Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 3 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ở phần thứ hai, tác giả tập trung nói về con người Sài Gòn với những điểm chung về cư dân, phong cách nổi bật với những nét độc đáo riêng:
+ Sài Gòn là nơi tụ hội của con người khắp bốn phương hòa hợp, không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn
+ Phong cách nổi bật của người Sài Gòn: tự nhiên, chân thành, cởi mở, táo bạo mà vẫn ý nhị
+ Tác giả khẳng định những nét đẹp của người Sài Gòn qua gần năm mươi năm thực tế hiểu biết
+ Tính cách của người Sài Gòn biểu hiện mạnh mẽ nhất trong đời sống hằng ngày, đặc biệt trải qua thử thách hoàn cảnh của lịch sử.
Vẻ đẹp của con người Sài Gòn được minh họa qua hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục, cử chỉ, dáng điệu ngây thơ, nhiệt tình, tươi vui.
Câu 4 (trang 173 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm tác giả đối với Sài Gòn:
- Tác giả khẳng định chắc chắn tình cảm của mình đối với Sài Gòn
- Niềm khao khát cháy bỏng của tác giả rằng các bạn trẻ yêu lấy Sài Gòn
→ Tình yêu với thành phố trẻ Sài Gòn tồn tại, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả mong muốn thế hệ trẻ yêu Sài Gòn như tình yêu mà tác giả dành cho thành phố này.
Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia thành 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp
+ Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng
+ Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa
+ Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị
+ Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ
Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác
+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân
+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội
+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên
→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao
Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:
+ Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non
+ Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen
- Sự trân trọng của tác giả:
+ Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất
+ Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.
→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.
⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội
Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc
+ Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời
+ Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ
+ Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác
→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị
~ học tốt ~
Câu 1 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài tùy bút nói về Cốm. Tác giả sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận
Phương thức chủ yếu là biểu cảm, bộc lộ cảm xúc của tác giả
Bài này chia thành 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… thuyền rồng): gợi nhớ cách làm và bán cốm
+ Phần 2 (tiếp… nhũn nhặn): Phát hiện và ca ngợi giá trị cốm gắn với phong tục của người dân tộc
+ Phần 3 (còn lại): nói về cách thưởng thức cốm, mua cốm một cách có văn hóa
Câu 2 (Trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả mở đầu bài viết về Cốm bằng những hình ảnh đẹp, cụ thể:
+ Hương thơm của lá sen, gợi nhắc mùi của thức quà thanh khiết
+ Miêu tả những bông lúa non, chứa đựng chất quý sạch của trời, nguyên liệu làm cốm
+ Cảm giác về hương thơm lá sen, màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị hoa cỏ
- Yếu tố tạo nên tính biểu cảm:
+ Hình ảnh đẹp, giàu sức gợi: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa, ngào ngạt hương thơm
+ Tạo ra trường liên tưởng đẹp, nên thơ với tấm lòng trân quý
+ Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng
Câu 3 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tác giả nhận xét tục lệ sêu tết của dân ta dùng hồng và cốm là rất phù hợp
+ Cốm là thức quý dâng lên cánh đồng
+ Đem cốm với hồng làm thành vật dùng trong lễ nghi thật có ý nghĩa
+ Sự hòa hợp và tương xứng ấy được phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị
+ Màu sắc quý giá, hài hòa, hương vị hòa hợp, nâng đỡ
Câu 4 (trang 162 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nhận xét của tác giả trong đoạn “ Cốm là thức quà riêng biệt… nội cỏ An Nam” tinh tế và chính xác
+ Cốm là thứ quà rất độc đáo, gần gũi, gắn bó với cuộc đời làm nông của người dân
+ Nó là lễ phẩm cánh đồng dâng tặng con người với vị lúa, mọt thứ hương mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội
+ Cốm không còn là món quà vặt mà đã trở thành lễ phẩm dâng lên tổ tiên
→ Đoạn văn ngắn có tính khái quát cao
Câu 5 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị thể hiện:
+ Ăn cốm là sự thưởng thức, ngẫm nghĩ thì mới cảm nhận hết hương thơm, vị ngọt, sự tươi mát của lá non
+ Ăn thong thả, từng chút ít để cảm nhận hết vị ngon của cốm: vị thanh đạm của loài thảo mộc, mùi thơm ngát của sen
- Sự trân trọng của tác giả:
+ Thể hiện tấm lòng nâng niu, trân trọng của tác giả trước thức quà quý của trời đất
+ Tác giả tôn vinh, tự hào khi cốm là sự tiềm tàng nhẫn nại của thần lúa, và là lộc trời của sự khéo léo của con người.
