tích gì trong học tập.
(2) Mở đầu mỗi đoạn đều có câu "Thưa các thầy cô" và liên tục xưng là "em" hoặc "con" trong lời văn.
Theo em, làm như thế có đúng không? Cần phải điều chỉnh như thế nào?
Gợi ý: Xem lại bài Bố cục trong văn bản, mục II - 3 và lưu ý ở đây không chỉ là thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như "Thưa các thầy các cô", chỉ nên nói câu này ở phần Mở bàivà phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như "em" hoặc "con", nếu dùng, nên dùng "em", hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.
3. Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài:
a) Dàn bài có bắt buộc phải viết thành những câu hoàn chỉnh, đầy đủ như khi viết văn bản không? Có phải sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để diễn đạt sự liên kết không?
b) Làm thế nào để phân biệt các nội dung tương ứng với các đề mục lớn, nhỏ?
Làm thế nào để biết được các ý trong từng mục đã đủ chưa và đã sắp xếp rành mạch, hợp lí chưa?
Gợi ý:
- Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.
- Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)
- Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...
5. Dưới vai En-ri-cô, em hãy viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận của mình vì trót thiếu lễ độ với mẹ.
Gợi ý: Trước hết phải xác định được định hướng tạo lập văn bản thông qua việc trả lời các câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Đối tượng hướng tới ở đây là người bố, con viết cho bố; mục đích là viết để bày tỏ sự ân hận, mong bố tha lỗi; đề tài là viết về việc đã trót thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó. Lưu ý: văn bản này viết dưới dạng một bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất - "con" - En-ri-cô, trò chuyện trực tiếp với bố. Các ý chính sẽ là: kể lại sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình đối với mẹ; suy nghĩ của mình sau khi nhận được thư của bố; bày tỏ sự ân hận; bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu bố mẹ; hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế nữa,...
19 tháng 9 2018

Bố cục

- Phần 1(Hai câu đầu): khẳng định chủ quyền lãnh thổ với thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa

- Phần 2(Hai câu cuối): lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ xâm lược làm trái chính nghĩa

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nguyên văn bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đường luật (bốn câu, mỗi câu bảy chữ vần chữ cuối câu 1, 2, 3)

Câu 2 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bản Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm

- Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ gồm hai ý

    + khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam( 2 câu đầu)

    + kẻ thù không được xâm phạm( hai câu sau)

Câu 3 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục

    + hai cầu đầu khẳng định chủ quyền

    + hai câu sau kiên quyết bảo vệ chủ quyền

- Nhận xét : bố cục như thế rất rõ ràng và chặt chẽ, mạch ý tự nhiên

Câu 4 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Ở bài thơ dù thiên về biểu ý nhưng vẫn có sự bày tỏ cảm xúc ẩn kín bên trong

- Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp người đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy cảm xúc yêu ước mãnh liệt trong đó

Câu 5 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Qua các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng tinh thần bất khuất của dân tộc

Luyện tập

Bài 1 (trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Sở dĩ không nói nam nhân cư, mà nói nam đế cư, vì

    + Nói nam đế là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có đế được.

    + Hơn nữa, xưa kia các vui Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là đế, còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu vua chỉ được gọi là vương, vì thế nói Nam đế là một cách xem nước ta ngang hàng , có chủ quyền như nước Tàu vậy

17 tháng 9 2018

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng. Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc. Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó. Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu. câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua. Câu 2. Học thuộc lòng ghi nhớ và bài thơ.