K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2019

trên hay dưới

16 tháng 1 2019

bạn lên vietjack hoặc loigiaihay nhé

1. Lập dàn ý cho bài sau:
a. Tự giới thiệu về bản thân:

 MB: 
–    Lời chào và lý do kể.
–    Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
TB: 
    –  Sở thích của em là hát, múa…
–    Sở đoảng: nấu ăn.
–    Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

KB: Lời kết khi giới thiệu xong.


b. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

MB:
–  Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
TB: 
–    Lý do thích bạn ấy?
–    Bạn ấy có những phẩm chất gì?
–    Ngoại hình của bạn như thế nào?
–    Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
KB:
–    Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

c. Kể về gia đình mình.

MB:
–    Gia đình ở đâu?
–    Gồm có mấy người?
TB:
–    Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
–    Tính cách của bố, ẹm?
–    Anh chị đang làm gì?
–    Công việc ra sao?
KB: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?


d. Kể về ngày hoạt động của mình?

MB:
Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
TB:
–    Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
–    Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
KB: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Ví dụ về một bài:
Giới thiệu về gia đình:
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.

14 tháng 10 2018

1. Tự giới thiệu về bản thân:

 Mở bài: 

– Lời chào và lý do kể.

– Em tên là ,,,học sinh lớp ...trường ..........., gia đình em có ..... người,

Thân bài: 

– Sở thích của em là hát, múa…

– Sở đoảng: nấu ăn.

– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.

2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

Mở bài:

– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?

– Lời chào và lý do kể.

Thân bài:

– Lý do thích bạn ấy?

– Bạn ấy có những phẩm chất gì?

– Ngoại hình của bạn như thế nào?

– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?

Kết bài:

– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

3. Kể về gia đình mình.

Mở bài:

– Gia đình ở đâu?

– Gồm có mấy người?

Thân bài:

– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?

– Tính cách của bố, ẹm?

– Anh chị đang làm gì?

– Công việc ra sao?

Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?

4. Kể về ngày hoạt động của mình?

Mở bài:

Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?

Thân bài:

– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.

– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?

Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?


 

28 tháng 12 2017

PHÓ TỪ

Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu:

(1) Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy mất nhiều công mà vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.

(Theo Em bé thông minh)

(2) Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

(Tô Hoài)

- Xác định các cụm từ có chứa những từ in đậm;

- Nhận xét về nghĩa của các từ in đậm trên. Chúng bổ sung ý nghĩa cho những từ nào, thuộc từ loại gì?

- Xếp các cụm từ có các từ in đậm vào bảng sau và nhận xét về vị trí của chúng trong cụm từ?

phụ trước

động từ, tính từ

trung tâm

phụ sau

Gợi ý:

- Các cụm từ: đã đi nhiều nơi , cũng ra những câu đố , vẫn chưa thấy có người nào , thật lỗi lạc; soi gương được, rất ưa nhìn, to ra, rất bướng;

- Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa cho các động từ và tính từ: đi, ra(những câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng;

- Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.

phụ trước

động từ, tính từ

trung tâm

phụ sau

đã

đi

nhiều nơi

cũng

ra

những câu đố

vẫn chưa

thấy

thật

lỗi lạc

soi

(gương) được

rất

ưa nhìn

to

ra

rất

bướng

2. Phân loại phó từ

a) Tìm các phó từ trong những câu dưới đây:

(1) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

(2) Em xin vái cả sáu tay. Anh đừng trêu vào … Anh phải sợ …

(Tô Hoài)

(3) [...] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

(Tô Hoài)

Gợi ý: Các phó từ: lắm (1); đừng, vào (2); không, đã, đang (3).

b) Các phó từ vừa tìm được nằm trong cụm từ nào, bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm ấy?

Gợi ý:

- Các cụm từ chứa phó từ: chóng lớn lắm; đừng trêu vào; không trông thấy; đã trông thấy; đang loay hoay;

- Xác định các từ trung tâm của cụm: lớn, trêu, trông thấy, loay hoay.

c) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong cụm rồi xếp chúng vào bảng phân loại sau:

Ý nghĩa bổ sungVị trí so với động từ, tính từ
Đứng trướcĐứng sau
Chỉ quan hệ thời gian  
Chỉ mức độ  
Chỉ sự tiếp diễn tương tự  
Chỉ sự phủ định  
Chỉ sự cầu khiến  
Chỉ kết quả và hướng  
Chỉ khả năng  

d) Điền các phó từ trong bảng ở mục 1 vào bảng phân loại trên.

