Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
có trong phần lựa chọn môn học (chọn môn ngữ văn ,chọn soạn bài văn mẫu lớp 6)
Đề : Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học ( lp 6 ). Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Thời gian thấm thoắt tựa thoi đưa, chẳng mấy chốc 10 năm trôi qua. Cứ mỗi độ thu về, lớp 6A của chúng tôi lại tụ họp dưới mái trường tuổi thơ. Vậy mà giờ đây, tôi mới có dịp trở dịp trở lại thăm trường, bao xúc cảm trào dâng khó nói thành lời.
Khi đặt chân tới cổng, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự thay đổi da thịt của nơi đây. Mái trường của tôi trước kia nằm khiêm tốn sau lũy tre làng, nó cổ kính, rêu phong mà trang nghiêm tới lạ. Giờ đây, hiện ra trước mắt tôi là ngôi trường khang trang, hai tầng sạch sẽ. Khuôn viên trường là vườn hoa rực rỡ sắc màu, nằm trước sân trường rộng lớn. Những hàng cây cổ thụ ngày xưa, nay vẫn vươn ra tán lá rộng, xanh tốt như những người khổng lồ có mái tóc màu xanh. Nơi đó tôi như bắt gặp hình bóng bạn bè mình hồi nhỏ, vô tư chơi đùa, nâng niu từng cánh phượng đỏ. Trường có nhiều đổi thay mà tôi vẫn thấy thân thuộc với không gian này- ngôi nhà thứ hai của mình, nơi ghi dấu bao kỉ niệm tươi đẹp tuổi học trò.
Tôi rảo bước qua từng lớp học, lớp nào cũng thông thoáng, bàn ghế được kê ngay ngắn. Nhà trường còn trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ việc giảng dạy hiệu quả hơn. Tôi cảm thấy vui mừng và tự hào khôn xiết bởi từ một trường huyện nơi tỉnh lẻ hẻo lánh, được chính quyền quan tâm hơn tới chất lượng giáo dục, trường tôi như có thêm động lực để có bước tiến dài trong công tác dạy và học. Lúc tôi đi dọc hành lang, tôi bắt gặp cô Thủy ngày trước chủ nhiệm lớp tôi. Tôi bước lại gần cô hơn, lễ phép cúi chào cô như ngày nào. Vẫn nụ cười dịu dàng ấy, vẫn ánh nhìn trìu mến ấy nhưng tôi thấy mái tóc cô điểm thêm nhiều sợi bạc. Tôi thưa cô:
Cô ơi, cô còn nhớ con là trò nào không ạ? Con muốn cảm ơn nhiều lắm vì nhờ sự giúp đỡ của cô con được giảm bớt tiền học phí để tiếp tục tới trường ạ!
Suy nghĩ một hồi, cô chợt nhớ ra tôi. Cô hỏi thăm sức khỏe gia đình và công việc của tôi. Cuộc trò chuyện như đưa tôi trở về ngày thơ bé, giọng cô vẫn trầm ấm quá. Lúc chia tay hai cô trò lưu luyến mãi. Tôi còn một niềm hạnh phúc lớn khi “tái ngộ” tiểu gia đình thân thương lớp 6A. Buổi họp lớp không đầy đủ mọi thành viên bởi công việc mỗi người một ngả. Những cuộc hàn huyên vẫn diễn ra sôi nổi, ai cũng trưởng thành, chững chạc hơn và dạn dày kinh nghiệm, đâu còn là những cô cậu trò nghịch ngợm như trước. Tôi không ngờ Trân “tròn trĩnh” bây giờ là cô gái duyên dáng đang làm kế toán. Hoa “hóm hỉnh” thì theo đuổi giấc mơ làm cô giáo trường mầm non. Cậu “hot boy” duy nhất lớp tôi giờ đã lập gia đình và là một luật sư có triển vọng. “Thời thế” thay đổi nhanh thật khiến ta cũng đổi thay nhanh chóng. Chúng tôi say sưa ngồi ôn lại những kỉ niệm tuổi thơ, nó giúp chúng tôi nhìn lại một thời ngây dại của mình và những giờ phút ấy làm thắt chặt hơn tình bạn giữa chúng tôi.
Cuốn theo dòng chảy vô tình của thời gian, có thể làm mờ nhạt những điều ta từng gắn bó nhưng trong tôi, nghĩa bạn, tình trường vẫn vẹn nguyên, biếc rờn như ngày hôm qua.
THAM KHẢO NHA!
Bài 1:Mỗi người đều dành một ngày của mình cho các hoạt động khác nhau, người thì học tập, người làm việc…Và dưới đây là một ngày hoạt động của em.
Đó là hoạt động của ngày hôm qua, ngày thứ Hai đầu tuần sau hai ngày nghỉ là thứ Bảy và Chủ nhật để bước vào một tuần học tập mới. Em học buổi sáng và buổi học bắt đầu từ lúc bảy giờ vì vậy đồng hồ báo thức của em luôn được đặt lúc sáu giờ sáng. Đúng giờ, đồng hồ báo thức reo vang, em thức dậy và vươn vai tập bài thể dục buổi sáng quen thuộc chỉ trong năm phút. Sau đó em đi đánh răng, rửa mặt sạch sẽ và ăn sáng. Tô mì nấu với trứng đã được mẹ chuẩn bị sẵn đặt ngay ngắn trên bàn đang đợi em.
Sau khi bữa sáng đã xong, em liền thay quần áo em chọn cho mình chiếc áo trắng và quần sẫm mầu vì hôm nay là thứ hai đầu tuần có buổi chào cờ, khăn quàng đỏ, mũ ca nô và sách vở đã được em chuẩn bị từ tối hôm trước. Em chải tóc gọn gàng và đạp xe đến trường. Hôm nay có năm tiết, một tiết chào cờ và bốn tiết học trên lớp. Những tiết học cứ thế trôi qua cho đến tiết cuối cùng, rồi tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc buổi học. Hôm nào cũng vậy cứ đến trưa là cái bụng lại đói meo, nhưng vẫn phải cố gắng đạp xe về nhà. Vì năm tiết nên chúng em về đến nhà cũng khá muộn, về nhà bố mẹ em đã ăn cơm rồi để riêng hai phần ra phần em và chị gái em cũng học cấp ba nên về muộn hơn em. Mẹ giục em đi ăn cơm kẻo đói, em vội vã đi thay quần áo, rửa mặt và ăn cơm trưa.
