Hình thức ngôn ngữ
|
Có
|
Không
|
Ngôn ngữ tự sự
|
X
|
|
Ngôn ngữ miêu tả
|
X
|
|
Ngôn ngữ biểu cảm
|
X
|
|
Ngôn ngữ người kể chuyện
|
X
|
|
Ngôn ngữ nhân vật
|
X
|
|
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm
|
X
|
|
Ngôn ngữ đối thoại
|
X
|
|
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
1. Thể loại
Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.
Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,... truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết "thừa" (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được "nén" chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.
2. Tác giả
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. TrongSống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
- Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
2. Theo định nghĩa về phép tương phản:
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
bn vào lý thuyết rùi ấn vào sống chết mặc bay người ta soạn rùi đó chích xác lắm
Câu 1:
Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
Phần 1 (từ đầu … khúc đê này hỏng mất): Cảnh người dân chống con đê sắp vỡ
Phần 2 (tiếp… điếu mày): Bọn quan lại vô trách nhiệm đánh tổ tôm bỏ mặc dân chúng trước cơn lũ
Phần 3 (còn lại) Đê vỡ nhân dân sa vào cảnh lầm than
Câu 2:
- Hai mặt tương phản trong truyện:
Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ
Trái ngược với cảnh bên ngoài thì trong đình: Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc bỏ mặc dân chúng
b, Cảnh người dân hộ đê: cẳng thẳng, nhốn nháo
+ Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử
+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên
⇒ Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực
Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn
+ Quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm
+ Cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
⇒ Quan lại tắc trách, tham lam
c, Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã
+ Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà
+ Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị
+ Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân báo đê vỡ
→ Sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại
d, Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:
+ Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, lòng lang dạ thú của bọn quan lại
+ Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ
+ Cảnh người dân thống khổ, cảnh quan sung sướng vì thắng ván bài
Câu 3:
Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:
- Cảnh hộ đê của dân: tăng cấp theo mức độ nguy cấp: mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá
- Cảnh quan lại nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ
- Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:
+ Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh
+ Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ
+ Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lí của quan được thể hiện rõ nét
c, Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.
+ Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.
→ Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú
Câu 4:
- Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt giai cấp thống trị tham lam, vô trách nhiệm mà tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê
- Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.
- Giá trị nghệ thuật: Truyện ngắn bằng chứ quốc ngữ, nhân vật bắt đầu có tính cách
+ Tác giả sử dụng thành biện pháp tương phản, tăng cấp nhằm trực tiếp phê phán bản chất xấu xa của bọn quan lại thú tính.
Soạn bài: Sống chết mặc bay
SỐNG CHẾT MẶC BAY
(Phạm Duy Tốn)
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại
Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.
Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,... truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết "thừa" (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được "nén" chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.
2. Tác giả
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
- Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
2. Theo định nghĩa về phép tương phản:
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Thể loại
Sống chết mặc bay được xếp vào thể loại truyện ngắn. Ở Việt Nam, khoảng đầu thế kỉ XX, khái niệm này còn khá mới mẻ. Thời trung đại cũng đã có truyện hoặc các tác phẩm có tính chất tự sự nhưng không có tác phẩm nào thể hiện được những đặc trưng cơ bản của thể loại này.
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.
Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,... truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết "thừa" (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được "nén" chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.
2. Tác giả
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. TrongSống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
- Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
2. Theo định nghĩa về phép tương phản:
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn".
2. Cách đọc
Trong một truyện ngắn, giọng điệu có ý nghĩa rất quan trọng đối với giá trị của tác phẩm. Với đặc trưng hàm súc, tác giả truyện ngắn tận dụng tối đa những lợi thế của giọng điệu để thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình, đồng thời khắc hoạ đời sống một cách sâu sắc. Từ giọng điệu của tác giả cho đến giọng điệu của các nhân vật, khi đọc cần chú ý thể hiện sinh động và chính xác. Cụ thể, trong truyện ngắn này có những nhân vật chủ yếu sau:
- Giọng người kể chuyện (về mặt nào đó có thể coi là giọng của tác giả): mỉa mai, châm biếm khi viết về nhân vật "quan lớn", xót thương khi miêu tả thảm cảnh mà dân chúng đang gặp phải.
- Giọng quan phụ mẫu: vừa hách dịch (khi sai bảo) vừa thờ ơ (khi nghe nói đến cảnh lũ lụt).
- Giọng nha lại, thầy đề: nịnh nọt, xun xoe,...
3. Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay:
Hình thức ngôn ngữ | Có | Không |
Ngôn ngữ tự sự | X |
|
Ngôn ngữ miêu tả | X |
|
Ngôn ngữ biểu cảm | X |
|
Ngôn ngữ người kể chuyện | X |
|
Ngôn ngữ nhân vật | X |
|
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm | X |
|
Ngôn ngữ đối thoại | X |
|
4.* Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể tháy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.
I. Tác giả - Tác phẩm
1. Tác giả
Phạm Duy Tốn ( 1883-1924), nguyên quán làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, Hà Tây nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Ông viết văn, làm báo và có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại
2. Tác phẩm
Bằng lời văn cụ thể, sinh động, băngg sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp, "Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thông trước cảnh " nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền
II. Trả lời câu hỏi
1. Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" có thể chia làm 3 đoạn :
- Đoạn 1 : Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân
- Đoạn 2 : Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê
- Đoạn 3 : Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu
2. Theo định nghĩa về phép tương phản :
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong "Sống chết mặc bay" : Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đe ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hêt, mặc dân sống chết khi vỡ đê.
b) Những người dân hộ đê : Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống , nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét : "tình cảnh trông thật thảm".
c) Viên quan đi hộ đe thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc thì quan lại ngồi chơi, có người hầu hạ. Quan gắt khi có người báo tin vỡ đê. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc do dân rơi vào cảnh đê vỡ.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê cờ bạc. Những người dân thì phải dầm mưa, gội gió nhọc nhằn, chống trọi với thiên nhiên.