Gợi ý: đã, đang – chỉ quan hệ thời gian; thật, rất, lắm – chỉ mức độ; cũng, vẫn – chỉ sự tiếp diễn tương tự;không, chưa – chỉ sự phủ định; đừng – chỉ sự cầu khiến; vào, ra – chỉ chỉ kết quả và hướng; được – chỉ khả năng.

đ) Dựa vào bảng phân loại trên, hãy cho biết những phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ mang nghĩa gì? Thực hiện yêu cầu này đối với các phó từ đứng sau động từ, tính từ.

Gợi ý: Căn cứ vào vị trí của phó từ so với động từ, tính từ, người ta chia phó từ thành hai loại: đứng trước và đứng sau. Các phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Các phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. a) Trong các câu sau đây có những phó từ nào? Chúng nằm trong cụm từ nào?

(1) Thế là mùa xuân mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.

Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!

(Tô Hoài)

(2) Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc cho nhà vua trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.

(Em bé thông minh)

Gợi ý: Các cụm từ có phó từ: đã đến; không còn ngửi thấy; đã cởi bỏ hết; đều lấm tấm màu xanh;đương trổ lá lại sắp buông toả ra; cũng sắp có nụ; đã về; cũng sắp về; đã xâu được sợi chỉ.

b) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ trong những câu trên bổ sung cho động từ và tính từ.

Gợi ý:

- Xem gợi ý trong mục (I.2.d);

- Lưu ý thêm các phó từ:

+ không còn: phủ định sự tiếp diễn tương tự (không: chỉ sự phủ định; còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự);

+ đều: chỉ sự tiếp diễn tương tự;

+ đương (đang), sắp: chỉ quan hệ thời gian;

+ cũng sắp: chỉ sự tiếp diễn tương tự trong tương lai gần (cũng: chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp: chỉ quan hệ thời gian – tương lai gần)

2. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.

Gợi ý: Chú ý đến diễn đạt, không gò ép khi sử dụng phó từ; xem lại bảng phân loại để nắm chắc nghĩa của từng loại phó từ.

Tham khảo đoạn văn và cách phân tích sau:

Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận chị Cốc bèn giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá, Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của Mèn.

- Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.

- Tác dụng của các phó từ:

+ Các từ vừa, ngay, đã, vẫn đang: chỉ quan hệ thời gian.

+ Cụm từ ở ngay phía cửa hang: chỉ hướng.

+ Các từ bất ngờ, quá: chỉ mức độ.

+ Từ không kịp: chỉ khả năng.

28 tháng 12 2017

bn hk đến đó rồi hả!!!,mk chưa hk

22 tháng 10 2017

Soạn bài: Danh từ

I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

  • Danh từ chỉ người như: vua.

  • Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó

Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

  • Làng em có mái đình cổ kính.

  • Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

  • Con cóc là cậu ông trời.

  • Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

  • Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2:

  • Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

  • Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

  • Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3:

  • Câu (1) đúng, câu (2) sai.

  • Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Luyện tập

Câu 1:

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...

Đặt câu:

  • Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

  • Sách là người bạn của con người.

  • Mẹ mua cho em một cây bút mới.

  • Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2:

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... ( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3:

  • Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...

  • Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...

- Đặt câu:

  • Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

  • Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 5:

  • Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...

  • Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...

22 tháng 10 2017

Soạn bài: Danh từ

I. Đặc điểm của danh từ

Câu 1: Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.

Câu 2: Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ "ba"(một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ "ấy"(phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).

Câu 3: Các danh từ khác trong câu đã dẫn:

-Danh từ chỉ người như: vua.

-Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo nếp, trâu.

Câu 4: Danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,… Ở đây, danh từ là để gọi tên hoặc nêu lên tính chất về sự vật và sự việc đó

Câu 5: Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.

-Làng em có mái đình cổ kính.

-Mẹ phải bán đi ba thúng thóc mới đủ tiền mua sách vở cho em.

- Con cóc là cậu ông trời.

- Gạo nếp dùng để gói bánh chưng.

 - Trên đồng ruộng, con trâu đang đi cày.

II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Câu 1: Nghĩa của các danh từ in đậm là chỉ đơn vị, nên tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Câu 2:

- Thay ba con trâu bằng ba chú trâu, một viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.

- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạo, sáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.

- Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểuthúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.

Câu 3:

- Câu (1) đúng, câu (2) sai.

- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Đã là tạ thì dĩ nhiên là nặng. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.

III. Luyện tập

Câu 1:

Một số danh từ chỉ sự vật mà em biết: xe máy, sách, bút, bàn học,...

Đặt câu:

- Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam

- Sách là người bạn của con người.

- Mẹ mua cho em một cây bút mới.