Sau khi đã ăn no em lên giường đi ngủ khoảng một tiếng và thức dậy tiếp tục ngày hoạt động của mình. Em thức dậy lúc hai giờ chiều, vì chiều nay được nghỉ nên em sẽ ở nhà học bài và giúp mẹ một số công việc nhà. Trời khá là nắng nên tranh thủ khi trời chưa mát, em ngồi vào bàn học xem qua một số bài tập thầy cô giao để giảm bớt gánh nặng bài tập vào buổi tối. Mày mò với đống bài tập nhưng mãi không ra em liền gọi Hương – đứa bạn học cùng lớp ở ngay cạnh nhà em sang và hai đứa cùng giải bài tập. Khi số bài tập đã được giải quyết gần hết, Hương về nhà còn em đi nhổ cỏ vườn rau và tưới rau giúp mẹ.Thấy trời cũng bắt đầu tối, em quét sân quét nhà sạch sẽ và lấy rau chuẩn bị bữa tối. Chị gái em chuẩn bị ôn thi đại học nên khá bận với việc học tập nên không có nhiều thời gian giúp đỡ bố mẹ. Còn em, chương trình học cũng không phải quá vất vả nên có nhiều thời gian rảnh hơn chị. Bữa tối đã được chuẩn bị xong, em đợi bố mẹ đi làm và chị gái đi học về ăn cơm. Tranh thủ lúc đợi em đi tắm và thu quần áo, gấp xếp gọn gàng vào tủ. Khi mọi người đã về đầy đủ, cả nhà ăn cơm rất vui vẻ, mẹ khen em nhỏ mà đã giúp đỡ được mẹ rất nhiều việc. Chị em thấy vậy tỏ vẻ ganh tỵ với em và bảo: “chẳng qua chị bận học thôi nhé!”, em mỉm cười sung sướng, ăn cơm xong chị gái em nhận việc rửa bát, còn em thì ngồi vào bàn học giải quyết số bài tập còn lại và chuẩn bị sách vở cho ngày mai.Xong xuôi, em xem ti vi với bố mẹ một lúc rồi đi ngủ sớm để ngày mai thức dậy cho đúng giờ. Đi ngủ em nghĩ về một ngày hoạt động của mình với nhiều việc thật ý nghĩa.Một ngày hoạt động trôi qua với nhiều việc làm, tuy mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui vì đã học tập thật hiệu quả và giúp đỡ bố mẹ một số công việc dù rất nhỏ.
Bài 2:Em là Hoàng Đức Hải, học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An, Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là bé út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.
Vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng. Tập thể dục xong, em chạy bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.
Buổi sáng, tôi không chờ mẹ gọi rồi nhõng nhẽo một hồi lâu như trước nữa, tôi đánh thức mình vào lúc 5 giờ 30 nhờ cô bạn đồng hồ mà mẹ mua cho tôi khi tôi lên lớp 6. Tôi đánh răng, rửa mặt, tập thể dục và tự chuẩn bị bữa ăn sáng cho mình. Sau khi ăn sáng xong, tôi khoác trên mình bộ đồng phục mới và hào hứng đi đến trường lúc 6 giờ 30 bằng chiếc xe đạp đã gắn bó với tôi được 2 năm.
Lên lớp 6, chương trình học của chúng tôi không còn như trước, chúng tôi học theo tiết. Buổi sáng tôi thường học 4 tiết, sau mỗi tiết học chúng tôi được giải lao 5 phút. Vì đã rèn luyện thân thể và ăn uống đầy đủ trước khi đến lớp nên tôi học tập sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn.
Tan học, tôi về nhà lúc 10 rưỡi. Đây cũng là lúc mẹ đã chuẩn bị xong bữa trưa cho cả nhà. Tôi ăn cơm cùng gia đình, nghe và chia sẻ những câu chuyện của bố, mẹ và em. Tôi giúp mẹ rửa bát, dọn nhà trước khi nghỉ trưa. Bố tôi thường dặn hai chị em: giờ trưa các con nên nghỉ 1- 2 giờ, nên trong thời gian biểu của cả hai chị em đều có thêm dòng chữ: Nghỉ trưa 12 giờ 30 đến 13 giờ 30.
Sau giấc ngủ trưa, bố mẹ đi làm, tôi đánh thức em dậy, hai chị em tôi học bài. Đây là thời gian tôi xem lại bài lúc sáng được thầy cô truyền đạt, tôi cũng tranh thủ dạy em viết chữ và tập đọc. Khi đã hoàn thành việc học, tôi thường đọc những câu chuyện mà mình yêu thích. Trong giá sách của tôi luôn có: Dế Mèn phiêu lưu ký, Nỗi muộn phiền sau giờ học; Số phận của chú bé đánh trống; góc sân và khoảng trời… Tôi không cảm thấy chán nản bởi: đọc sách với tôi là một niềm đam mê.
Vào 5 rưỡi chiều, tôi và em cùng rửa ấm chén và lau nhà. Trước kia, mẹ thường làm công việc này sau khi ăn xong bữa tối, tôi đã học và làm được những công việc đó để giúp mẹ đỡ vất vả. Hơn nữa, kỳ nghỉ hè vừa rồi mẹ cũng đã dạy tôi nấu cơm, luộc rau. Trước khi mẹ về, tôi cũng đã làm xong những việc phụ đó. Niềm tự hào, vui vẻ hiện lên trên khuôn mặt của bố mẹ tôi sau giờ tan sở.
Tôi ăn tối cùng gia đình lúc 7 giờ 30. Chị em tôi nghỉ khoảng 30 phút sau khi ăn để chuẩn bị học bài. Tôi dành 2 tiếng buổi tối cho bài tập về nhà, bài tập nâng cao và chuẩn bị trước bài ngày hôm sau. Việc học đó giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức hơn và luôn chủ động trước khi đến lớp.
10 giờ 30, tôi bắt đầu đi ngủ, tôi luôn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện: cổ tích có, ngụ ngôn có, chuyện về bà, về mẹ ngày xưa…Nhờ mẹ mà tôi ngủ ngon giấc hơn. Tôi cũng đã kết thúc một ngày như vậy! Chúng ta sẽ lớn lên bằng những hoạt động có nghĩa từng ngày đúng không các bạn?