3.
a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy cấp của khúc đê. Mưa mỗi lúc tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức mệt lả.
b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm của viên quan. Gã không cùng dân chống đỡ mà ngồi mát ăn bát vàng chơi cờ bạc. Lại còn quát tháo khi bị làm phiền, đòi bỏ tù người dân báo tin vỡ đê.
c) Sự kết hợp tương phản và tăng cấp đã tố cáo, phê phán hành động ham mề bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu chỉ ham đánh bài thì đó chỉ là một thói xấu trong sinh hoạt. Nhưng y đánh bài trong khi thi hành nhiệm vụ, liên quan đến tính mạng và tài sản của con người thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài mà sung sướng là lẽ thường tình nhưng y lại sung sướng đúng lúc bao người dân khổ sở thì đây là một hành động vô nhân tính. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
4 - Giá trị hiện thực của truyện "Sống chết mặc bay" là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò "cha mẹ" người dân nhưng chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ
- Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của quan lại
- Giá trị nghệ thuật : Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu ca, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và người dân.
c1
Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.
c2Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột.
Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm.
Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước
C1 )
-Nhan đề "Sống chết mặc bay" được tác giả Phạm Duy Tốn lấy trong câu ca dao "sống chết mặc bay " "tiền thầy bỏ túi"
-Nghĩa của câu "sống chết mặc bay" bay là sống hây chết thì kệ chúng mày , nhan đề này đã nói lên luôn sự vô trách nhiệm của bọn quan lại thối nát đương thời , đứng đàu là tên quan Phụ Mẫu
Gần một giờ đêm, trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to, khúc đê làng X có nguy cơ sẽ vỡ. Hàng trăm hàng nghìn người dân ra sức chống chọi với sức nước. Thế mà tại ngôi đình trên một khúc đê gần đó, quan phụ mẫu vẫn ung dung cùng các quan đánh bài. Có người báo đê vỡ, ngài vẫn thản nhiên quát mắng. Cuối cùng, khi quan ù ván bài thật to, cũng là lúc "khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn"
Gần một giờ đêm ,ở làng X phủ X ,trời mưa tầm tã nước sông NHỊ HÀ dâng lên rất cao .Xuất từ chiều đến giờ nhân dân mệt lử vì hộ đe ,trống lũ .Ở trong đình cao quan phụ mẫu vs đủ thứ tiện nghi sang trọng ,quý giá đang cùng kẻ dưới đánh tổ tôm ,không mảy may để ý đến chuyện đê sắp vỡ .Khi có người báo đê vỡ thì quan đỏ mặt tía tai ,quắt mắng và đuổi đi trg lúc quan sung sướng vì ù ván bài to thì vùng ấy nc trân lenh láng xoáy thành vực sâu , tình cảnh người dân trăm sầu ,nghìn thảm.
Nửa đêm, ở làng X thuộc phủ X, nước sông Nhị Hà ngày 1 dâng cao khiến khúc đê có nguy cơ vỡ. Trong lúc người dân đang cố giũ đê thì Quan phụ mẫu – kẻ được cử đi để giúp đan hộ đê lại đi chơi tổ tôm với đám nha lại trong đình. Hắn ung dung chơi bài cùng với bao kẻ hầu người hạ ngồi bên cạnh, lại còn mang biết bao đồ đạc quí hiếm để đi hộ đê. Y mải miết chơi tổ tôm đến mức không biết gì đến những tiếng kêu, tiếng tù và của dân phu và bao người dân ở ngoài đê. Ngay cả khi có người vào báo đê vỡ nhưng hắn lại mắng chửi rồi ung dung chơi bài tiếp. Cuối cùng, khi đê đã vỡ, người dân lâm vào cảnh muôn sầu nghìn thảm cũng là lúc quan phụ mẫu cười sung sướng, hả hê khi ù ván bài lớn.
*Giá trị nội dung
“Sống chết mặc bay” đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên
* Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo
- Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc
- Miêu tả nhân vật sắc nét
* Nội dung
- Tác phẩm làm tái hiện bức tranh hiện thực ;
+Về tình cảm của nhân dân trong nạn lụt được miêu tả với nhiều chi tiết chân thực , nói lên tình thế căng thẳng cấp bách đe dọa cuộc sống của người dân .
+ Sự lạnh lùng vô trách nhiệm của bnj quan lại trong đó đáng chú ý nhất là quan phụ mẫu
- Thể hiện sự đồng cảm , thương xót người dân trong thiên tai hoạn nạn do thiên tai , đồng thời lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh ngàn sâu muôn thảm của người dân .
* Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống tương phản - tăng cấp và kết thúc bất ngờ , ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn , rất sinh động .
- Lựa chọn ngôi kể khách quan .
- Lựa chọn ngôn ngữ kể , tả , khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
* Ý nghĩa
- Phê phán thói bàng quan vô trách nghiệm vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc ; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên .
Học tốt nhé
nhớ kết bạn với mk