→ Điều này thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm như nét đẹp văn hóa ẩm thực.
⇒ Niềm tự hào, hạnh phúc của tác giả về con người, hương vị đất trời Hà Nội
Câu 6 (trang 163 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Sự tinh tế của Thanh Lam thể hiện rõ việc miêu tả và bộc lộ cảm xúc
+ Khi hạt lúa hình thành làm nên hạt lúa non mang cái chất quý trong sạch của trời
+ Sự tinh tế còn thể hiện ở việc tác giả miêu tả, bộc lộ cảm xúc về sự hài hòa của hồng với cốm về màu sắc, hương vị được chọn làm vật phẩm dùng trong nghi lễ
+ Khi tác giả nói về cách thưởng thức cốm cho thấy khả năng phân tích cảm giác
→ Phải là người am hiểu, người tinh tế, nhạy cảm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị
Vừa qua, cô Hiệu trưởng đã nêu một chủ đề "Lớp học là nhà của em". Trong thời gian qua lớp học là nơi mà em yêu thích nhất. Lớp học cũng chính là nơi mà em được đến để học tập tiếp thu những kiến thức bổ ích. Vì vậy em luôn xem đó là ngôi nhà nhỏ. Lớp em là lớp 5/3. trường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lớp em nằm ở lầu ba của trường. Tuy lớp nhỏ nhưng được sắp xếp đồ đạc rất gọn gàng, ngăn nắp. Cửa ra vào được sơn màu kem, sáng sủa. Phòng của chúng em luôn thoáng mát nhờ trường trồng rất nhiều cây xanh. Trong lớp, những chậu hoa nhỏ xinh xắn được xếp ngay ngắn. Dãy bàn ghế ngay ngắn, thẳng tắp luôn sạch sẽ nhờ bàn tay của cô bảo mẫu lao chùi mỗi ngày. Trước mặt chúng em là bác bảng xanh to lớn. Bức ảnh Bác Hồ được treo ngay ngắn trên bức tường được quét sơn màu hồng nhạt. Lớp em rất đẹp mắt nhờ sự khéo léo của cô và các bạn đã trang trí làm lớp học trở nên sinh động hơn. Cô giáo em như người mẹ hiền thứ hai. Cô luôn dạy cho chúng em những kiến thức bổ ích. Cô giúp chúng em học tập tốt hơn và yêu kiến thức mà chúng em đã được học. Chúng em ở lớp luôn đoàn kết, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Chúng em luôn chia sẽ với nhau những niềm vui, nỗi buồn với nhau, giúp đỡ nhau học tập thật tốt. Các bạn như anh em ruột thịt của nhau. Lớp học như một ngôi nhà, một gia đình ấm áp. Vào ngày cuối tuần các bạn phân công nhau trực nhật để lớp của chúng em luôn sạch đẹp. Những buồn vui của bạn bè, kỷ niệm của tuổi học trò. Hình ảnh của lớp học là hình ảnh mà chúng em yêu quý nhất. Chúng em luôn giữ gìn lớp học sạch, đẹp. Những giờ học trên lớp, cô giáo luôn tạo cho chúng em những tiết học vui tươi sinh động, giúp cho chúng em hiểu bài hơn.