Bài 4:Tôi là một đứa rất thích học toán, vậy nên sang lớp 8 tôi đã dự thi và đủ điểm vào lớp chọn Toán. Vì là lớp chọn nên các hoạt động phong trào được tổ chức và tham gia rất sôi nổi. Lớp tôi đã từng tham gia rất nhiều các chương trình tình nguyện cho Đoàn trường tổ chức, mỗi hoạt động đó đều để lại trong tôi rất nhiều kỉ niệm. Nhưng có một lần vào dịp 26/3 lớp tôi tổ chức thăm và tặng quà cho bạn Nguyễn Thành An, một học sinh của lớp. Bạn ấy liên tục là học sinh giỏi 4 năm và có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Chúng tôi đã đến thăm gia đình bạn và tặng bạn một chiếc cặp đi học. Đó là lần đầu tiên tôi đến thăm gia đình có hoàn cảnh éo le đến như vậy. Thực sự, tôi rất xúc động và lớp tôi đã có một ngày với những trải nghiệm đầy ý nghĩa.
Ngày 26/3 sau khi dự mitting ở trường xong, chúng tôi bắt xe buýt từ trường đến nhà bạn An. Trên xe, chúng tôi nói chuyện rôm rả kể về hồi nhỏ nghịch ngợm như thế nào, mải chuyện quên cả xuống xe. Chúng tôi xuống bến cuối cùng ở Long Biên. Chúng tôi đi bộ theo An về nhà. Chưa bao giờ tôi thấy con đường lại dài đến thế, hết ngõ này đến ngách khác, đến giờ cho quay lại chắc tôi cũng không thể nhớ đường. Ai cũng hỏi An sắp đến nơi chưa, An mỉm cười nhẹ nhàng “sắp đến rồi các bạn ạ, chỉ một đoạn nữa thôi”. Sau 40 phút đi bộ thì chúng tôi cũng đã đến nhà của An. Cảm giác đầu tiên của tôi là, ngoài sự tưởng tượng, tôi chưa bao giờ nghĩ chỗ mà An chỉ chúng tôi được gọi là một ngôi nhà. Chỗ đó chỉ được dựng lên bởi những tấm ván, xung quanh thì che chắn bởi những cái bao tải. Đi vào trong thì có một cái phản và xung quanh thì treo xoong nồi, bàn học của An thì để vào một góc nhà, phía trước được dán mấy tờ lịch cũ. Cả lớp chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng. An đã kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh gia đình bạn ấy. Bố An mất sớm do bị cảm đột ngột. Nhà chỉ có hai mẹ con, hàng ngày mẹ An đi bán rau ngoài chợ, tối về thì đi giúp việc cho ông bà cạnh nhà để kiếm thêm thu nhập. Hai mẹ con đã cố gắng từng ngày, bởi mẹ An luôn muốn An được học hành đầy đủ như các bạn. Mẹ đã dành tất cả sự hy sinh cho An. Nghe câu chuyện của An, tôi thực sự đã không thể kìm được nước mắt. Trước kia tôi đã nghĩ ai cũng như mình, chứ chưa bao giờ nghĩ đến bây giờ mà vẫn có những bạn có hoàn cảnh khó khăn giống như An. Nghĩ lại tôi cảm thấy hổ thẹn với chính bản thân mình vì tôi có điều kiện sống hơn An nhưng lại không học giỏi bằng An. Bạn ấy thực sự rất đáng khâm phục. An nhận món quà của chúng tôi trong niềm xúc động nghẹn ngào. Nói chuyện với An một lúc thì mẹ An đi chợ về. Bác ấy nở nụ cười trìu mến và chào hỏi chúng tôi. Nhìn thân hình gầy gò của bác ấy tôi thấy thương lắm! Tôi hiểu rằng người mẹ ấy thật vĩ đại, đã hy sinh cả cuộc đời cho tương lai của con. Bác ấy mời chúng tôi uống trà xanh. Những chén trà rất mát và thấm đượm tình người. Ngồi trò chuyện với bác một lúc rồi chúng tôi xin phép ra về. An tiễn chúng tôi trở lại bến xe.
Con đường đến thì dài mà con đường về thì sao ngắn quá! Phải chăng cảm xúc của tôi vẫn còn nuối tiếc nơi đây. Ngồi trên xe buýt, tôi vẫn đang nhớ lại câu chuyện của hai mẹ con An. Nhiều cảm xúc đan xen lẫn lộn trong suy nghĩ của tôi. Một cảm giác buồn man mác, thương cho hoàn cảnh của An. Một cảm giác hổ thẹn với chính mình. Một cảm giác biết ơn cha mẹ và quyết tâm học tập. Chúng tôi đã có một ngày thật ý nghĩa để nhận ra nhiều điều. Tôi chắc chắn, các bạn ai cũng có suy nghĩ giống như tôi rằng rất nể phục bạn An, mong bạn ấy sẽ luôn cố gắng học tập để làm mẹ vui lòng. Còn riêng tôi, tôi sẽ coi An như một tấm gương để làm mục tiêu phấn đấu. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ thấy hài lòng về tôi. Cảm ơn An đã cho chúng tôi thêm sức mạnh!
Bài 5:
Một ngày chủ nhật mới bắt đầu. Đây cũng là ngày mà tôi có thể phụ giúp mẹ làm những công việc nhà mà hàng ngày mẹ phải một mình vất vả.
Khi trời vừa ló rạng thì tôi đã trở dậy. Chao! Ánh nắng hôm nay đẹp quá. Tôi vui vẻ làm vệ sinh cá nhân, tập thể dục cho khỏe khoắn rồi bắt đầu một ngày mới.
Tôi lấy thức ăn ra cho gà ăn. Chú lợn trong chuồng thấy thế nhảy chồm lên thành chuồng như ganh tị với lũ gà. Tôi bảo:
– Đợi tí rồi cũng tới phiên chú mà!
Cho gà ăn xong tôi lấy cám cho lợn ăn. Khi no căng nó không kêu nữa mà năm phịch xuống chuồng trông đến là sướng. Mấy chị gà mái tục tục gọi con ra vườn kiếm thêm thức ăn. Chờ bọn chúng ăn xong tôi lấy chổi quét nhà. Mẹ tôi đã làm cơm sẵn và ra ruộng với bố tôi từ lâu. Tỏi vào buồng giục bé Hà em tôi dậy, dẫn nó đi rửa mặt nhưng nó không chịu vì hằng ngày mẹ làm công việc này chứ không phải tôi. Tôi dỗ dành mãi nó mới chịu. Rửa mặt xong, tôi lấy đồ chơi ra cho nó chơi rồi tôi học bài. Chỉ vừa học được một tí là nó đã khóc kêu đói bụng. Tôi lấy cơm ra đút cho nó ăn nhưng nó không chịu cho tôi đút mà đòi tự ăn. Thấy vậy, tôi nói:
– Đề chị đút cho rồi chị kể chuyện cho cưng nghe!
