K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 12 2018

I. Đặc điểm của tính từ

1. Các tính từ

a, bé, oai

b, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

2. Một số tính từ khác: đỏ gắt, mặn đốt, chát xít, cao cả, chần chẫn...

→ Tính từ này thường chỉ màu sắc, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

3. So sánh tính từ với động từ:

- Động từ thường có khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, cùng...

- Tính từ có hết hợp hạn chết hơn với các từ hãy, đừng, chớ

- So với tính từ khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.

- Cả tính từ và động từ đều có khả năng làm chủ ngữ trong câu.

II. Các loại tính từ

1. Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá...): bé, oai

- Những từ không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoa, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi

2. Giải thích:

- Các từ: bé, oai là những tính từ mang tính tương đối

- Các từ: vàng hoe, vàng lịm, vàng tươi, vàng ối đều là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

III. Cụm tính từ

1. Mô hình cụm tính từ

Phụ trước Trung tâm Phụ sau
Vốn đã rất Yên tĩnh
sáng vằng vằng ở trên không
Nhỏ lại

2. Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ: rất, vô cùng, vốn...

Phần phụ sau: lắm

7 tháng 12 2018

Đặc điểm của tính từ

Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Tính từ trong câu:

a. bé, oai.

b. vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

Câu 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Một số tính từ khác: nóng nảy, nết na, thùy mị, nhẹ, êm đềm, vang, chói, xấu, đẹp, ác, tươi tắn,...

- Ý nghĩa khái quát: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Câu 3 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): So sánh động từ với tính từ:

- Khả năng kết hợp: tính từ có thể kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,... nhưng khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế. Còn động từ có thể kết hợp với các từ đã nêu.

- Tính từ có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu, còn động từ thường chỉ có thể làm vị ngữ.

Các loại tính từ

Câu 1 + 2 (trang 154 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Các từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ rất, hơi, quá… như bé, oai.

- Các từ vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ.

→ Vì bé, oai là các tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Còn vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi là tính từ tuyệt đối.

Cụm tính từ

Phần trướcTrung tâmPhần sau

vốn đã rất yên tĩnh
nhỏ lại
sáng vằng vặc ở trên không

Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Từ ngữ có thể làm phụ trước: quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ,...), sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng,...), mức độ (rất, lắm, quá,...), khẳng định hay phủ định.

- Từ ngữ có thể làm phụ sau: biểu thị vị trí (này, kia, nọ, ấy,...), sự so sánh (như...), mức độ (lắm, quá,...), phạm vi hay nguyên nhân...

25 tháng 11 2016
1. Cụm động từ là gì?
a) Các từ ngữ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.
(Em bé thông minh)
Gợi ý:
Các từ ngữ in đậm là phụ ngữ của các động từ đi, ra: đã, nhiều nơi bổ sung ý nghĩa cho động từ đi; cũng, những câu đố oái oăm để hỏi mọi người bổ sung ý nghĩa cho động từ ra.
b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng.
Lược bỏ các phụ ngữ, câu trên sẽ thành: Viên quan đi, đến đâu cũng ra. Với hình thức câu như thế, người đọc sẽ không thể hiểu được nội dung ý nghĩa mà người kể muốn biểu đạt. Như vậy, các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ có một vai trò quan trọng, giúp biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa.
c) Với cụm động từ "đã đi nhiều nơi", hãy:
- Đặt một câu có cụm từ này làm vị ngữ;
- Đặt một câu có cụm từ này làm chủ ngữ.
Ví dụ:
Hồi còn trẻ, ông nội tôi đã đi nhiều nơi. (cụm động từ làm vị ngữ, giống như động từ đây là chức vụ ngữ điển hình của cụm động từ).
Đi nhiều nơi là đặc điểm của nghề phóng viên. (cụm động từ làm chủ ngữ; khi đảm nhiệm chức vụ này trong câu, cụm động từ không kèm theo phụ ngữ trước).
1. Tìm các cụm động từ trong các câu sau:
a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
(Em bé thông minh)
b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
(Em bé thông minh)
Gợi ý: Xác định động từ trung tâm trước, sau đó mới xác định các từ ngữ phụ trước và sau. Các cụm động từ là: còn đang đùa nghịch ở sau nhà; yêu thương Mị Nương hết mực;muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng; đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
3. a) Xác định cụm động từ có phụ ngữ được in đậm sau:
Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan [...]. Viên quan nghe cậu bé hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công.
(Em bé thông minh)
Gợi ý: chưa, không là phụ ngữ trước của các động từ biết trả lời, biết đáp.
b) Việc sử dụng các phụ ngữ chưa, không trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
Gợi ý: Tra từ điển để biết nghĩa của các từ chưakhông. Cả hai từ này đều mang nghĩa phủ định, chỉ khác nhau về mức độ: chưa có ý nghĩa phủ định điều gì đó tính đến thời điểm hiện tại, không hàm nghĩa phủ định hoàn toàn. Hai từ này có tác dụng tô đậm sự thông minh, nhanh trí của em bé: cha còn chưa nghĩ ra thì em đã đáp khiến viên quankhông biết trả lời thế nào.
4. Viết một câu trình bày ý nghĩa của truyện Treo biển. Chỉ ra các cụm động từ có trong đoạn văn đó.
Gợi ý: có thể viết câu văn sau.
Treo biển mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến của bên ngoài.
 
- Cụm động từ chính trong câu văn trên là: mang ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng. Trong đó phê phán là động từ trung tâm.
24 tháng 11 2016

bài này dài lắm bn ạ soạn mệt lắm

2 tháng 1 2021

1 cụm tính từ: nhanh như cắt.

1 cụm danh từ: nâng gươm về phía rùa vàng

13 tháng 12 2019

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả.

 

15 tháng 12 2019

Sai r bn chép ở trên mạng đọc kĩ đề đi bạn hiền

27 tháng 11 2017

Cậu ấy đang buồn thối ruột nên đừng có đụng đến cậu ta nữa

27 tháng 11 2017

Bông hoa nhài rất đẹp

16 tháng 11 2017

I. VỀ THỂ LOẠI

(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn. Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo. - Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. – Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. 3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt: Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh. 2. Lời kể: - Đoạn 1 và đoạn 3: Giọng kể chậm; - Đoạn 2: Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. 3. Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nó là một giải pháp phòng chống lũ lụt hữu hiệu rút ra từ kinh nghiệm ngàn đời của dân tộc chúng ta. Vì thế, mỗi chúng ta rất nên hưởng ứng và tán thành chủ trương đúng đắn này. 4*. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng? Gợi ý: Có thể kể các truyện sau: Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Vua Hùng đi săn, Chử Đồng Tử, Người anh hùng làng Gióng,...
16 tháng 11 2017

Tóm tắt

Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường là Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh, nhưng đều thất bại.

Câu 1: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn.

- Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể.

- Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng.

- Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh.

Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương thứ mười tám trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có 4 nhân vật là vua Hùng Vương, Mị Nương và hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"..

- Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời".

Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật:

- Sơn Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.

- Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

Câu 3:

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

Một viên quan, một hôm, một cánh đồng, hai cha con, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, một tai họa, hai con trâu, hai trúng gạo nếp, một bữa, một trâu, một thúng gạo, hai cha con, một lần nữa, một con chim sẻ, ba cổ thức ăn, một cái kim may, một con dao, hai cha con, một cái vỏ ốc vặn.

 _Hok tốt_

29 tháng 11 2019

day la CDT ma ban