Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Thuyền thuyết Cổ tích 1. Con Rồng cháu Tiên 2. Bánh chưng, bánh giầy. 3. Thánh Gióng 4. Sơn Tinh Thủy Tinh 5. Sự tích Hồ Gươm. 1. Sọ dừa 2. Thạch Sanh 3. Em bé thông minh 4. Cây bút thần 5. Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Giống nhau: + Đều có những yếu tố kỳ ảo. + Nhiều chi tiết giống nhau như sự ra đời thần kỳ và tài năng phi thường của các nhân vật. Khác nhau: Truyền thuyết Cổ tích 1. Kể về các nhân vật, các sự kiện lịch sử trong quá khứ. 2. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. 3. Bên cạnh tính chất tưởng tượng kì ảo còn có cái lõi của sự thật lịch sử. 1. Kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật trong đời thường. 2. Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân: thiện thắng ác. 3. Giàu yếu tố hoang đường, mang tính tưởng tượng bay bổng. Truyện ngụ ngôn Truyện cười 1. Ếch ngồi đáy giếng 2. Thầy bói xem voi 3. Đeo nhạc cho mèo 4. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 1. Treo biển 2. Lợn cưới, áo mới - Giống nhau: Đều có yếu tố gây cười. - Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mượn chuyện loài vật, đồ vật hay chính chon người để nói bóng gió chuyện con người. - Nêu ra bài học nhằm khuyên nhủ, răn dạy. - Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Mua vui, phê phán, châm biếm.
hơi khó hiểu
I.Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích 1.Thế nào là truyện truyền thuyết,truyện cổ tích (xem SGK) 2.So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 loại truyện Điểm giống +Đều là truyện kể dân gian +Cả 2 loại truyện đều có chi tiết tưởng tượng kì ảo +Nhân vật ra đời thường kì lạ có tài năng thần kì +Đề cao nguồn gốc con người,thể hiện ước mơ,khát vọng của nhân dân Điểm khác truyện truyền thuyết:có liên quan đến lịch sử thời quá khứ,người kể thường tin là có thật,thể hiện thái độ,đánh giá của nhân dân đối với sự kiện đó còn truyện cổ tích ko liên quan đến sự kiện lịch sử,người kể ko tin là có thật,thể hiện ước mơ,niềm tin về chính nghĩa của nhân dân ta II.Những truyền thuyết,cổ tích đã học (tự tìm nhé) III.Luyện tập 1.kể tóm tắt các câu truyện theo sự việc chính 2.ý nghĩa hình tượng nhân vật 3.Ý nghĩa chi tiết thần kỳ 4.ý nghĩa của truyện 5.Cảm nhận về nhân vật em thích,cảm nhận các chi tiết thần kỳ mà em thích (còn bạn muốn làm sao làm nhé)
Câu 1: Các tính từ:
a. bé; oai.
b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
Câu 2:
Tính từ chỉ tính tình: nóng nảy, nết na, thuỳ mị, ...
Tính từ chỉ âm thanh: nhẹ, êm đềm, vang, chói, ...
Tính từ bộc lộ sự đánh giá: xấu, đẹp, ác, hiền, ...
Tính từ chỉ sắc thái: tươi tắn, ủ rũ, hớn hở, ...
- Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,...
Câu 3:
- Tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, ...
- Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng, ...
- So với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn. Ví dụ các cụm từ: Bông hoa tím; Cô bé ngoan ngoãn. Để các cụm này thành câu, phải có thêm các từ khác nữa, chẳng hạn: Bông hoa tím rất đẹp; Cô bé này rất ngoan ngoãn.
- Tính từ, động từ đều có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.
II. Các loại tình từ
Câu 1:
Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: bé, oai
Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
Câu 2:
Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối.
Bé, oai là tính từ chỉ đặc điểm tương đối, còn vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
III. Cụm tính từ
Câu 1:
Câu 2:
- phụ trước: rất, vô cùng, khá ...