Nó rất thích nghe kể chuyện nên ăn liền hai bát cơm. Ăn xong nó đòi tôi kể chuyện. Tôi bảo:
– Lên võng nằm rồi chị kể chuyện cho.
Nó lên võng nằm, tôi cất giọng kể. Câu chuyện vòng vo chưa hết thì nó đã ngủ từ lúc nào. Thấy vậy, tôi dọn dẹp nhà cửa và học bài. Học bài xong tôi đem cơm ra đồng cho bố mẹ. Cánh đồng vào vụ đông xuân thật đẹp. Bố mẹ tôi đang gặt lúa. Người cúi xuống với từng động tác nhẹ nhàng. Tôi đến bên mẹ, nói khẽ:
– Mẹ, ăn cơm!
Mẹ ngước lên âu yếm nhìn rồi bảo tôi để cơm trên bờ mẫu. Tôi để đó rồi ra về. Về đến nhà tôi rủ mấy đứa bạn ở xóm đến chơi. Chiều xế, ánh nắng nhạt dần, tôi lấy nồi ra nấu cơm, hâm lại đồ ăn rồi pha nước tắm cho bé Hà. Tắm xong, tôi dẫn nó ra cổng đón mẹ. Mẹ đã về, nó chạy ra sà vào lòng mẹ. Mẹ thơm lên đầu nó và hỏi:
– Ở nhà ai tắm cho con vậy?
Nó ngọng nghịu trả lời:
Chị… ai… (Chị Mai)
Thấp thoáng ngoài cổng bố đang về. Tôi nói với mẹ đi tắm cho khỏe.rồi ăn cơm.
Mẹ nói;
– Hôm nay con nấu cơm ngon quá!
Tôi biết mẹ nói thế là để thưởng công sức của tôi. Cơm xong, trời chập choạng, gia đình tôi sum họp vui vẻ xung quanh ngọn đèn lớn đặt giữa bàn.
Thế là một ngày chủ nhật trôi qua, ngày chủ nhật ấy sao tôi thấy ngắn ngủi quá. Tôi chỉ có ngày này để giúp đỡ bố mẹ thôi. Và hôm nay, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tôi tự hứa là mình sẽ giúp đỡ bố mẹ những lúc nào bài vở đã xong bất kể là ngày nào chứ không phải chờ ngày chủ nhật như hôm nay nữa.
Bài 6:
Trong lớp, tôi có tiếng là người biết bố trí công việc hợp lí. Tôi luôn sắp xếp công việc của mình trong ngày hôm đó rồi thực hiện theo kế hoạch. Một ngày hoạt động của tôi diễn ra rất đều đặn, ít khi tôi bị ùn công việc lại đến ngày hôm sau.
Hôm qua cô giáo giao bài tập về nhà rất nhiều, hầu hết các bạn trong lớp đều không hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Đối với tôi thì đó là chuyện nhỏ, tôi không những hoàn thành nhiệm vụ mà còn làm được nhiều việc hữu ích khác. Bạn Hoàng chạy đến bên tôi và hỏi:
- Bạn làm cách nào mà hoàn thành hết được bài tập cô giao thế, tôi thì còn bừa bộn ra đây?
– Vậy ư? Một ngày hoạt động của mình cũng bình thường như mọi người, như hầu hết các bạn trong lớp thôi. Không tin, mình vắt tắt cho mà nghe nhé! Ví dụ hôm qua, thứ năm, ngày làm việc căng nhất trong tuần của chúng ta. Mình đã dậy sớm, từ lúc 5h. Khi trời còn mờ mờ, tiếng đài truyền thanh của xã vừa dứt bản nhạc hiệu là mình đã dứt khoát ra khỏi chăn ấm, hít thở sâu vài hơi rồi làm vệ sinh cá nhân. Chạy thể dục quanh sân gạch đỏ au, rộng như sân bóng đá vài vòng, rồi vào tắm nước lạnh. Có hôm cao hứng phóng ra sông Nhuệ, ùm một cái, bơi sải hai, ba vòng. Phù sa mát thật tận da thịt, sảng khoái vô cùng. Tranh thủ ăn điểm tâm, vừa nghiền ngẫm những bài đã học kĩ tối qua. 6h30 lên xe, đạp tới trường mất khoảng từ 25 tới 30 phút.
Khi vào lớp học, mình đã chuẩn bị kĩ bài nên khi cô giảng mình hiểu bài rất nhanh. Nhưng mình tính hơi rụt rè nên ít khi dám mạnh dạn xung phong. Ngồi dưới, nhiều lúc rất mong thầy cô gọi lên bảng để có dịp thể hiện, để rồi nhiều khi lại tiếc vì cơ hội đã qua mất…
Tan học khoảng 11h30 thì đã đói mềm người, về đến nhà mẹ đã dọn cơm sẵn chờ, tôi chỉ cất cặp, rửa tay chân thay quần áo rồi ăn cơm. Việc rửa bát anh em mình đã phân công rõ ràng: Mỗi bữa một đứa, nhưng mình hay nhờ vả cô em gái đảm đang, lại hay thương anh, nể anh trai “quyền huynh thế phụ”. Đấy là một tật xấu của mình mà không biết đến khi nào mới sửa được triệt để. Nghỉ trưa độ 30 phút, từ 1h tới 5h, 6h mình thường làm các công việc sau đây, tùy ngày: cắt cỏ, chăn bò, nhổ mạ, bổ củi, chở than tổ ong… Nếu không có việc gì thì học bài, làm bài vào buổi chiều. Đá bóng vào các buổi chiều, với mình là hiếm, tháng độ một hai lần vào chiều thứ bảy hay chủ nhật. Này! Cậu thấy thế nào? Vừa dắt bò chầm chậm dọc bờ ruộng mươn mướt cỏ non vừa học thuộc thơ là nhanh vào lắm! Và rất lí thú nữa.
