Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ
+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy
+ Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4
+ Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
2. Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
3. Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy….. Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.
Câu 1 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Trả lời:
- Câu thơ: mỗi cặp thơ gồm 1 câu 6 và 1 câu 8
- Gieo vần:
- Tiếng thứ 6 của dòng lục vần với tiếng thứ 6 của dòng bát
- Tiếng thứ 8 của dòng bát vần với tiếng thứ 6 của dòng tiếp theo
- Ngắt nhịp: hầu hết các câu thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 2/4/2, 4/4
- Thanh điệu:
- Các tiếng thứ 2, 4, 6 trong câu lục được gieo thanh B - T - B (bằng - trắc - bằng)
- Các tiếng thứ 2, 4, 6, 8 trong câu bát được gieo thanh B - T - B - B
Câu 2 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Trả lời:
Nhà văn rất yêu quê hương của mình, ông luôn mong nhớ da diết về những kỉ niệm tuổi ấu thơ, và khát khao trở về quê nhà.
Câu 3 trang 70 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
Trả lời:
Nét độc đáo của bài thơ là sử dụng:
- Thể thơ lục bát dân gian
- Điệp từ "có" để liệt kê những hình ảnh quê hương tươi đẹp trong hồi ức
- Các hình ảnh nhân hóa sự vật
- Các từ láy gợi hình
Với soạn bài Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện bài thơ đã thể hiện thái độ của nhân vật trữ tình đối với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt. Qua đó nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói bắt nạt – một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Thái độ đối với các bạn bắt nạt:
+ phê bình rất thẳng thắn, phủ định một cách dứt khoát, mạnh mẽ chuyện bắt nạt (Bắt nạt là xấu lắm; Bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt / Vì bắt nạt rất hôi!...)
+ nhưng vẫn cởi mở, thân thiện (trò chuyện, tâm tình với các bạn bắt nạt: Đừng bắt nạt, bạn ơi; những câu hỏi dí dỏm, hài hước: Sao không trêu mù tạt? ; Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hóp cho hay? …)
- Thái độ đối với các bạn bị bắt nạt:
+ gần gũi, tôn trọng, yêu mến (Những bạn nào nhút nhát/ Thì là giống thỏ non/ Trông đáng yêu đấy chứ.)
+ sẵn sàng bênh vực (Bạn nào bắt nạt bạn/ Cứ đưa bài thơ này/ Bảo nếu thích bắt nạt/ Thì đến gặp tớ ngay.)
Câu 2 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện: 8 lần.
- Tác dụng: Đây là biện pháp tu từ điệp ngữ. Việc lặp lại cụm từ “đừng bắt nạt” đã nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,…
Câu 3*. (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tổn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện.
- Những biểu hiện của tiếng cười: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Đối diện tử thách đi? , Sao không trêu mù tạt? , Tại sao không học hát/ Nhảy híp-hốp cho hay? Vì bắt nạt dễ lây, Vì bắt nạt rất hôi!...)
- Tác dụng: Không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.
Câu 4 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Lựa chọn cách xử lí tình huống phụ hợp. Cụ thể:
+ Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình?
+ Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?
+ Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó là hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt?
1. Nghĩa của từ
Câu 1. Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.
- biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
- giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
- công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….
Câu 2. Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.
- Giải nghĩa:
- đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
- kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
- cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định
- Đặt câu:
- Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
- Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
- Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.
2. Biện pháp tu từ
Câu 3. Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:
Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.
- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.
- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.
Câu 4. Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?
- “Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”
- “Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…
- “Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…”
=> Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa được gửi gắm qua những lời thoại. Đó là tình bạn phải được cảm nhận bằng trái tim, trách nhiệm với tình bạn của chính mình.
3. Từ ghép và từ láy
Câu 5. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.
Gợi ý:
Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.
II. Bài tập ôn luyện thêm
Câu 1. Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.
Gợi ý:
- cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
- tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
- du khách: những người đến tham quan, du lịch.
- triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.
Câu 2. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Ca dao)
Gợi ý:
- So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn chảy ra.
- Tác dụng: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang núi Thái Sơn, nước trong nguồn.
"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau.
Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.
Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.
Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.
Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.
Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.
Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.
# chikute #
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha", trong cuộc đời mỗi người ai cũng có những tình cảm thiêng liêng, sâu lặng, là ngọn nguồn tình cảm ấp áp, tiếp cho chúng ta thêm những nguồn sức mạnh để vượt qua những giông tố của cuộc sống, đó chính là tình cảm gia đình. Đối với em, người mà em yêu mến và kính trọng nhất chính là mẹ của em, mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên đời, và đối với em thì mẹ là người mẹ vĩ đại trong những người mẹ.