Em rất yêu lớp học của em. Hình ảnh lớp học sẽ in sâu vào kí ức tuổi học trò trong lòng của mỗi người. Dù mai này có rời xa mái trường, xa ngôi nhà nhỏ em vẫn sẽ luôn nhớ về nó.
Ai ai trong cuộc đời học sinh cũng có một người thầy hay một người cô giáo mà mình yêu mến, kính trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều cô dạy em và cô nào em cùng yêu mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
Cô Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học. Lương Thị Tuyết Mai là tên cô. Ôi! Cái tên mới đẹp làm sao! Cô có vóc dáng hơi mập nhưng khá cao. Em được biết cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình. Khuôn mặt cô hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cô dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với khuôn mặt hình trái xoan của cô. Cô có một đôi mắt rất đẹp, nổi bật trên khuôn mặt. Dưới đôi mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú làm sao! Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ hàm răng trắng tinh, đều tăm tẳp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp. Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
Cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với nghề; đi dạy đã gần hai mươi năm. Cô Mai rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt. Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn và cô không nhận một đồng nào từ phụ huynh. Cô còn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với chúng em. Không những vậy, cô còn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Bằng chứng là cô Mai đã đến tận nhà các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và chúng em rất cảm động trước tấm lòng yêu thương rộng lớn của cô đối với học sinh. Mẹ em bảo rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cô dạy học.”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cô Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em không hiểu chỗ nào là cô sãn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn khi được vào học lớp cô.
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẽ, cởi mở và cô luôn dìu dắt các đồng nghiệp trẻ. kính trọng các thầy cô lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng, gia đình cô chẳng khá giả gì. Chồng cô là thương binh luôn yếu ớt và bệnh tật. Cô còn có hai con nhỏ nên gia đình luôn gặp khó khăn nhưng cô lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em thấy cô thật đáng khâm phục. Hôm có kết quả thi cuối kì hai, cô đã thưởng cho các bạn cao điểm nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến người giáo viên dạy mình năm lớp Năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa thể về trường cũ thăm cô được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 không về thăm cô. Cô Mai là người em yêu mến, kính trọng vì cô là giáo viên hết sức thương yêu học sinh. Em luôn mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh yêu mến. Cô Mai ơi, một ngày nào đó em sẽ về thăm cô!
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người đều có những thầy cô giáo mà đi suốt cả cuộc đời có lẽ ta không bao giờ tìm thấy những người như họ. Họ là những người tận tâm tận tụy với nghề lúc nào cũng chỉ nghĩ đến những học sinh yêu quý của mình. Tôi cũng có một giáo viên chủ nhiệm như thế và có lẽ trong suốt cuộc đời tôi sẽ không thể nào quên được cô.
Đó là cô An, một cô giáo còn rất trẻ, cô dậy môn văn. Ngày đầu tiên khi cô vào dậy lớp tôi cô mặc một chiếc áo dài màu trắng, trông cô thật trẻ trung và năng động. Cô dành một tiết đầu tiên để làm quen với lớp và tự giới thiệu về bản thân mình. Ngay từ những tiết học đầu tiên, cô đã cho tôi một quan niệm hoàn toàn khác về môn văn. Môn văn đối với tôi từ trước cho đến nay là một môn cực kì khó nhưng mỗi lời cô giảng giải khiến tôi như được bước vào một thế giới khác, một thế giới mà tôi có thể thỏa sức tưởng tượng và cho tôi biết thêm về tình yêu thương về tình cảm về mọi mặt trong xã hội. Cô không hắt hủi hay chê bai những đứa học kém như tôi mà thậm chí cô còn luôn quan tâm chỉ bảo một cách tận tình.