Gần tối mình thường giúp bố mẹ dọn sân thóc, sân ngô, bơm nước, tưới cây, cho gà ăn, đổ rác… Toàn là việc lặt vặt mà mình cũng luôn tay, luôn chân. Cả nhà vừa ăn tối vừa bật chương trình thời sự trên tivi. Ông bà, bố mẹ quây quần vừa uống nước chè, vừa theo dõi, bàn luận râm ran. Mình và cô em gái ngồi vào bàn học, làm bài một mạch đến 9h mới giải lao. Xem phim, nghe nhạc hoặc trò chuyện với bố mẹ một lúc. Học và làm bài tiếp cho đến 11h thì nghỉ hẳn. Ra sân làm vài động tác cho giãn xương cốt, lại đánh răng, rửa mặt và lên giường đánh giấc đến 5h sáng.
Công việc của tôi trong một ngày thường diễn ra như thế đấy, thời gian là vàng bạc nên tôi không lãng phí thời gian vào những việc không mục đích. Trong mọi công việc nếu ta biết sắp xếp hợp lí thì ta sẽ làm chủ được thời gian, làm được mọi việc theo kế hoạch mình đã định sẵn.
Bài 7:
Em là Trần Đức Tiến, học sinh lớp 8A trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, phường 4, thị xã Tân An, tỉnh Long An. Em là con trai lớn trong nhà. Dưới em là cô út Hoàng Mai, rất hay nhõng nhẽo nên có biệt danh là Mít Ướt. Ba em là bộ đội biên phòng, thường xuyên công tác xa nhà. Mẹ em là công nhân xí nghiệp may xuất khẩu của tỉnh.
Hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nên em sớm biết lo. Buổi sáng, khoảng năm giờ rưỡi, khi chú gà trống nhà bác Mười kế bên cất tiếng gáy vang là em đã thức giấc. Dưới bếp, mẹ em đang nấu bữa sáng cho cả nhà. Tập thể dục xong, em chay bộ khoảng hơn cây số dọc theo quốc lộ. Khí trời mát mẻ, trong lành khiến em thấy khỏe khoắn hẳn ra.
Em bắt tay vào quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các thứ cho gọn gàng, ngăn nắp và nhắc nhở em gái chuẩn bị sách vở. Ăn sáng xong, hai anh em cùng đi học. Ngôi trường khang trang chỉ cách nhà độ chừng cây số.
Buổi trưa, khi mẹ nấu cơm thì em cho gà ăn, thay nước cho chúng và lượm những quả trứng hỏng bỏ vào chiếc giỏ nhựa có lót rơm. Đàn gà mấy chục con, mỗi ngày đẻ hơn hai, chục trứng là nguồn thu nhập đáng kể của gia đình em.
Bữa cơm đơn giản chi có ba món là trứng chiên, đậu đũa xào và canh bí xanh nấu tôm khô. Ba mẹ con ăn rất ngon miệng. Mẹ em tranh thủ chợp mắt. Bé Mai cũng “tranh thủ” nằm gọn trong lòng mẹ. Em ra ngoài hiên, nằm đu đưa trên chiếc võng dù màu xanh lá cây của ba rồi cũng thiu thiu ngủ.
Lúc em thức dậy thì mẹ đã đi làm. Nắng chiều chênh chếch qua khung cửa sổ, in những sọc vàng trên nền gạch. Đã đến giờ tự học. Em xem lại bài học buổi sáng và giải mấy bài tập về nhà. Bé Mai cũng chăm chỉ học. Chỉ khi nào gặp chỗ khó Mai mới hỏi em.
Buổi tối, mấy mẹ con quây quần trò chuyện. Mẹ nhắc nhiều về ba. Chúng em cũng mong Tết tới, ba sẽ được nghỉ phép về thăm nhà. Chỉ nghĩ đến thôi đã thấy vui biết mấy!
Sau mục thời sự và mục Những bông hoa nhỏ trên tivi, em và bé Mai lại ngồi vào bàn học. Chuyện đó đã thành nếp. Em cố gắng rèn cho mình những thói quen tốt như biết quý thời gian, biết sử dụng thời gian vào những việc làm cộ ích cho bản thân và gia đình. Em thấy mình đã lớn.
Tóm tắt truyện Em bé thông minh
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài mọi người hy vọng tìm ra người hiền tài giúp nước.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài cậu bé, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han, đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Soạn bài Chưã lỗi dùng từ ( tiếp theo )
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Gợi ý: Câu (1), nghĩa của từ đá không phù hợp với nghĩa của từ tống (thay từ đá bằng từ đấm hoặc thay từ tống bằng từ tung); câu (2), từ thành khẩn phù hợp với việc nhận lỗi (thay cho thật thà), từ bao biện có nghĩa là ôm đồm làm nhiều việc, không phù hợp, nên thay bằng nguỵ biện (có ý nghĩa tranh cãi giả tạo, vô căn cứ). Câu (3), tinh tú có nghĩa là các vì sao, không phù hợp, nên thay bằng tinh tuý (phần giá trị nhất, quý báu nhất).
Soạn bài Luyện nói kể chuyện
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Thạch Sanh
1. . Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ cho truyện Thạch Sanh (ngoài những bức tranh trong sách – hãy tự suy nghĩ về ý nghĩa và tên gọi cho các bức tranh này), có thể chọn chi tiết Thạch Sanh đánh chằn tinh để vẽ. Đây là một trong những chi tiết quan trọng trong tác phẩm. Nó cho thấy sự dũng cảm của nhân vật Thạch Sanh, cũng như thể hiện ước mơ về sự chiến thắng của con người trước những thế lực đại diện cho cái ác. Có thể đặt tên cho bức vẽ là Thạch Sanh đánh chằn tinh.
Chữa lỗi dùng từ
1.
Chúc bn hok tốt ! ❤❤❤
Bài làm
Thời gian trôi nhanh thật, thấm thoắt mới đó mà đã mười năm. Giờ đây tôi đã lớn khôn, đã trở thảnh sinh viên năm thứ nhất đại học. Hôm nay, có dịp về thăm ngôi trường cũ thân yêu, trong tôi dâng ngập một cảm giác xao xuyến và bỡ ngỡ khôn cùng.
Ngôi trường cũ hiện ra trước mắt tôi với nhiều nhiều kỉ niệm vừa quen thuộc vừa xen chút lạ lẫm. Con đường đầy sỏi đá năm xưa đã được thay thế bằng một con đường ữải đá phang lì, êm ru.