Được sinh ra trên đời là một niềm may mắn, bởi ta có cơ hội trải nghiệm những điều lí thú, được trải qua những phút giây hạnh phúc mặc dù cũng có những gian nan, thử thách. Và người cho ta cơ hội, đốt lên ngọn lửa yêu thương trong mỗi chúng ta, không ai khác đó chính là những người mẹ. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta thành người, nếu như nói làm mẹ là thiên chức thiêng liêng nhất của người mẹ thì chúng ta, những người con chính là những đứa trẻ may mắn nhất được sinh ra trong vòng tay che chở yêu thương của những người mẹ ấy.
Mẹ của em là một người mẹ dành cả cuộc đời hi sinh vì những đứa con thơ của mình, mẹ bỏ cả tuổi xuân để làm lụng, nuôi dưỡng các con thành người, nếu chỉ dùng lời thì cũng khó có thể nói lên hết được tình cảm bao la, sâu lặng của mẹ. Em nghe bà ngoại kể lại, khi xưa mẹ đã rất vất vả để sin ra em, trong quá trình mang thai mẹ bị ốm nghén rất dữ, khuôn mặt lúc nào cũng xanh xao, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, nhưng mẹ lại rất vui mừng vì sự hiện diện của em trong cuộc sống của mẹ, mẹ đã chấp nhận tất cả những đớn đau, những trận thai nghén để sinh em ra.
Rồi khi chín tháng mười ngày, mẹ trở dạ nhưng lại bị khó sinh, nằm trong bệnh viện hai ngày, bị nỗi đau đớn dày vò nhưng mẹ đã không hề kêu than hay có lấy một chút hối hận, đau đớn nhưng mẹ cũng chưa rơi một giọt nước mắt và giọt nước mắt của mẹ chỉ rơi khi em đã ra đời an toàn, mạnh khỏe. Em đã nghe ai đó nói rằng, ngày duy nhất mà bạn khóc mà mẹ cười, đó là ngày chúng ta sinh ra đời, vì vậy mà em luôn trân trọng sự sống mà mẹ đã ban cho em này.
Để nuôi dưỡng chúng em thành người thì đó còn là một quá trình gian nao hơn gấp bội, hồi còn nhỏ em rất hay ốm đau, bệnh tật, mẹ là người ngày đêm bên cạnh chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, chẳng ngại gian lao. Tình yêu vô bờ bến của mẹ làm em xúc động khi nhớ đến lời bài hát "Mẹ yêu": "Sinh con ra trong bao khó nhọc, mẹ yêu thương con tha thiết, mong cho con nên người, giấc no say…". Tình yêu của mẹ có lẽ chẳng có một thước đo nào có thể đo lường hết, cũng không một thứ văn chương nào dù cao thượng thuần túy nhất cũng chẳng thể diễn đạt thành lời.
Cuộc sống của gia đình em đã từng trải qua một giai đoạn rất khó khăn, đó là năm thiên tai xảy ra liên miên, mất mùa đói kém, bố em đi công tác xa ở miền trong, ở nhà chỉ có một mình mẹ vừa cáng đáng việc nhà cửa, ruộng vườn lại chăm lo đến cuộc sống của con cái. Mẹ em là một người mẹ có nghị lực vô cùng phi thường, nhìn bóng dáng mảnh mai của mẹ, khó ai có thể nghĩ mẹ lại mạnh mẽ, kiên cường như vậy. Cuộc sống luôn ẩn chứa những khó khăn, áp lực, chúng là cho mẹ mệt mỏi, lo âu nhưng trước mặt những đứa con thì mẹ luôn luôn mỉm cười mà ẩn giấu nỗi đau ấy vào sâu thẳm tâm hồn mình.
Dẫu có những khó khăn nhưng mẹ chưa bao giờ bỏ cuộc, mẹ luôn mạnh mẽ vươn lên và chiến thắng những thử thách đầy khó khăn ấy cảu cuộc sống. Với em mẹ là một người mẹ tuyệt vời nhất, cũng là một người mà em ngưỡng mộ, kính yêu nhất. Mẹ cũng là người mà em tin tưởng nhất, là động lực sống để em vượt qua những biến cố của cuộc sống. Trong học tập cũng như các quan hệ xã hội, đôi khi em cảm thấy mệt mỏi, bế tắc, nhiều khi tưởng chừng như không thể nà vượt qua, nhưng những lời động viên của mẹ, những lời khuyên đầy hữu ích của mẹ lại khiến cho em mạnh mẽ đối mặt, mạnh mẽ để giải quyết.