Trước đây sinh hoạt có lẽ là giờ mà bọn tôi sợ nhất nhưng kể từ khi có cô thì nó không còn đáng sợ như vậy nữa, nó là giờ mà chúng tôi lại tiếp tục được giao lưu bên cạnh đó thì cô cũng khuyên những bạn còn học kém phải phấn đấu hơn. Nhiều lúc tôi đã từng nghĩ nếu như suốt đời học sinh của tôi được học văn cô được cô làm chủ nhiệm thì hay đến mấy và có lẽ đó cũng là hy vọng của tất cả đám học trò chúng tôi. Có lẽ điều làm tôi không thể nào quên được ở cô còn là một kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi. Đó là một lần thi cuối kì môn văn tôi được một con hai tròn trĩnh và cô yêu cầu tất cả lớp phải mang về cho bố mẹ kí vào. Điều này đối với tôi như một tiếng sét ngang tai bởi vì tôi đã hứa với ba mẹ là lần này điểm thi sẽ trên trung bình. Không thể để cho bố mẹ biết điều này được và trong đầu của một đứa trẻ non nót như tôi nảy lên một suy nghĩ sai trái.
Tôi quyết định đi lục lọi lại những quyển sổ mà bố tôi đã kí và học theo nét đó rồi kí lại. Tuy không được giống cho lắm nhưng tôi vẫn mạnh tay kí bừa ra sao thì ra. Hôm sau tôi vẫn nộp như bình thường và không thấy cô nói gì nên trong lòng tôi cảm thấy lâng lâng vui sướng. Tan trường tôi đang rảo bước thì bỗng nghe tiếng ai đó hỏi đằng sau “Khánh ơi đợi cô với”. Quay lại đằng sau thì ra đó là cô An. Thì ra cô đã biết đó không phải là chữ kí của ba tôi. Tôi không nói gì mà chỉ biết khóc òa lên vì sợ hãi. Cô ôm tôi vào lòng không một lời trách phạt. Cô nói sẽ không để chuyện này cho bố mẹ tôi biết với một điều kiện là trong kì thi cuối kì tôi phải đạt được điểm khá. Điều này đối với tôi thật khó nhưng vì sợ ba nên tôi đàng gật gù đồng ý.
Chẳng mấy chốc kì thi cuối kì đã gần tới tôi đang không biết xoay xở thế nào thì chiều hôm đó cô đến với một số tài liệu trên tay và cô nói sẽ kèm tôi học. Kì thi cuối kì đã tới và một tuần sau cô An thông báo điểm, tôi đã thực sự rất bất ngờ và không tin nổi vào mắt mình là một điểm chín đỏ chói. Tôi cảm ơn cô rất nhiều và từ đó trở đi tôi môn văn trở thành một môn mà tôi rất thích. Cô chính là người mẹ thứ hai của tôi và nếu không nói quá thì cô chính là người mang đến cho tôi một cuộc sống mới hoàn toàn khác. Cô không phải là người sang trọng hay quý phái gì mà cô rất gần giũ, giản dị như chính những đứa học sinh mà cô đang dậy vậy và chính điều đó đã khiến cho những đứa học sinh nghèo như chúng tôi cảm thấy yêu thương cô đến kì lạ. Cô cũng có một cuộc sống không mấy khấm khá gì khi còn phải nuôi một người em đang học đại học nhưng mỗi khi chúng tôi nghỉ phép cô luôn đến thăm động viên an ủi và luôn đem theo khi là hộp bánh khi là hộp sữa. Cô giáo tôi là như thế đấy chân thành và mộc mạc đến lạ thường.
Những bài học lời dăn dạy của cô tôi sẽ không bao giờ quên được. Hình ảnh cô và những lời nói ân cần cô chỉ bảo chúng tôi sẽ luôn khắc ghi trong tâm trí tôi.
Trong thơ văn ngàn đời, cảnh sắc thiên nhiên luôn là đề tài. Tuy cũ nhưng không bao giờ nhàm chán – đối với các thi nhân. Và ắt hẳn, mùa xuân cũng là một ví dụ điển hình như thế. Mùa xuân mang vẻ đẹp rất đỗi dịu dàng, khiến nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng phải thốt lên:
“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang.”