- phụ sau: như ...,
- ý nghĩa: chính là ghi nhớ SGK Ngữ văn lớp 6 trang 155
IV. Luyện tập
Câu 1: Các cụm tính từ:
a. sun sun như con đỉa
b. chần chẫn như cái đòn càn
c. bè bè như cái quạt thóc
d. sừng sững như cái cột đình
đ. tun tủn như cái chổi sể cùn
Câu 2:
Các phụ ngữ của các cụm tính từ ở trên đều bổ sung ý nghĩa cho so sánh chứ không phải nhằm mục đích làm rõ sự vật.
Các vật được đưa ra so sánh con đỉa, cái đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổ sể cùn đều là những sự vật tầm thường, nhỏ bé không tương xứng với tầm vóc to lớn của con voi
Điều đó thể hiện sự hiểu biết nông cạn, hạn hẹp, phiến diện của các ông thầy bói.
Câu 3:
Những động từ và tính từ được dùng qua năm lần, theo mức độ tăng tiến: từ gợn sóng đến nổi sóng.
Hình ảnh của con sóng mỗi lúc một thay đổi: êm ả → nổi sóng → nổi sóng dữ dội → nổi sóng mù mịt → nổi sóng ầm ầm.
ý nghĩa biểu tượng: Sóng là thái độ giận dữ của biển khơi càng tăng trước thái độ tham lam ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão.
Câu 4:
Ở phần (a) là sự thay đổi các tính từ: sứt mẻ → mới → sứt mẻ.
Ở phần (b) là sự thay đổi các danh từ và tính từ: túp lều (nát) → ngôi nhà (đẹp) → lâu đài (to lớn) → cung điện (nguy nga) → túp lều (nát ngày xưa)
Hình ảnh đầu - cuối giống nhau kết cấu vòng tròn (từ không → có, rồi trở về → không)
Chúc bn học tốt
( Tham khảo nha bạn,cái này có đầy trên mạng mà!)
Soạn bài: Động từ
I. Đặc điểm của động từ
Câu 1: Các động từ:
a. đi, đến, ra, hỏi
b. lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề
Câu 2: Các động từ có đặc điểm giống nhau về nghĩa là: chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Câu 3:
Động từ có khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng ở phía trước để tạo thành cụm động từ.
Động từ thường làm vị ngữ trong câu. Khi làm chủ ngữ động từ thường đi kèm với từ "là" và chúng mất khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng.
Ví dụ: Viết là việc học sinh phải luyện tập thường xuyên.
II. Các loại động từ chính
Câu 1: Bảng phân loại:
Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sauĐộng từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì?đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời các câu hỏi Làm sao? Thế nào?dám, toan, địnhbuồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu
Câu 2: Có thể tìm thêm:
Động từ tình thái: Cần, nên, phải, có thể, không thể.
Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi làm gì?): Đánh, cho, biếu, nhà, suy nghĩ…
Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): Vỡ, bẻ, mòn, nhức nhối, bị, được
III. Luyện tập
Câu 1: Tìm và phân loại động từ trong truyện Lợn cưới, áo mới.
Động từ chỉ hoạt động: may, mặc, đem, đi, hỏi, chạy, giơ, bảo,...
Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi, ...
Động từ tình thái: đem, hay, ...
Câu 2:
Các động từ: có, đi, qua, khát, bèn, cúi, lấy, vục, quá, ...
Động từ đưa và cầm đều là động từ chỉ hành động nhưng đối lập nhau về nghĩa:đưa nghĩa là trao cái gì đó cho người khác; còn cầm là nhận, giữ cái gì đó của người khác.
Tính cách tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ rõ nét qua phản ứng của anh ta trước hai từ đưa và cầm. Anh nhà giàu chỉ quen cầm của người khác mà không quen đưa cho người khác, nên cả khi sắp chết đuối anh ta cũng không đưa, dù chỉ là đưa tay mình cho người ta cứu.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
https://vietjack.com/ngu-van-6/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh.jsp
bạn bấm vào đây xem nhé
âu 1 (trang 33 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng yêu cầu sính lễ
- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh
b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam
Câu 2 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Nhân vật Sơn Tinh: có phép lạ, vẫy tay về phía tây nổi núi đồi, rời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước
→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta
- Nhân vật Thủy Tinh: hô mưa gọi gió, làm rung chuyển trời đất
→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ.
