Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nguyên nhân khiến Liên Xô không ngăn chặn được sự bùng nổ của chiến tranh thế giới lần 2 : Khi mâu thuẫn giữa 2 thế lực : phe Đồng Minh gồm các nước theo TBCN như Anh ,Mỹ...liên minh với Liên Xô chống lại thế lực CN Phát xít như Đức , Nhật đã lên tới "đỉnh điểm" rồi thì chỉ còn cách "giải quyết "bằng chiến tranh.
Tích cực: đưa nền kinh tế phát triển, chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc.
Tiêu cưc: gây ra chiến tranh, thiệt hại nhà cửa, đời sống nhân dân khốn khổ
(+) Anh
- Năm 1870 dẫn đầu.
- Năm 1913 xuống hạng 3 sau Mỹ và Đức do:
+ Công nghiệp Anh phát triển sớm , kỹ thuật lạc hậu .
+ Tư sản Anh đầu tư vào thuộc địa có lời ( có hệ thống thuộc địa rông nhất thế giới ,nguyên nhiên liệu , nhân công rẻ )
-Dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản thương mại và thuộc địa .
- Đầu thế kỷ XX công ty độc quyền về công nghiệp và tài chánh ra đời .
(+) Pháp
-Công nghiệp của Pháp phát triển chậm từ đang từ hạng nhì sau Anh , xuống hạng tư sau Mỹ, Đức, Anh do:
+Pháp phải bồi thường chiến phí cho Đức, và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức .
+Pháp nghèo tài nguyên,.
+Tư sản xuất khẩu tư bản ,phần lớn cho Thổ , Nga ,Cận Đông , Trung Âu , Mỹ la tinh vay lấy lãi ….đế quốc Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
- Các Công ty độc quyền ra đời trong điều kiện công nghiệp xuống hãng tư .
- Nông nghiệp vẫn lạc hậu do không được trang bị kỹ thuật mới
(+) Đức
- Công nghiệp Đức đứng đầu Châu Au , hạng nhì thế giới sau Mỹ do :
+Thị trường dân tộc thống nhất .
+Nhờ tiền bồi thường chiến tranh của Pháp .
+ Có nhiều than đá , biết ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
-Quá trình tập trung sản xuất và tư bản, hình thành công ty luyện kim, than đá chi phối nền kinh tế Đức .
- Các công ty độc quyền của Đức ra đời trong điều kiện : kinh tế Đức phát triển nhan h , đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai
thế giới sau Mỹ về công nghiệp.
(+) Mĩ
- Công nghiệp Mỹ từ vị trí thứ tư vươn lên đứng nhất thế giới do:
+Tài nguyên thiên nhiên phong phú .
+Thị trường trong nước mở rộng , thu hút nhân lực từ Châu Âu.
+Ưng dụng khoa học kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất .
+Lợi dụng vốn đầu tư từ Châu Âu .
+Đất nước hòa bình lâu dài .
- Các công ty độc quyền Mỹ hình thành khi kinh tế phát triển mạnh nhất trong các nước công nghiệp, vươn lên đứng nhất thế
giới , năm 1894 công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và bằng nửa các nước Tây Âu gộp lại .
- Công ty độc quyền khổng lồ xuất hiện :như vua dầu mỏ của Rốc phe lơ, vua thép Moóc gan ,vua xe hơi Hen ri Fo , họ đã lũng
đoạn trong nước và quốc tế về kinh tế và chính trị , nên Mỹ là xứ sở của các “Vua công nghiệp”
- Nông nghiệp với phương pháp canh tác hiện đại .
- Giống nhau :Nhật Bản và Trung Quốc đều có nguy cơ bị xâm lược và biến thành thuộc địa.
- Khác nhau: Nhật Bản đẫ tìm ra đường lối đúng đắn là đi theo chủ nghĩa tư sản. Nhờ cuộc Duy tân Minh Trị đã mở đường cải cách Nhật thành một nước tư sản đưa nước Nhật thoát khỏi nền phong kiến lạc hậu và nguy cơ bị biến thành thuộc địa.Còn Trung Quốc do chế đọ phong kiến mục nátvà sự hèn nhát của nhà Mãn Thanh dẫn đến mâu thuẫn dân tộc, dân chủ, gay gắt. Nhiều cuộc cách mạng xảy ra nhưng đèu thất bại cho đến khi cách mạng Tân Hợi diễn ra mới đem lại thành công bước đầucho chủ nghĩa tư bản phát triển
a) Giai đoạn từ tháng 9-1858 đến tháng 2-1861:
*Thái độ của triều đình:
- Xây thành luỹ, phòng tuyến tại Đà Nẵng và Gia Định, tăng lực lượng, thực hiện chiến thuật phòng thủ.
- Kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, chủ trương “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc.
- Quan quân triều đình đã phối hợp với nhân dân đánh Pháp.
* Thái độ của nhân dân:
Ngay từ đầu, nhân dân đã hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình phá nhà cửa, vườn tược, đào hào, cùng quân triều đình xây thành đắp luỹ, lập các đội dân binh hăng hái đánh Pháp.
b) Giai đoạn từ tháng 2-1861 đến ngày 5-6-1862:
*Thái độ của triều đình:
Phòng tuyến Chí Hoà bị vỡ, quân triều đình tan rã. Triều đình hoang mang dao động, số ít quan quân triều đình tiếp tục đánh Pháp, nhưng đa số lo sợ muốn "thủ để hoà", cuối cùng đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo vệ quyền thống trị .
* Thái độ của nhân dân:
Phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, thể hiện quyết tâm đánh Pháp đến cùng, nhiều căn cứ chống Pháp được xây dựng ở Gia Định, Gò Công, Đồng Tháp Mười,... chiêu mộ hàng nghìn nghĩa quân, hoạt động rất mạnh, đẩy quân Pháp vào thế bất lợi.
c) Giai đoạn từ tháng 6-1862 đến tháng 6-1867.
* Thái độ của triều đình:
- Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho Pháp.
- Triều đình bước đầu trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp thương thuyết chuộc ba tỉnh miền Đông nhưng thất bại.
- Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa nông dân mà lẽ ra phải chỉnh đốn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn kết nhân dân kháng chiến.
-Thái độ của nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.
* Thái độ của nhân dân:
- Từ phong trào ứng nghĩa chuyển thành phong trào tự động kháng chiến sôi nổi khắp sáu tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân kiên trì bám đất, bám dân, phản kháng quyết liệt trước bản Hiệp ước 1862, nổi bật nhất là hoạt động của nghĩa quân Trương Định.
- Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch, không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào "tị địa".
a. Thái độ của triều đình
- Đàn áp khởi nghĩa ở Trung, Bắc kì.
- Ngăn cản phong trào chống Pháp.
- Chủ trương điều đình chuộc đất
b.Pháp: - Lợi dụng sự nhu nhược của triều đình Nguyễn ->6/1867 chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây.
c. Cuộc chiến đấu của nhân dân:
- Nổ ra rất mạnh mẽ-> nêu cao tinh thần chống giặc.
- Hình thức đấu tranh bằng vũ khí văn học và đấu tranh vũ trang.
-Nhân dân căm phẫn, tự nổi dậy chống Pháp, bảo vệ chủ quyền dân tộc, gây cho địch nhiều thiệt hại, khó khăn <> Triều đình yếu đuối, bạc nhược, sợ dân hơn sợ giặc nên đã hòa hoãn, kí hiệp ước năm 1862 để bảo vệ quyền lợi dòng họ, đàn áp phong trào nhân dân.
=> Ngọn cờ kháng chiến về tay nhân dân không cần triều đình.