- Bàn học của em luôn luôn ngăn nắp.

Câu 2:

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,...( Bé An đang chơi với bà ngoại ở trong nhà.)

- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... ( Chiếc thuyền chao đảo vì sóng lớn.)

Câu 3:

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,...

- Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Bầy, nhúm, khoảnh, rổ, bó, ...

- Đặt câu:

- Hà Nội cách Nam Định khoảng 90 ki-lô-mét.

- Từng bó lúa đã được xếp cẩn thận để chuyển về nhà.

Câu 5:

 - Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức, các, ...

- Các danh từ chỉ sự vật: cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông, hình vẽ, ...

2 tháng 10 2016

1.Lập dàn bài cho đề văn:

   a, Tự giới thiệu bản thân:                           

       Mở bài:

       -Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.

       -Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...

       -Cảm xúc:  Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.

      Thân bài:

       -Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)

       -Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.

        +Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.

        +Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.

        +Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).

        +Và người thứ 4 chính là mình.

       -Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.

        +Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát

        +Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những                   chiếc găng tay xinh xắn.

        +(Bạn có thể thay thế phần này).

       -Sở thích và nguyện vọng:

        +Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe               nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo                 khó).

      Kết bài:

       -Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành           cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

                                                                            THE END             

25 tháng 8 2017

Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a. Mở bài:

- Bạn ấy tên là gì ?

- Quê quan địa chỉ ở đâu ?

- Lời chào và lý do kể

b. Thân bài:

- Lý do thích chơi với bạn ấy ?

- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?

- Ngoại hình của bạn như thế nào ?

- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?

- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?

c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn

14 tháng 3 2016

5. Hàng vạn con chim háo hức ăn mồi như hối hả hưởng cái hạnh phúc hiếm có ở cửa bể này. Tiếng chim náo động từ bình minh đến hoàng hôn, từ hoàng hôn đến tinh mơ. Thời gian trôi qua đảo trong rộn rã nhạc chim. Chúng hót lên vô tư. Chúng gọi nhau đi chơi. Chúng tranh mồi, doạ nạt, kêu cứu. Tiếng chim át cả tiếng sóng biển, át cả tiếng gió.

tick cho mk nha vui

 
11 tháng 12 2021

oạn bài Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ - Cánh diều

Bố cục

Xem thêm Bố cục Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Nội dung chính

Xem thêm Nội dung chính Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

1. Chuẩn bị

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Khi đọc văn bản nghị luận các em cần chú ý

+ Văn bản biết về vấn đề gì?

+ Ở văn bản này, người viết định thuyết phục điều gì?

+ Để thuyết phục người viết đã nêu ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?

Trả lời:

Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

- Ở văn bản này người viết muốn thuyết phục người đọc rằng Nguyên Hồng là một nhà văn của những người nhân dân cực khổ lầm than.

- Để thuyết phục người đọc người viết đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng sau:

+ Nguyên Hồng là người khóc rất nhiều à đây là con người nhạy cảm, dễ xúc động.

+ Nguyên nhân do khóc nhiều, nhạy cảm, dễ xúc động là do thiếu tình cảm gia đình từ nhỏ. Được tác giả chứng minh qua các dẫn chứng cụ thể, cha mất năm 12 tuổi, mẹ đẻ bị gia đình chồng khinh miệt, ruồng bỏ nên lấy chồng mới lại hay đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống với bà cô cay nghiệt

- Nguyên Hồng là một nhà văn đậm chất dân nghèo, dân lao động. Được tác giả chứng minh qua tuổi thơ phải tiếp xúc cùng những hạng người thấp kém nhất trong xã hội. Đến năm 16 tuổi thì nhập hẳn vào cuộc sống đó được thể hiện cụ thể qua ngoại hình và cung cách sinh hoạt.

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ, tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.

Trả lời:

Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh

1. Cuộc đời

- Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.

- Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.

- Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.

- Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt –Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.

2. Sự nghiệp

- Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

- Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.

- Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

3. Những tác phẩm tiêu biểu

- Ông viết rất nhiều và nổi bật về cả chất lượng và số lượng là các sáng tác về nghiên cứu và phê bình văn học.

- Một số tác phẩm nổi bật như: Mấy vấn đề phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chí Minh (1987)/ Văn học Việt Nam 1945–1975, 2 tập (chủ biên, 1988–1990)/ Nguyên Hồng, con người và sự nghiệp (1988)/ Chân dung văn học, tập I (1990)/ Văn và dạy học văn (1993)

2. Đọc hiểu

a. Trong khi đọc

Câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.