Mùa xuân là mùa bắt đầu của đất trời. Không còn cảnh giá buốt lạnh lẽo như mùa đông. Cũng không có những tia nắng chói chang nóng bức như mùa hè. Mùa xuân là một sự kết hợp hoàn hảo và hài hòa giữa các yếu tố: chút gió dìu dịu còn sót lại, chút nắng nhè nhẹ khẽ chiếu qua cành lá. Mùa xuân đến với một không khí trong lành và dễ chịu như thế!
Xuân chính là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc. Từng lộc non sau mùa đông buốt giá như được bừng tỉnh, khẽ mở mắt mà ngắm nhìn vạn vật xung quanh cũng dang dần thay đổi. Lộc non đã hé – những búp non cứ xanh mơn mởn như một cô gái xuân thì đang e ấp diễm lệ. Nào chỉ thay lá, cây cối còn được điểm tô bởi muôn vàn nụ hoa tươi thắm. Nào là hoa cúc, hoa lan, hoa lay ơn,…cứ đua nhau khoe sắc trước sắc xuân. Xuân ở miền Bắc đặc trưng bởi hoa đào hồng thắm, riêng miền Nam lại dịu dàng với sắc mai vàng tươi. Nhìn ngọn cây ngọn cỏ như tươi vui hơn trong cơn mưa phùn đầu năm, thấy thấp thoáng những nụ mai đang dần hé là đã biết, mùa xuân đang dần đến rồi!
Xuân về, chim muông khắp nơi cũng bay về tận hưởng thời khắc đẹp nhất của đất trời. Chim én bay liệng thành từng hàng báo hiệu mùa xuân đã đến. Chim sẻ, chim ri,…cứ hót líu lo tạo thành một khúc hợp xướng vô cùng rộn rã. Giữa những thay đổi của thiên nhiên vạn vật, con người như được tiếp thêm sinh khí để hòa vào niềm vui chung của đất trời. Người người nhộn nhịp sắm sửa, trang hoàng lại nhà cửa. Rồi cả gia đình cùng vây quần lại làm những món ăn truyền thống, cùng hồi hộp đón thời khác chuyển mình kì diệu giữa hai năm…Người lớn bận rộn, trẻ con háo hức,…nhưng tựu trung lại, ai ai cũng đều yêu quý mùa xuân. Bởi mùa xuân, cũng chính là mùa đoàn tụ!
Ai yêu cái đẹp không từng rung động trước mùa vẻ đẹp của xuân. Ai đi xa nhà không từng hồi hộp mỗi khi tết đến xuân về. Chỉ cần ngồi bên mâm cơm ngày đầu năm mới, những ưu tư, phiền muộn, những lo lắng, tủi hờn như cũng tiêu tan, nhường chỗ cho nhưng niềm vui hoan hỉ bên người thân, bè bạn. Không khí tươi vui của đất trời như đang lan truyền sang tâm khảm của con người, mang cho họ những cảm xúc thân tình, hạnh phúc.
Tôi rất yêu thích mùa xuân bởi những vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa mà nó mang lại. Còn bạn, bạn cũng yêu thích mùa xuân như tôi chứ?
~~ Học tốt nha ~~
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
k nhé
Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hạnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.
Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đày dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, này trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm.
Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.
Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho an hem tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.
Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui.
Cô giáo em nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.
I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ của mình.
Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.
II. Thân bài
1. Ngoại hình và tính tình người mẹ
a. Ngoại hình
– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi
– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.
– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.
– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.
– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.
b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ
– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.
– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.
– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.
– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.
2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ
– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.
– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.
3. Vai trò người mẹ với em
– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.
– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.
– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.
– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.