Xe tôi chạy chầm chậm trên đường nhỏ mà cảm thấy vui sướng vô cùng. Chiếc cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ Trường THCS. Tôi còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học muộn, cánh cửa lại đóng sập lại, tôi phải năn nỉ mãi bác bảo vệ mới cho vào.
Bước vào sân trường sự thaỵ đổi ấy càng hiện lên rõ hơn. Dãy lớp tôi học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp cũ năm xưa không còn nhưng tôi vẫn như thấy đâu đây hình ảnh của các bạn cùng lớp. Cái Lan toét, cái Hồng cụ, thằng Sơn tê ta… Ngày ấy cũng ở góc sân trường này, chúng tôi thường chơi đùa. Cây bàng năm xưa vẫn còn nhưng nó đã già hơn trước. Tôi bước lại gần, những nét chữ khắc vào thân cây yẫn còn nhưng những dòng chữ của chúng tôi không còn nữa, có lẽ thời gian đã làm mờ dàn.
Tôi bước tới khu hiệu bộ, căn nhà cũng được sửa lại đôi chút nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng năm xưa, nằm uy nghiêm giữa hai bên hàng cây mát rượi. Đây chính là hàng cây ngày xưa chúng tôi trồng khi trường mới xây xong mà. Ôi! Giờ đây nó đã cao lớn quá, tôi phải ngước mắt lên mới thấy ngọn của nó. Trong tiếng gió tôi nghe những lời rì rầm như những tiếng chào. Dưới gốc cây vẫn còn chiếc biển đề quen thuộc “Cây kỷ niệm lớp… khóa…”.
Sân trường đang giờ học im ắng đến lạ thường. Tôi nghe tiếng thầy cô âm vang, trầm ấm trong lớp học. Nỗi nhớ thầy cô, các bạn dâng ngập hồn tôi, từ ngày chia tay mỗi người một ngả không biết cuộc sống của họ ra sao. Và các thầy cô của tôi nữa, tôi nhớ cô Thanh dạy văn cũng đồng thời là giáo viên chủ nhiệm. Ngày ấy cô rất nghiêm khắc, không ít lần cô đã mắng chúng tôi khi chúng tôi không chịu nghe giảng. Tôi biết lúc đó đã có một số bạn tỏ ý không bằng lòng với cô nhưng chính những người bạn đó sau này đã tâm sự với tôi: Đen khi xa cô rồi mới thấm thìa lời cô dạy.
Thực ra ngày đó chúng tôi còn nhỏ quá, chỉ thích chơi thôi. Giờ đay lớn khôn tôi chỉ mong có dịp gặp lại cô để nói hết những tâm sự của mình.
Đang mải mê với dòng suy nghĩ của mình thì tôi gặp cô Thanh, tôi vô cùng sung sướng và bất ngờ vì bao năm rồi cô vẫn dậy ở nơi đây. Tôi chạy lại, vui mừng:
– Em chào cô! Cô có nhận ra em không ạ?
Cô nheo đôi mắt, sửa lại cặp kính:
– Em là Lan học sinh lớp 6A, khóa học cách đây mười năm rồi phải không?
– Em cảm ơn vì cô vẫn còn nhận ra em.
Thế là cô trò tíu tít nói chuyện. Đen lúc này tôi mới có dịp ngắm nhìn lại gương mặt cô, năm tháng trôi đi, trên khuôn mặt của cô đã có nhiều nếp nhăn, đôi mắt cũng không còn sáng như xưa nữa nhưng cái nhìn của cô vẫn thật dịu dàng. Mái tóc đen năm xưa giờ đã có khá nhiều sợi bạc. Tôi bỗng thấy thương cô vô cùng bởi tôi biết cuộc đời riêng của cô không mấy hạnh phúc nên bao nhiêu tình cảm cô dành hết cho tất cả học sinh.
Tôi và cô đi dạo quanh sân trường, cô trò nhắc lại bao chuyện cũ, đi bên cô tôi thấy mình như nhỏ lại, như được ữở lại tuổi học ữò thơ ngây bé nhỏ. Tôi vẫn thấy cô dịu dàng và ân cần như ngày tôi còn đi học. Tôi đã tâm sự hết với cô về những tình cảm của các bạn của lớp dành cho cô như thế nào. Cô rất xúc động, cô nói:
– Những gì cô dạy dỗ các em năm xưa, cô biết rằng có thể ngay lúc đó các em chưa hiểu biết nhung cô tin rằng mai này lớn lên các em sẽ hiểu. Và từ đó các em sẽ trưởng thành hơn trong cuộc sống.
– Cô ơi, ngày đó quả chúng em còn nhỏ quá nên không hiểu hết tấm lòng của cô dành cho chúng em.
Cô vuốt tóc tôi mỉm cười, một nụ cười vô cùng nhân hậu:
– Cô chỉ mong mỗi lớp học trò qua đi trở thành những người có ích cho xã hội và nếu có dịp về thăm cô là cô rất vui.
Trống vào lớp vang lên tôi phải tạm biệt cô rồi. Lúc này tôi chẳng muốn rời xa cô, tôi tự hứa tết năm nay chúng tôi sẽ họp lóp và tất cả sẽ về thăm trường cũ, thăm cô giáo chủ nhiệm.
Ngắm ngôi trường cũ một lần nữa, tạm biệt những kỉ niệm của tuổi thơ tôi ra về trong lòng nao nao bao kỷ niệm buồn vui. Mái trường thân yêu, ngôi nhà thứ hai của chúng tôi, chính nơi đây đã chắp cánh cho tôi bao ước mơ hy vọng. Tôi hiểu rằng dù là mười năm hay bao nhiêu năm nữa, ta cũng sẽ mãi khắc ghi những kỷ niệm về một thời cắp sách đến trường.
Thời gian trôi thật nhanh thấm thoắt đã mười năm kể từ ngày em rời xa mái trường “Trung học cơ sở Tân Khánh” để bước vào một môi trường học tập mới và theo đuổi ước mơ của mình. Hôm nay nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường, em quay trở lại mái trường xưa với bao cảm xúc trào dâng.