Trả lời:

Ý chính của phần (1) nhằm nói đến việc Nguyên Hồng là một nhà văn rất nhạy cảm và dễ xúc động trong tất cả mọi sự việc đã xảy ra trong cuộc sống.

Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lí lẽ, bằng chứng.

Trả lời:

- Trong phần (2) tác giả tập trung phân tích tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình.

Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?

Trả lời:

- Những câu văn đó đã nói lên những thiếu thốn, bất hạnh của tuổi thơ Nguyên Hồng

Câu hỏi trang 74 SGK Ngữ Văn 1: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?

Trả lời:

- Đoạn này nói đến cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội.

Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Điều làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng là ở hoàn cảnh sống của ông

Trả lời:

- Điều làm nên sự khác biệt ở các tác phẩm của Nguyên Hồng là “chất dân nghèo, chất lao động” ta không thể tìm thấy điều này ở những cây bút khác

Câu hỏi trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?

Trả lời:

- Câu nói của bà Nguyên Hồng như một dẫn chứng chân thật để nói về con người Nguyên Hồng một người nhân dân chân chất từ cách sinh hoạt, ăn mặc, nói năng và nó đi cả vào văn chương vào các sáng tác của ông.

b. Sau khi đọc

Câu 1 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?

Trả lời:

Văn bản viết về nhà văn Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ

- Nội dung của văn bản có liên quan chặt chẽ tới nhan đề, trong phần nội dung tác giả đã đưa ra những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ nhan đề “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ”

- Nếu đặt nhan đề khác cho văn bản em sẽ đặt là “Chất riêng khác trong văn chương Nguyên Hồng”

Câu 2 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;...)?

Trả lời:

Để thuyết phục người đọc rằng “Nguyên Hồng rất hay khóc” tác giả đã đưa ra những bằng chứng sau:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi

+ Khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước

+ Khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc...

+ Khóc khi kể lại những oan trái, đau khổ của những nhân vật là đứa con tinh thần do mình “hư cấu”

Câu 3 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng "rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?

Trả lời:

- Nội dung phần (2) là tuổi thơ cơ cực, bất hạnh khi thiếu đi tình cảm gia đình của Nguyên Hồng.

- Nội dung phần (3) là cuộc sống không chỉ cơ cực vì thiếu đi tình yêu thương gia đình mà còn thiếu thốn về cả vật chất. Nguyên Hồng phải sống cảnh lang bạt, đầu đường xó chợ, làm đủ nghề, tiếp xúc với đủ loại người trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm nên “chất dân nghèo, chất lao động” trong những sáng tác của ông

Câu 4 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

Trả lời:

- Qua văn bản trên đã giúp em hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn về cuộc đời về tuổi thơ của cậu bé Hồng, sự thiếu thốn tình cảm gia đình sâu sắc, khao khát được âu yếm vuốt ve trong vòng tay của mẹ.

- Đồng thời qua văn bản này em mới thấm thía những lời văn sinh động, chân thật mà rất sâu sắc được Nguyên Hồng viết ra ở đoạn trích Trong lòng mẹ

Câu 5 SGK trang 75 SGK Ngữ Văn 1: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.

Trả lời:

    Nguyên Hồng nhà văn đã để lại cho nền văn học dân tộc biết bao tác phẩm có giá trị: Những ngày thơ ấu, Bì vỏ, Bảy Hựu,...Nhưng ít ai biết rằng tác giả này phải trải qua cuộc đời với vô vàn thương tổn ngay khi còn thơ ấu. Cha mẹ lấy nhau do sự sắp đặt chứ không hề có tình yêu. Lên 12 tuổi cha mất, mẹ đi làm ăn xa, Nguyên Hồng phải ở với người cô cay nghiệt. Cảnh ngộ ấy đã ném nhà văn vào môi trường với những người khắc khổ, đầu đường xó chợ, ở dưới đáy của xã hội. Cũng từ đó những trang văn của ông “đậm đà chất dân nghèo, chất lao động” mà không thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Càng tìm hiểu về cuộc đời và con người ông chúng ta càng thấm thía hơn những trang văn mà ông viết.

11 tháng 3 2022

Đây hoc24 có giải rồi mà : https://hoc24.vn/ly-thuyet/doc-hai-loai-khac-biet-giong-mi-mun.74225

 

 

11 tháng 3 2022

Sao chép lại xong dán vô nhé hehe

5 tháng 10 2018

Bài 3 : 

a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động   

         túi xách => xách hàng 

         cái cuốc => cuốc đất

b) đang cân bánh => một cân bánh 

    đang bó lúa => một bó lúa 

    đang gói bánh => một cái bánh

    đang cuộn tranh => một cuộn tranh