III. Kết bài
Tham khảo tại đây :
https://vietjack.com/soan-van-lop-7/mua-xuan-cua-toi.jsp
https://loigiaihay.com/soan-bai-mua-xuan-cua-toi-c34a11077.html
https://h7.net/ngu-van-7/soan-bai-mua-xuan-cua-toi-vu-bang-l2980.html
Câu 1 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài văn tả cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội
+ Nêu hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả:
+ Tác giả viết khi đang sinh sống xa quê hương, ở Sài Gòn trước 1975 trong sự kiểm soát của Mĩ Ngụy
+ Tình cảm nhớ thương da diết của người con xa quê hương miền Bắc
Câu 2 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:
+ Phần 1 (từ đầu… mê luyến mùa xuân): Những cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân
+ Phần 2 (tiếp… mở hội liên hoan): Những rung động, cảm nhận tinh tế về cảnh sắc, không khí mùa xuân ở Hà Nội, đất Bắc
+ Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
Mạch cảm xúc: đi từ quy luật tình cảm chung của con người tới những cảm nhận riêng về mùa xuân, cuối cùng là cảm nhận về tháng giêng, mạch cảm xúc được phát triển tự nhiên, logic
Câu 3 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội, mùa xuân đất trời:
+ Màu sắc đặc trưng: màu sông xanh, núi tím say mộng ước
+ Đường nét, hình khối: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào
+ Âm thanh đặc trưng: tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, tiếng hát của những cô gái huê tình
+ Hình ảnh con người:
+ Nghi lễ đón xuân: thắp nến trên bàn thờ Phật Thánh, bàn thờ tổ tiên
+ Gia đình: sum họp, đoàn viên, trên kính dưới nhường
+ Lòng người trong ngày xuân: thấy ấm áp, vui như mở hội
→ Những nét đẹp trong cuộc sống nghĩa tình của con người, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội
b, Tác giả nêu bật sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm, với những hình ảnh so sánh cụ thể: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”
+ Cảm nhận rõ rệt về cái rét: “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”
c, Ngôn ngữ của đoạn văn được chắt lọc tinh tế, kĩ càng. Hình ảnh so sánh cụ thể, mới lạ, cũng cách cảm, cách nghĩ sáng tạo, kết hợp với giọng điệu vừa sôi nổi, thiết tha gợi nhiều ấn tượng.
Câu 4 (trang 177 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Đoạn văn còn lại, tác giả đặc tả những điểm riêng biệt của trời đất, thiên nhiên, không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng
- Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong
+ Cỏ: không xanh mướt nhưng nức mùi thơm man mác
+ Mưa xuân: thay thế mưa phùn
+ Bầu trời: hiện lên những làn sáng hồng hồng
- Không gian sinh hoạt:
+ Bữa cơm: trở về sự giản dị thường ngày, thịt mỡ, dưa hành đã hết
+ Cánh màn điều treo trên bàn thờ treo ở bàn thờ ông bà ông vải đã được hạ xuống
+ Các trò vui ngày Tết: tạm kết thúc nhường chỗ cho cuộc sống thường nhật
→ Hoạt động của con người dần trở về nhịp thường nhật, cảnh vật có chút biến chuyển, thay đổi nhưng vẫn đẹp và say đắm lòng người bởi sự mới mẻ
Việc tái hiện cảnh sắc, không khí mùa xuân để khẳng định tình yêu, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng tác giả, làm sống dậy nhiều nỗi niềm trong tâm hồn tác giả bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm
Câu 5 (trang 178 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Nỗi nhớ da diết của con người xứ Bắc xa quê, tác giả đã thể hiện chân thực cảnh mùa xuân miền Bắc với những ấn tượng chân thật, êm đềm, ngọt ngào.
+ Những cảm nhận tha thiết, tinh tế chỉ có được ở những người yêu quê hương tha thiết
+ Cảnh mùa xuân trên đất Bắc là sự giao hòa trọn vẹn của trời đất, con người.