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, em thi vào một trường chuyên cấp ba trên tỉnh, khá xa nhà và ít khi có dịp về nhà và càng không có cơ hội quay lại thăm mái trường xưa nơi đã em đã gắn bó suốt bốn năm học cấp hai của mình. Học xong cấp ba, em thi và đỗ vào một trường đại học ở Hà Nội. Nhờ sự kiên trì, chịu khó và sự ham học hỏi của mình em nhận được một suất học bổng du học nước ngoài trong vòng bốn năm, bốn năm sinh hoạt và học tập ở nước ngoài, nỗi nhớ quê hương da diết luôn thường trực trong tâm trí em. Hoàn thành khóa học bốn năm, em tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành xuất sắc bảo vệ luận án thạc sĩ của mình. Và giờ đây em trở về quê hương, trở thành giảng viên một trường đại học danh tiếng ở Việt Nam như đúng ước mơ của mình.
Hôm nay em mới có cơ hội trở lại thăm ngôi trường trung học cơ sở Tân Khánh nhân kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường. Ngôi trường giờ đã khác xưa rất nhiều, ấn tượng đầu tiên của em đó là dòng chữ “Trường trung học cơ sở Tân Khánh” được đúc bằng đồng, thay cho dòng chữ đó mười năm trước được in màu trắng chìm trong tấm biển bằng sắt, nằm trang trọng trong tấm biển hiệu nhà trường, bên trên là rất nhiều lá cờ nhỏ bay phấp phới trong gió. Mười năm trước và giờ đây, đã có một sự thay đổi lớn lao tại nơi đây. Lúc em học, ngôi trường chỉ có một dãy nhà ba tầng duy nhất dành cho học sinh, một dãy nhà hai tầng dành cho ban giám hiệu hiệu nhà trường, và rất nhiều những dãy nhà cấp bốn khác.
Nhưng giờ đã có một dãy nhà năm tầng mới mọc lên nằm bên cạnh dãy nhà ba tầng, những lớp học nhà cấp bốn tuy vẫn còn nhưng chỉ còn rất ít. Các dãy nhà cũ đều đã được sửa sang khang trang và quét sơn trông rất đẹp. Cơ sở vật chất trong các lớp học cũng được hiện đại hơn rất nhiều, ngày trước cả trường chỉ có từ một đến hai chiếc máy chiếc phục vụ những buổi thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, hoặc những lớp có tiết học có giáo viên dự giờ hay thao giảng thì mới được lên phòng máy chiếu nhưng nay tất cả các lớp đều có máy chiếu và mọi bài giảng của giáo viên đều được trình chiếu trên máy chiếu để những tiết học thêm sinh động, tránh gây sự nhàm chán. Mọi thứ thay đổi chỉ có hàng cây xà cừ và phượng vĩ vẫn còn đó, nhưng đã to hơn rất nhiều.
Em gặp lại rất nhiều bạn cũ cũng về tham dự buổi lễ quan trọng này, mặc dù đã mười năm nhưng vẫn còn nhớ nhau lắm. Em gặp lại bạn Nga – một cô gái yêu thích nghệ thuật, vẽ tranh thì giờ đã là một nhà thiết kế thời trang, bạn Nam với ước mơ thi đỗ vào trường “Học viện cảnh sát nhân dân”, giờ đây bạn đã thực hiện được ước mơ của mình và hoạt động trong ngành công an, còn nhiều bạn nữa nói chung bạn nào cũng có nghề nghiệp ổn định và thành công với ước mơ của mình. Em gặp lại các thầy cô, thầy Duy hiệu trưởng nhà trường, giờ đây cũng đã nghỉ hưu và hôm nay cũng có mặt với sự kiện to lớn của trường. Em gặp lại cô giáo chủ nhiệm hồi lớp Chín, cô vẫn nhận ra chúng em. Cả cô cả trò đều rất vui, cô hỏi chúng em về tình hình học tập và rất mừng khi thấy học trò của mình ai cũng thành đạt, sau đó cô và trò cùng nhau ôn lại những kỉ niêm cũ. Hết buổi kỉ niệm cô mời chúng em vào nhà chơi, nhưng chúng em xin phép vì còn bận một số công việc và hứa với cô sẽ vào thăm cô vào một dịp khác.
Trở về trường cũ với bao sự đổi khác, chỉ có tình thầy trò là vẫn như xưa. Em thực sự xúc động và tự hứa sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm nơi đây, nơi có những thầy cô luôn hết mình, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
mk lấy từ mạng nè
Soạn bài con hổ có nghĩa
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Văn bản này thuộc thể văn xuôi, đây là loại truyện trung đại Việt nam.
- Có hai đoạn:
+ Đoạn một nói về việc con hổ có nghĩa với bà đỡ.
+ Đoạn hai kể về việc con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu 2. Biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là nhân hóa.
Dùng chuyện một loài vật hung dữ, chuyên ăn thịt người mà còn biết coi trọng nghĩa tình, mục đích của tác giả muốn người đọc so sánh với con người, để con người sống có nghĩa trước sau với nhau.
Câu 3. Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.
- Các hành động:
+ Gõ cửa cổng bà đỡ
+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.
+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:
+ Mắc xương, lấy tay móc họng.
+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
+ Tạ ơn một con nai.
+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
- Đây là con hổ có tầm lòng chung thủy sâu sắc với ân nhân, người cứu mạng mình thuở nào.
- Những chi tiết thú vị : Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt.
- Đây là hành động của người chồng rất yêu thương vợ, rất lo lắng đến mạng sống của vợ trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất mà nếu có lẽ là con người thì cách biểu hiện đó vẫn là hay nhất.
+ Con hổ thứ hai có hành động rất lễ nghĩa của người con với người cha mới mất. Nói dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vừa biểu lộ sự đau đớn thương tiếc vừa biểu hiện nghĩa cử của con đối với cha. Nên nhớ rằng hành động này sau 10 năm. Con hổ đã coi hành động cứu mình ngày đó là ơn cứu mạng nó, nó không trả ơn mà không quên cái ngày quan trọng : ân nhân nó đã chết.
+ Con hổ thứ nhất đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn.
+ Con hổ thứ hai ngoài hành động đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối.
Câu 4. Xem ghi nhớ SGK trang 114.
II. Luyện tập
Tham khảo : ***** BẤC
Soạn bài: Con Hổ có nghĩa
Tóm tắt
Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.
Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.
Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.
Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:
Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.
Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.
Câu 2:
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.
Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.
- Các hành động:
Gõ cửa cổng bà đỡ
Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.
Mừng rỡ, đùa giỡn với con.