Câu 3 (Trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa của truyện:
- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm
- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt.
HỌC TỐT nhớ k cho mình nha
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa. Mặc lão Miệng tha hồ ngạc nhiên, sửng sốt, sau khi thông báo cho lão Miêng biết, cả bọn kéo nhau ra về.
Một ngày, hai ngày, ba ngày... cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời. Không ai làm nổi việc gì nữa. Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi. Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên, bèn nói rõ phải trái, rủ cả bọn đến xin lỗi lão Miệng và lại cho lão ăn như xưa. Ăn xong ai nấy đều khoẻ trở lại. Chúng hiểu rằng lão Miệng tuy thế nhưng cũng có công việc của lão, một công việc rất quan trọng, liên quan đến tính mạng của cả bọn.
Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa
Tham khảo ở đây nha
Soạn bài Cụm động từ - loigiaihay.com - Để học tốt tất cả các môn ...
Chúc bn hok tốt ^ ^
a) Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
Gợi ý:
Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra: đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi;cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra.
b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.
Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra. Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.
c) Với cụm động từ “đã đi nhiều nơi“, hãy:
- Đặt một câu có cụm từ này làm vị ngữ;
- Đặt một câu có cụm từ này làm chủ ngữ.
Ví dụ:
Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi. (cụm động từ làm vị ngữ, giống như động từ đây là chức vụ ngữ điển hình của cụm động từ).
Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên. (cụm động từ làm chủ ngữ; khi đảm nhiệm chức vụ này trong câu, cụm động từ không kèm theo phụ ngữ trước).
2. Cấu tạo của cụm động từ
a) Hãy đặt các cụm đã đi nhiều nơi, cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người vào mô hình cụm động từ sau đây:
Phụ ngữ trước
Trung tâm
Phụ ngữ sau
đã
đi
nhiều nơi
Cũng ra những câu đố oái oăm để
hỏi
mọi người
b) Cụm động từ được cấu tạo như thế nào?
Cụm động từ gồm động từ trung tâm và các từ ngữ phụ thuộc đứng trước, sau bổ sung ý nghĩa cho động từ trung tâm.
c) Các phụ ngữ trước và sau động từ bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trung tâm? Hãy kể ra các từ ngữ thường làm thành phần phụ cho động từ để tạo thành cụm động từ.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm các cụm động từ trong các câu sau:
a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
(Em bé thông minh)
b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
(Em bé thông minh)
Gợi ý: Xác định động từ trung tâm trước, sau đó mới xác định các từ ngữ phụ trước và sau. Các cụm động từ là: còn đang đùa nghịch ở sau nhà; yêu thương Mị Nương hết mực; muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng; đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
2. Đặt các cụm động từ vừa tìm được vào mô hình cấu tạo cụm động từ.
Lưu ý khi xác định động từ trung tâm của những cụm có nhiều động từ, chẳng hạn: đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. Trong trường hợp cụm động từ làm vị ngữ thì động từ nào là trung tâm của vị ngữ sẽ là động từ trung tâm của cụm động từ.
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
đànhtìm cách giữsứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
…
3. a) Xác định cụm động từ có phụ ngữ được in đậm sau:
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.
(Em bé thông minh)
Gợi ý: chưa, không là phụ ngữ trước của các động từ biết trả lời, biết đáp.
b) Việc sử dụng các phụ ngữ chưa, không trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các từ chưa và không. Cả hai từ này đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ: chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại, không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn. Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưanghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quan không biết trả lời thế nào.
4. Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.
Gợi ý: có thể viết câu văn sau.
Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.
- Cụm động từ chính trong câu văn trên là: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.