Mẹ là một người thân yêu mà em trân trọng và yêu quý nhất, mẹ cho em sự sống, tần tảo hi sinh cả cuộc đời để em có thể trưởng thành, mẹ cũng là nơi an toàn vô về mỗi khi em gặp những khó khăn trong cuộc sống. Công lao trời bể của mẹ dù có dùng cả cuộc đời cũng không thể báo đáp hết, bởi vậy mà em tự hứa với mình phải học tập thật tốt để trở thành một người con ngoan, một đứa con đáng tự hào của mẹ.
tk mình nhé.
Tham khảo:
* Sáng tác thơ:
"Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ:
- Về nội dung: Thể hiện được một cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị,... về cuộc sống.
-Về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình, gợi cảm.
+ Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hoá, So sánh, điệp từ, điệp ngữ,... để tạo
những liên tưởng độc đáo, thú vị.
+ Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ. Lục bát là thể thơ yêu cầu người viết tuân thủ quy định về số chữ, vần, nhịp, thanh điệu,... khá chặt chẽ.
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Chăn trâu đốt lửa
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
Nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc bâng khuâng về một buổi chăn trâu, đốt lửa trên cánh đồng chiều gió đông. Cảm xúc này được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, cắt cỏ, thả diều, nướng khoai, qua cách đếm cái vốn dĩ khó có thể đếm được như “gió đông", qua khoảnh khắc hoàng hôn đang đến,...
Tất cả hoà quyện vào nhau để cùng diễn tả thế giới cảm xúc của nhà thơ.
Nghệ thuật:
- Về vần, nhịp, thanh điệu: Bài thơ có bốn dòng, hai dòng lục (sáu tiếng) và hai dòng bát (tám tiếng). Tiếng thứ sáu của dòng lục thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng bát thứ nhất: “đồng - đông"; tiếng thứ tám của dòng bát thứ nhất hiện vần với tiếng thứ sáu của dòng lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai: "nhiều - diều - chiều". Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành bằng thanh trắc trong bài thơ.
- Ngôn ngữ:
+ Sử dụng từ ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi như "gió đông", "con diều", "mải mê" để vừa khắc hoạ bức tranh đồng quê thanh bình vừa thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
+ Từ ngữ hàm súc: chỉ dùng một từ “mải mê" mà lột tả được trạng thái của người thả diều, từ "tro" lột tả được màu sắc của buổi hoàng hôn.
- Sử dụng phép đối giữa "ít" và "nhiều", giữa cái hữu hình trụ rơm) và vô hình (gió đông), liên tưởng bất ngờ, độc đáo từ củ khoai nướng bị cháy đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian.
Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?
- Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.
Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:
Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.
Tiếng
Dòng
1
2
3
4
5
6
7
8
Lục
B
B
T
T
B
B
Bát
T
B
B
T
T
B
B
B
Lục
T
B
T
T
B
B
Bát
T
B
T
T
T
B
B
B
Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?
- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: “chăn trâu, thả diều, nướng khoai” đến những nét tiêu biểu như “gió đông” hay khoảnh khắc “hoàng hôn đến”.
- Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu cùng ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.
Câu 4 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?
Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.
Tất cả đã hoà quyện để cùng diễn tả cảm xúc của tác giả.
Câu 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì?
- Bài thơ có nét độc đáo trong nghệ thuật, tác giả sử dụng phép đối giữa ít-nhiều, “rạ rơm” (hữu hình) với “gió đông” (vô hình).
Đó còn là sự liên tưởng độc đáo: “củ khoai nướng bị cháy hồng rực” đến “cảnh hoàng hôn” bao trùm không gian rộng lớn.
Câu 6 (trang 75 sgk Ngữ văn 6 tập 1, Chân trời sáng tạo)
Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?
Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu:
+ Bài thơ lục bát phải có các câu lục và câu bát xen kẽ
+ Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.
* Hướng dẫn quy trình viết
Các em đọc kĩ trong SGK đã hướng dẫn cụ thể cho các em
Bước 1: Xác định đề tài
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
Bước 3: Làm thơ lục bát
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.
- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát.
- Về cách gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ
+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy
- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4
- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.
Câu 2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.
Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày.
Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.
Câu 3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.
Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê.
Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con “chuồn ớt” lơ ngơ, có “cây hồng trĩu” cành sai, có “con mắt lá” lim dim, có “con thuyền giấy”…..
Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.