Đào cục bạc tặng bà đỡ.
Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.
Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.
- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:
Mắc xương, lấy tay móc họng.
Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.
Tạ ơn một con nai.
Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.
Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.
Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
Ngày mai cùng đoàn công tác xuống làm việc với huyện nhà, được ghé lại trường cũ. Lâu rồi chưa có dịp thăm lại mái trường gắn với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ tôi. Bỗng dưng, mọi ảo ảnh hồn nhiên, trong trẻo của ấu thơ ùa về, xối trộn dĩ vãng, làm mờ nhòe hiện tại, đưa tôi ngược dòng trở về nhỏ bé cùng tháng năm quá khứ, bỗng dưng dấy lên một niềm xúc động da diết: “Ôi mái trường xưa”.
Xe vòng vèo theo con dường uốn khúc, hai bên những ruộng lúa, hàng bạch đàn rì rào. Nếu ngày xưa đây là con đường đất, mùa mưa thì lầy lội, ẩm ướt còn mùa đông thì mưa làm trơn trượt bước chân lũ học trò nhỏ chúng tôi tới trường. Chiếc xe tiến gần hơn về phía ngôi trường. Xa xa là hình bóng ngôi trường khang trang, cao rộng lấp lõ sau những bóng cây xanh. Chợt những kỉ niệm xưa ùa về khiến khóe mắt tôi rưng rưng. Tôi đã từng thuộc về nơi đây, đã từng nhí nhảnh trên con đường đất đi học cùng bè bạn, đã từng có một khoảng thời gian vô âu vô lo, hồn nhiên sống và tươi cười, còn bây giờ lớn hơn nhiều không còn được như vậy nữa mà cuộc sống bận rộn đã khiến tôi phải tung thả mình trên chuyến tàu tốc hành ấy của cuộc đời. Cuối cùng xe cũng đặt chân đến cổng trường, nếu trước kia là tấm gỗ rách bằng phên nứa đan lại thì giờ là cánh cổng sắt chắc chắn, khỏe khoắn và còn rất đẹp nữa. Tôi bước vào sân trường, bác bảo vệ năm nào giờ đã già đi nhiều, đầu bác đã điểm bạc, nước da nhăn nheo hơn và dáng đi cũng không còn hùng mạnh như trước. Tôi cất tiếng chào bác, bác mỉm cười hỏi thăm tôi, bác bảo không nhận ra tôi là ai, tôi giới thiệu với bác tôi là học sinh cũ thăm lại trường. Bác vui mừng khôn xiết đón tôi vào. Rồi chia tay bác, tôi một mình lang thang tham quan từng khu nhà của trường, từng căn lớp học nhỏ. Bây giờ trường có các phòng hội đồng, các phòng bộ môn và mỗi phong học được trang bị đầy đủ máy chiếu, đèn điện và quạt rất cẩn thận để phục vụ cho công tác dạy và học tiện nghi hơn. Ngoài ra trường cũng có thêm khuôn viên, trồng rất nhiều loại hoa khác nhau làm không gian trường tươi sáng và rực rỡ hơn hẳn. Đằng sau trường là sân cỏ để học sinh tập thể dục và nô đùa, chơi các môn thể thao và đi lại để bớt căng thẳng. Quả là trường đã thay đổi nhiều quá, không còn là ngôi trường nhỏ, với những dậu tranh nát và cánh cánh cửa sơn bóc hết, sờn màu, cũng không còn đơn sơ và thô mộc như nó nữa. Giờ đây nó đã trở thành một tòa bê tông sắt thép khang trang, vững trãi.
Nhưng, đôi khi tôi lại thấy nếu như ngày xưa chúng tôi lại cảm thấy gắn bó hơn nhiều. Có những khi trời mưa cả bọn rúm rụm trú mưa bởi mái lớp bị dột, rồi những lần đến lớp mưa ướt hết cả quần áo, ngồi học gió thốc ôm nhau để truyền hơi ấm tình bạn, tình yêu thương làm hồng hơn những trái tim. Tôi về thăm trường vào hôm trường được nghỉ, vậy nên rất vắng lặng. Có cảm giác như không gian yên tĩnh và thinh lặng nơi đây đang nhường chỗ để tôi có khoảng trống nhớ về tuổi thơ của mình. Nơi đây tôi có những tiếng khóc dại khờ đầu đời của học trò, có những tiếng cười đùa cùng bạn bè, có những lần vặt trộm cây trái để cùng liên hoan, có những khi bị phạt đứng ngoài hành lang, có những lần rủ nhau trốn học đi chơi, có cả những giây phút thầm thương trộm nhớ một người nào đó. Tất cả những cảm xúc ấy, cảm xúc chân thật, hồn nhiên và thơ ngây đến từng mùi hương, từng cảm giác. Tôi không cần phải cố mạnh mẽ hay cố gắng chống chọi lại những cú giáng của của cuộc sống, được thỏa mái, no nê trong tình yêu thương sự che chở của thầy cô, bạn bè. Nơi cho tôi một tuổi thơ ngọt ngào, êm đềm mà sau này dù có qua bao tháng năm tôi cũng không bao giờ quên được. Bỗng dưng tôi cảm thấy có gì đó cay xộc nơi sống mũi, những dòng ươn ướt nhè nhẹ trên mắt. Thì ra, tôi đã từng ở đây, đã từng được yêu thương, chở che như thế, đã từng được một lần khóc thút thít và yêu dại khờ, đã từng được bàn tay một người cô-người mẹ thứ 2 ấy vỗ về mỗi khi bị điểm kém. Nơi đây cho tôi một tuổi thơ bình lặng, dịu yên chứ không ồn ào, náo nhiệt như cuộc sống tôi đang được trải nhiệm. Quả là những gì thuộc về quá khứ không thể lấy lại, vậy nên cách duy nhất là hãy sống thật trọn vẹn khi có thể bạn nhé.
Khoảnh khắc tôi được trở về trường sau 10 năm xa cách, như một liều thuốc thần tiên làm bừng sáng tâm hồn tôi đã ngủ im lìm bấy lâu nay. Cho tôi một vé về tuổi thơ, về mái trường xưa yêu dấu, cho tôi một thoáng rung động, một thoáng nhớ thương, một phút lắng lòng để sống chậm lại và biết yêu thương nhiều hơn.
Bài đó mik ko pải soạn
cô giáo mình nói về nhà soạn bài này cơ